[MINH HUỆ 16-11-2013] Chữ Tham trong tiếng Trung bao gồm hai phần: phần trên là chữ “Kim (bây giờ, trước mắt)” (今) và phần dưới là “Bối (đồ quý báu, vỏ sò)” (贝). Điều này thể hiện nội hàm sâu sắc của chữ này, đó là, cái đạt được của “tham” chỉ là một chút những gì ở trước mắt mà bản thân cảm thấy tốt, cái đạt được của “tham” cũng không được lâu dài.

Câu “nhân tâm bất túc xà thôn tượng (nhân tâm [thấy] không đủ giống như con rắn nuốt)” có hình dung tâm thái của chữ “tham” này, “kiến lợi vong nghĩa” nói rõ là “tham” và “nghĩa” đối lập nhau, từ ngữ “lợi lệnh trí hôn (hám lợi mất khôn)” đã chỉ rõ sự nguy hại của “tham”.

Những bài học từ lịch sử

Có vô số ví dụ về điều này trong lịch sử Trung Quốc. Vua Trụ, vị vua cuối cùng của triều Thương, đã dùng một lượng tiền lớn để xây những cung điện xa hoa, tìm kiếm thú vui và thỏa mãn dục vọng bản thân. Những việc này không chỉ khiến triều đình sụp đổ mà còn buộc ông ta phải tự tử.

Một ví dụ khác là Lý Tư, tể trướng triều Tần. Vì lợi ích cá nhân, ông ta đã sát hại Hàn Phi, một trí thức tài năng, cũng như Phù Tô, người kế thừa hoàng vị hợp pháp. Những việc làm xấu xa của Lý đã mang lại hậu quả thảm khốc cho đất nước nhưng lại không mang lợi ích gì cho ông ta cả. Lý đã bị hãm hại, bị xử tử và gia đình ông ta cũng bị giết.

Lòng tham khiến con người ích kỷ, và nếu tiếp tục sẽ khiến người ta đánh mất lương tâm và làm những việc sai trái. Điều này chính xác ở Trung Quốc ngày nay, nơi mà chế độ cộng sản kết hợp chế độ chuyên chế với tham nhũng.

Chủ nghĩa duy vật làm suy yếu xã hội

Ngày nay hối lộ phổ biến ở Trung Quốc đến nỗi các quan chức chính phủ khó mà sống nổi nếu không đưa hay nhận hối lộ. Thông qua vơ vét và hối lộ nhiều hơn, họ càng tiếp tục truy cầu lợi ích cá nhân. Không may là điều này cũng lan đến những tầng lớp khác trong xã hội, từ công an đến quản lý đô thị, y tế và giáo dục.

Là những công chức, công an và quản lý đô thị có nghĩa vụ phải phục vụ nhân dân. Nhưng khi các cơ quan này thay đổi trọng tâm vào việc tìm kiếm lợi nhuận, thì nó dẫn đến nhiều sự cố bất lợi và đôi khi là hậu quả tai hại. Ví dụ, có báo cáo rằng sau khi một nhân viên quản lý đô thị đánh đập một người bán hàng rong, người này đã trả thù và giết chết người nhân viên.

Dù phẫu thuật tim có mục đích là cứu người, các bác sĩ cũng có thể kiếm lợi nhuận cao vì chi phí lớn. Nhiều bác sĩ như vậy đã thực hiện những ca phẫu thuật không cần thiết để kiếm tiền. Nhưng hành vi của những bác sĩ vô đạo đức này cũng dẫn đến sự trả thù và các vấn đề xã hội khác. Thực tế, một số bi kịch đã được báo cáo rằng các bệnh nhân đã giết chết bác sĩ sau khi các vấn đề sức khỏe vẫn không được giải quyết.

Các quan chức hàng đầu tích lũy nhiều của cải

Trong khi người dân bình thường đang sống chật vật, các quan chức cấp cao lại tích lũy tài sản bằng nhiều cách khác nhau. Sự mất giá của đồng nhân dân tệ là một ví dụ. Mặc dù thu nhập trung bình của một gia đình ở Trung Quốc không bằng một phần mười của các nước phát triển, nhưng giá nhà cửa lại tương đương nhau. Do vậy đa số sự giàu có và lợi nhuận rơi vào tay những người có quyền chi phối hệ thống.

Sự tích tụ của cải này ở Trung Quốc thường đi kèm với việc tiêu lượng lớn tiền vào đồ xa xỉ và việc bại hoại đạo đức. Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường chính của thế giới về hàng hóa xa xỉ. Các quan chức cũng bị báo cáo là có quan hệ với nhiều người phụ nữ, có khi là hơn 100 người.

Hậu quả

Ngoài các vấn đề xã hội, chỉ chăm chăm theo đuổi tiền bạc cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến công nghiệp thực phẩm và môi trường. Không chỉ hàng hóa chất lượng kém và giả mạo tràn lan vì lợi nhuận, mà các thành phần độc hại cũng đang hủy hoại sức khỏe con người. Ví dụ, dầu thải từ cống rãnh được tái sử dụng để chế biến thực phẩm; các chất độc được thêm vào gạo, trứng, xúc xích để cho màu hấp dẫn hơn và kéo dài thời hạn sử dụng. Sự phá hoại môi trường thậm chí còn kinh khủng hơn với việc khan hiếm nước sạch và chất lượng không khí tồi tệ.

Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, người ta phải dùng đức để đổi lấy của cải vật chất. Vì thế, chỉ chăm chăm theo đuổi của cải sẽ không dẫn đến sự giàu có bền vững. Lấy của người khác thậm chí còn tệ hơn vì sẽ gây nên nhiều hậu quả mà người ta phải trả giá sau này.

Chính là chế độ cộng sản, thông qua tấn công và hủy hoại các giá trị truyền thống, đã làm biến dạng tư tưởng con người và khiến toàn xã hội trượt dốc kinh khủng cả về vật chất và tinh thần. Bằng cách nhận ra ảnh hưởng xấu của chế độ và cắt đứt mọi liên hệ với Đảng, nhân dân sẽ cải thiện tiêu chuẩn đạo đức của họ và thấy hy vọng cho tương lai.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/16/贪之害-282749.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/20/143744.html

Đăng ngày 12-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share