Bài viết của Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 12-06-2013] Nhiều luật sư nhân quyền đã đến “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” ở thành phố Tư Dương, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 13 tháng 05 năm 2013, nơi đây họ đã bị bắt giữ và nhiều người bị côn đồ đánh đập. Họ được thả sau khi bị giam 24 giờ. “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” này nổi tiếng vì giam cầm và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Theo các luật sư nhân quyền, nó là “hắc lao” lớn nhất ở tỉnh Tứ Xuyên.

Các luật sư giương một biểu ngữ để phản đối sự đánh đập và giam giữ phi pháp

Một trong số các luật sư nói: “Từ bên ngoài, ‘Trung tâm Giáo dục Pháp luật’ trông giống một biệt thự nghỉ dưỡng, nhưng thật ra, nó là một trung tâm tẩy não nổi tiếng và tội ác ở đó chất cao như núi.” Nó nằm bên trong Khu biệt thự hồ Nhị Nga ở thị trấn Anh Kiệt, quận Nhạn Giang, thành phố Tư Dương. Bên ngoài thường gọi là “Trung tâm tẩy não hồ Nhị Nga.”

Sau khi cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công bắt đầu, một lượng lớn những ‘Trung tâm Giáo dục Pháp luật,” “Tổ chức Giáo dục Pháp luật,” và “Cơ sở Giáo dục Pháp luật” này xuất hiện trên khắp Trung Quốc. Đọc tên của chúng, người ta có thể tưởng rằng những tổ chức này là các trung tâm giáo dục. Ngược lại, những trung tâm “giáo dục pháp luật” này được thành lập đặc biệt để tẩy não các học viên Pháp Luân Công và buộc họ từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Hơn mười năm qua, trang web Minh Huệ Net đã thu thập hàng nghìn trường hợp bức hại tàn bạo ở bên trong các cơ sở do chính phủ điều hành.

Vậy ai ở đằng sau những “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” này? Không ai khác ngoài Phòng 610, được Giang Trạch Dân thành lập sau khi ông ta quyết định thi hành đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 10 tháng 06 năm 1999. Người của Phòng 610 xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc, ở mọi cấp lãnh đạo Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng như cấp tỉnh, thành phố và các cấp khác. Mục đích chính của Phòng 610 là dùng hệ thống Pháp luật để đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Để che đậy cuộc đàn áp, ĐCSTQ ít khi đề cập đến vấn đề liên quan của Phòng 610 trong các tài liệu hay thông báo công khai của nó, nhưng chúng ta vẫn tìm thấy mối liên hệ giữa các trung tâm “giáo dục pháp luật” và Phòng 610.

“Trung tâm Giáo dục Pháp luật” thành phố Tư Dương (Trung tâm tẩy não hồ Nhị Nga)

Các luật sư chờ tại lối vào của trung tâm tẩy não

Hơn 200 học viên Pháp Luân Công đã bị giam ở “Trung tâm tẩy não hồ Nhị Nga” trong dịp Tết Nguyên đán 2013. Trung tâm tẩy não hồ Nhị Nga chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của ba học viên: ông Ngô Nghĩa Hoa, một bác sỹ gia đình qua đời ở tuổi 48; ông Lý Hoa Bân, một cư dân ở xã Tân Hà, thành phố Giản Dương, tỉnh Tứ Xuyên, qua đời ở độ tuổi 70; và bà Triệu Ngọc Hà, một công nhân ở Xưởng số 4 thuộc Nhà máy 431 của thành phố Tư Dương, tỉnh Tứ Xuyên, qua đời ở tuổi 42.

Trung tâm tẩy não hồ Nhị Nga từng được quảng cáo trên Đấu thầu trực tuyến Trung Quốc và được liệt kê là “sở hữu riêng” của Phòng 610.

“Trung tâm Giáo dục Pháp luật” của thành phố Thành Đô (Trung tâm tẩy não Tân Tân)

Trung tâm tẩy não Tân Tân

Trung tâm tẩy não Tân Tân nằm ở thôn Thái Loan, thị trấn Hoa Kiều, huyện Tân Tân, thành phố Thành Đô. Trung tâm tẩy não này nằm ở khu vực trước đây thuộc về Trung tâm Cai nghiện ma túy huyện Tân Tân. Gần 1000 học viên đã bị giam cầm và bức hại tàn bạo ở đó, và nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết. Trong số những người bị giết là bà Vương Minh Dung, nguyên y tá trưởng của Bệnh viện An Khang thuộc thành phố Thành Đô; ông Tạ Đức Thanh, một nhân viên nghỉ hưu của Viện thiết kế khảo sát và thăm dò thành phố Thành Đô; ông Lý Hiểu Văn, ông Lý Hiển Văn, bà Đặng Thục Phân, ông Lưu Sinh Nhạc, và nhiều học viên khác vẫn chưa biết tên.

Ông Tạ Đức Thanh, bị tra tấn đến chết tại Trung tâm tẩy não Tân Tân

Một quảng cáo tuyển dụng nhân viên chính phủ Thành Đô trên trang web của Cục bảo vệ môi trường Thành Đô đã liệt kê tất cả những vị trí tuyển dụng cho chính quyền thành phố vào năm 2012. Trong số đó, công việc số 387 cho thấy “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” thành phố Thành Đô đang tuyển dụng một vị trí quản lý cho “Ban Tổng hợp.” Quảng cáo liệt kê Phòng 610 là tổ chức có thẩm quyền của trung tâm này.

“Trung tâm Đào tạo Pháp luật” thành phố Thanh Châu

Chính quyền thành phố Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông đã bắt giữ nhiều học viên trong tháng 06 và tháng 07 năm 2008, tuyên bố rằng các vụ bắt giữ có liên quan đến “an ninh” của Thế Vận hội Olympic 2008. Hầu hết các học viên bị giam ở “Trung tâm Đào tạo Pháp luật thành phố Thanh Châu”, nằm bên trong sân của Đồn công an Qua Nhị Kiều. Người quản lý hiện thời của trung tâm là Đoạn Văn Trứ.

Trung tâm Đào tạo Pháp luật thành phố Thanh Châu là một trung tâm tẩy não tàn bạo

Trên trang web của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thanh Châu, nó liệt kê “Trung tâm Đào tạo Pháp luật” Thanh Châu như một cơ quan có nhiệm vụ chính là “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.

“Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật” thành phố Trường Sa (“Trung tâm tẩy não sông Lao Đao”)

“Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật” thành phố Trường Sa ở tỉnh Hồ Nam được biết là “Trung tâm tẩy não” sông Lao Đao. Nó nằm ở thôn Trung Lĩnh, thị trấn sông Lao Đao, quận Khai Phúc, thành phố Trường Sa. Ban đầu, chính quyền địa phương lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà dành cho người cao niên tại đó, nhưng vào năm 2002, Phòng 610 tỉnh Hồ Nam đã mua miếng đất này với một giá cao hơn nhiều để xây một trung tâm tẩy não các học viên.

Vào ngày 01 tháng 09 năm 2012, Văn phòng Chính trị và Pháp luật tỉnh Hồ Nam, Phòng 610 cũng như Cơ quan “chuyển hóa” tỉnh – “Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật” thành phố Trường Sa đã thi hành một chương trình tẩy não “luân phiên” trên toàn tỉnh. Nếu một học viên rời khỏi trung tâm, họ sẽ bắt giữ một học viên để lấp vào chỗ trống, do đó có thuật ngữ là “luân phiên.”

Từ đó, trung tâm này đã giam giữ gần 1.000 học viên ở tỉnh Hồ Nam. Bà Tương Mỹ Lan ở huyện Tân Điền, thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam, đã bị bắt vào ngày 07 tháng 09 năm 2012 và bị giam ở “Trung tâm tẩy não” sông Lao Đao. Đến cuối tháng 09 năm đó, bà đã ở trên bờ vực cái chết do bị tra tấn. Vào ngày 01 tháng 10, gia đình bà rốt cuộc được phép bảo lãnh bà ra ngoài và đưa bà đi cấp cứu. Bà đã qua đời vào ngày 02 tháng 10.

Trên trang web “Ngành công nghiệp Trung Quốc” có một lời giới thiệu rằng vai trò chính của “Trung tâm tẩy não sông Lao Đao” là “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.

Trên trang web “Thi công Hồ Nam” có một quảng cáo do Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật Trường Sa đăng để tuyển nhân viên làm việc cho trung tâm sau khi vượt qua bài kiểm tra. Quảng cáo nói rõ rằng Phòng 610 cấp thành phố sẽ tiến hành kiểm tra lý lịch của tất cả nhân viên nộp đơn xin việc vào trung tâm.

Trên thông báo “Cơ quan pháp nhân thường niên thành phố Trường Sa 2012”, Phòng 610 thành phố Trường Sa được liệt kê là nhà tài trợ chính của “Trung tâm Đào tạo” này.

“Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật” thành phố Lâm Nghi

Năm 2001, chính quyền thành phố Lâm Nghi đã quyết định hợp tác với Phòng 610 bỏ ra hơn 300.000 nhân dân tệ để xây dựng hai dãy nhà một tầng với 20 phòng trong khuôn viên Trường Công nghệ – Nước thành phố Lâm Nghi. Do đó “Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật” thành phố Lâm Nghi đã chính thức được thành lập để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Đồng thời, phó Phòng 610 thành phố Lâm Nghi, Tống Vĩ, đã đi “tham quan học hỏi” ở Bắc Kinh để học “kinh nghiệm đi đầu” trong bức hại và “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.

Trung tâm đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2002. Nhiều học viên ở Lâm Nghi đã bị bức hại ở đó. Bà Hám Tích Hương ở huyện Mông Âm bị tra tấn đến suy sụp tinh thần. Bác sỹ Trung y, bà Lưu Duyên Mai ở huyện Nghi Nam đã bị suy sụp tinh thần và không thể làm các công việc thường ngày sau khi bị tra tấn tàn bạo. Trung tâm tẩy não này được chọn là đơn vị hình mẫu cho toàn tỉnh. Người từ nhiều nơi khác đã đến Lâm Nghi để “học tập” các tội ác của họ.

Trung tâm tẩy não thành phố Lâm Nghi

Trên trang web “Đấu thầu Trung Quốc”, “Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật” thành phố Lâm Nghi có một quảng cáo thuê chủ thầu để đấu thầu dự án sửa chữa của họ. Thông báo này liệt kê Phòng 610 thành phố Lâm Nghi là “chủ sở hữu” của trung tâm.

“Học viện Giáo dục Pháp luật” tỉnh Hồ Bắc (Trung tâm tẩy não Bản Kiều)

“Học viện Giáo dục Pháp luật” tỉnh Hồ Bắc là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” tỉnh Hồ Bắc trước đây. Nó được thành lập vào tháng 01 năm 2002. Bên cạnh nó là Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Hồ Bắc, còn được biết đến là “Trung tâm tẩy não Bản Kiều.” Nằm bên hồ Dã Chỉ đẹp như tranh vẽ, “Học viện Giáo dục Pháp luật tỉnh Hồ Bắc” không giáo dục gì cả.

10 năm qua, hơn 50 phiên tẩy não đã được thực hiện trong trung tâm tẩy não này, và 1.200 học viên Pháp Luân Công đã bị giam ở đó. Trung tâm đã tra tấn tàn ác các học viên để ép họ “chuyển hóa,” và vì điều này, nó được Phòng 610 Trung ương ĐCSTQ công nhận là một “Mô hình tổ chức của Chuyển hóa và Giáo dục Quốc gia.” Nó cũng được công nhận bởi Phòng 610 Trung ương ĐCSTQ, Phòng 610 tỉnh Hồ Bắc, và Bộ Tư pháp.

Trang web của Bộ Tư pháp tỉnh Hồ Bắc đã có lời giới thiệu về “Học viện Giáo dục Pháp luật” Hồ Bắc, rằng nó chủ yếu báo cáo cho Phòng 610 tỉnh Hồ Bắc. Rõ ràng, cơ quan này là một ví dụ khác của “con sói đội lốt cừu” – một hắc lao cải trang thành một “cơ sở pháp lý”.

Tra tấn là một công cụ của bức hại

Bài viết “Ra khỏi Mã Tam Gia” (tựa đề đã được đổi thành “Khám phá Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh: Trói vào ghế cọp và giường chết” khi được đăng lại trên Internet), được một hãng truyền thông Trung Quốc đại lục công bố vào ngày 07 tháng 04 năm 2013 đã phơi bày sự đen tối của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Tuy nhiên, bài viết này không báo cáo về những tù nhân bị bức hại chính trong trại lao động này – các học viên Pháp Luân Công.

Để buộc các học viên từ bỏ niềm tin, ĐCSTQ đã thiết lập nhiều loại trung tâm tẩy não dưới tên gọi “Trung tâm Giáo dục Pháp luật”, nhưng mức độ xấu xa và tàn bạo trong những cơ sở này không thể so sánh với các trại lao động cưỡng bức của ĐCSTQ.

Trong những trung tâm tẩy não này, các học viên bị cấm ngủ trong thời gian dài, bị ép xem DVD và đọc sách phỉ báng Pháp Luân Công, và bị ép học các “nội quy” khác nhau mà vi phạm Hiến pháp Trung Quốc. Khi những lời dối trá và phỉ báng không “chuyển hóa” được các học viên, những “trợ lý viên” (người giúp đỡ lính canh bức hại và “chuyển hóa” học viên) đã tra tấn tàn bạo các học viên để ép họ từ bỏ Pháp Luân Công. Trang web Minh Huệ Net đã tổng kết những phương thức tẩy não phổ biến sau:

1. Nhục mạ các học viên; đe dọa những học viên không phục tùng bằng cách kéo dài thời hạn tù hay lao động cưỡng bức để bức hại thêm.

2. Viết những khẩu hiệu tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công trên mặt, tay, cánh tay và thân thể các học viên.

3. Những thành viên gia đình sống chung với học viên bị liên lụy và cuộc sống, công việc của họ bị đe dọa.

4. Những học viên kiên định bị hạn chế, giam cầm và cô lập; bị cấm rời khỏi phòng hay nói chuyện với bất kỳ ai; bị cấm dùng nhà vệ sinh bên ngoài phòng hay rời khỏi phòng miễn là họ từ chối từ bỏ niềm tin; bị ép đứng quay mặt vào tường hay ngồi trên những ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài; bị cấm ngủ.

5. Bị đầu độc bởi những lời dối trá, xuyên tạc và tuyên truyền khác nhau; bị ép xem video tự thiêu giả mạo, những hình ảnh và sách của các vụ giết người, tự sát, và các cảnh tượng hay trường hợp giả mạo hoàn toàn; bị ép viết Ba tuyên bố để từ bỏ Pháp Luân Công; bị ép chọn giữa cung cấp thông tin về các học viên khác hoặc bị tra tấn.

6. Theo dõi các học viên.

7. Buộc các học viên dẫm lên hình của vị sáng lập Pháp Luân Công để được đi vệ sinh hay đi ăn.

8. Các học viên bị ép phải chỉ trích bản thân và phải tuyên bố trong nước mắt rằng họ hối hận khi tu luyện Pháp Luân Công. Họ phải nói rằng họ đáng bị giam giữ, bị phạt tiền, bị tra tấn, và các sách và tài liệu về Pháp Luân Công nên bị tiêu hủy; những ai không hợp tác bị xem là “không chuyển hóa” và bị kết án tù lao động cưỡng bức.

9. Học viên tuyệt thực bị bức thực tàn bạo bằng cách chèn ống vào dạ dày của họ.

10. Các học viên bị ép phải hát những bài hát ca ngợi Giang Trạch Dân mỗi ngày.

11. Học viên bị ép phải tập thể dục và Thái Cực Quyền mỗi ngày, nhưng không được tập luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.

12. Học viên bị cấm ngủ trong thời gian dài, đồng thời các lính canh thay phiên nhau tra tấn họ suốt ngày đêm; học viên bị cấm nằm xuống hay nhắm mắt; lính canh kéo tai học viên, làm họ bị thương, cạy mắt, và kéo tóc họ. Một số học viên bị cấm ngủ suốt 13 ngày liên tục.

13. Những học viên bị ép “chuyển hóa” trái với mong muốn của họ phải giúp “chuyển hóa” các học viên khác; những người không hợp tác bị xem là “không chuyển hóa,” và do đó họ còn bị tra tấn hơn nữa.

Ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ là phá hủy niềm tin, tín ngưỡng và tâm hồn của nạn nhân, và sau đó là hủy hoại thể xác họ. Phòng 610 đang dùng cái gọi là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” để thực hiện mục tiêu nham hiểm này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/12/所谓“法制教育中心”的幕后犯罪黑手-275217.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/29/141734.html

Đăng ngày 16-01-2014; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share