[MINH HUỆ 24-11-2013] Dưới trướng của Tướng quốc nước Tề – Mạnh Thường Quân có một thực khách tên là Phùng Hoan, anh ta là một người đa mưu túc trí có tầm nhìn xa trông rộng. Một lần Mạnh Thường Quân sai Phùng Hoan đến Tiết Địa thu thuế, anh ta hỏi Mạnh Thường Quân: “Thu thuế xong có cần mua thứ gì về không?” Chủ nhân trả lời: “Ngươi xem ta còn thiếu thứ gì thì mua thứ đó về là được”.
Phùng Hoan đến Tiết Địa thấy người nộp thuế đều là những người nông dân bần cùng khốn khó, lập tức lấy danh nghĩa Mạnh Thường Quân tuyên bố hủy bỏ khoản thuế, đem đốt hết các khế ước nộp thuế của các hộ dân. Khi trở về, Mạnh Thường Quân hỏi Phùng Hoan có mua được gì không, Phùng Hoan trả lời: “Ông tiền tài, phú quý, ngựa đẹp, mỹ nữ thứ gì cũng không thiếu, tôi chỉ thay ông mua về hai chữ ‘nhân nghĩa’.” Mạnh Thường Quân nghe xong rất tức giận, nhưng việc đã rồi nên đành bỏ qua.
Về sau, Quốc Vương nước Tề phế truất tước vị của Mạnh Thường Quân, ông ta chỉ còn cách lui về Tiết Địa sinh sống. Người dân Tiết Địa nghe tin Mạnh Thường Quân đến, già trẻ lớn bé kéo ra đứng suốt 10 dặm đường để chào đón Mạnh Thường Quân. Lúc đó ông ta mới đột nhiên hiểu ra cái giá mà Phùng Hoan đã mua nhân nghĩa về cho ông, trong lòng hết mực cảm ơn Phùng Hoan.
Câu chuyện này rất nhiều người đều biết, qua đó sự đa mưu túc trí và tầm nhìn xa trông rộng của Phùng Hoan khiến người ta cảm phục, Mạnh Thường Quân không thiếu thốn gì về vật chất, nhưng ông ta thiếu một chút nhân nghĩa, Phùng Hoan đã nhìn ra được thứ mà tương lai khi thế sự thay đổi hoặc chủ nhân thất thế có thể dùng đến. Một trí giả hiểu rằng trời đất phong ba bão táp khó lường, con người có lúc thăng lúc trầm, cho nên khi có điều kiện thì phải dùng quyền lực hoặc tiền của mình làm hậu lộ, phòng khi có biến cố thì có thể an toàn thoái lui. Cho nên Phùng Hoan đã để lại cho chủ nhân của mình một con đường thoái lui.
Trong lịch sử Trung Quốc, những trí giả như Phùng Hoan nhiều như sao buổi sớm, rất nhiều câu chuyện về họ còn lưu lại để dạy người đời cách sống, bên cạnh tôi có những người như vậy. Rất nhiều nhân viên pháp luật biết rằng các học viên Pháp Luân Công đều là người tốt, cấp trên yêu cầu họ phải bức hại Pháp Luân Công, nhưng những thủ phạm bức hại Pháp Luân Công đều bị nước ngoài kết án là tội phạm, ngoài ra rất nhiều nhân viên Phòng 610 đã bị quả báo, vậy làm thế nào đây? Hãy làm ngơ trước những tin khai báo về Pháp Luân Công, đánh động cho các học viên biết, đi ra ngoài dạo một vòng rồi quay về; hoặc “bắt” học viên Pháp Luân Công vào xe, đi qua vài phố rồi thả ra. Có nhân viên pháp luật ở các tòa án thấy hồ sơ vụ án của học viên Pháp Luân Công thì cố ý “giữ lại chờ xét xử sau”, có vị trưởng Phòng 610 âm thầm bỏ trống khẩu cung của học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, chỉ vờ làm một vài thủ tục rồi thả họ ra.
Những ví dụ như thế rất nhiều, ngay bên cạnh tôi cũng có, Minh Huệ Net cũng thường xuyên đăng những bài về những trí giả biết nhìn xa trông rộng như vậy, họ làm rất tốt “nhiệm vụ” được cấp trên giao cho, đồng thời họ cũng biết tận dụng điều kiện có trong tay để lưu lại cho mình một con đường thoái lui, họ đã tích được rất nhiều công đức cho bản thân và cho gia đình mình.
Sự khôn ngoan của họ có thể được sánh ngang với Phùng Hoan thời Chiến quốc. Đúng vậy, ai cũng biết làm điều xấu thì tự mình phải trả giá, mà mọi người đều biết việc Pháp Luân Công đã truyền khắp hơn 100 quốc gia, hình thế Trung Quốc sẽ mau chóng thay đổi, nỗi hàm oan của Pháp Luân Công nhất định sẽ có ngày được rửa sạch, mà có thể điều đó sẽ đến rất nhanh, lúc đó bản thân mình sẽ thế nào đây? Có thể giống như Phùng Hoan thời Chiến quốc giữ lại cho mình một con đường thoái lui chăng?
Đất nước Trung Quốc hiện nay tốt xấu chưa phân, trắng đen lẫn lộn, quả thực đâu đâu cũng đều gặp nguy hiểm. Trong hoàn cảnh nguy hiểm này, điều gì là trân quý nhất? Đó chắc chắn là sự an toàn của sinh mệnh. Vì chỉ có giữ được tính mệnh mới bàn tiếp đến phú quý, chức vị được. Vậy nên tôi cũng khuyên những nhân viên pháp luật, những người không phải lo ăn lo mặc, hãy trở thành những người biết nhìn xa trông rộng như Phùng Hoan. Chớ có đưa sự việc vào bước đường cùng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đưa sinh mệnh của mình đến chỗ chết.
Để thức tỉnh các bạn – những người làm công tác thực thi pháp luật, tôi cũng không nói đạo lý gì to tát, xin hãy cân nhắc kỹ cho tương lai của mình, khi gặp phải và phải xử lý các vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công thì hãy làm một bậc trí giả biết nhìn xa trông rộng, hãy lưu lại cho mình một con đường thoái lui, có như vậy thì khi thế sự xoay vần mới có thể giữ được vị trí cho mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/24/智者的远见-283075.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/30/143856.html
Đăng ngày 13-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.