[MINH HUỆ 21 – 10 – 2013] Không có gì đáng ngạc nhiên khi những kẻ ác bí mật làm điều xấu vào lúc nạn nhân của chúng ít ngờ tới nhất. Ngược lại, một chính phủ tốt sẽ đảm bảo công bằng cho người bị hại một cách đường đường chính chính. Nói tóm lại, với một thể chế định ra luật và thực thi pháp luật, việc truy tố những kẻ phạm tội là việc làm chính đáng.

Tuy nhiên ở Trung Quốc là một câu chuyện hoàn toàn khác. Thay vì bảo vệ người bị hại, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ngược đãi cả dân tộc Trung Hoa. Để đạt được những mục tiêu chính trị và làm dịu đi cơn khát lợi ích vật chất vô độ của nó, chính quyền Trung Cộng đã bắt giữ, kết án, tịch thu tiền vật, và thậm chí thực hiện mổ cướp nội tạng từ những người dân lương thiện.

Nhà cầm quyền biết rất rõ rằng truy tố bất hợp pháp những công dân tuân thủ pháp luật là sai, vì vậy họ cố gắng thực hiện những việc đó một cách bí mật.

Sự thật là Trung Cộng đã bức hại người dân của nó kể từ khi nó lên nắm quyền cách đây khoảng 60 năm. Cuộc bức hại Pháp Luân Công chỉ là một hình ảnh thu nhỏ cho sự tàn bạo bất chấp pháp luật của nó.

Không thể đường đường chính chính đánh bại Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân chuyển sang chiến thuật bí mật

Khi cựu độc tài Giang Trạch Dân phô trương phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, ông ta tuyên bố sẽ nhổ tận gốc môn tu luyện ôn hòa này ra khỏi Trung Quốc trong vòng ba tháng. Ông ta đã viện đến toàn bộ các phương tiện truyền thông nhà nước để lừa dối và tẩy não người dân.

Tuy nhiên, nhờ các học viên Pháp Luân Công kiên trì nỗ lực giảng rõ chân tướng về cuộc bức hại, người ta đã bắt đầu nhìn thấu những lời dối trá do Giang Trạch Dân và đồng bọn thêu dệt.

Không thể đánh bại Pháp Luân Công, Giang đã chuyển từ tấn công công khai sang bí mật. Mặc dù các phương tiện truyền thông không còn tập trung công kích Pháp Luân Công, nhưng cuộc bức hại lại ngấm ngầm gia tăng .

Giang đã ban hành một loạt các lệnh bí mật, bao gồm “bôi nhọ danh dự, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thể xác của các học viên”, “xem bị đánh chết là tự sát”, và “thiêu mà không cần xác minh danh tính của họ.”

Tất cả các lệnh liên quan đến Pháp Luân Công đều được truyền khẩu dụ hoặc gửi qua các tập tin mã hóa. Chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện theo lệnh này và bắt đầu bí mật bức hại các học viên. Qua một thời gian, họ đã phát triển một hệ thống toàn diện để theo dõi, bắt giữ, giam giữ, tẩy não, đánh đập, ép cung, kết án, hoặc thậm chí giết chết các học viên không vi phạm pháp luật.

Một vài ví dụ từ quận Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông

Dưới đây là những gì đã xảy ra với một số học viên ở quận Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông.

1: Cô Lưu Thục Phân

Cô Lưu Thục Phân đến từ thôn Đường Tử, thị trấn Ngạn Đê, huyện Nghi Nam. Cô đã bị bắt cóc khỏi nhà vào sáng sớm ngày 16 tháng 09 năm 2002 bởi các đặc vụ từ Phòng 610 huyện Mông Âm, Sở Cảnh sát huyện Mông Âm, Sở Cảnh sát huyện Nghi Nam, và Sở Cảnh Sát huyện Nghi Thủy theo lệnh từ Phòng 610 quận Lâm Nghi.

Khi cô Lưu từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công và cung cấp thông tin về các đồng tu, Phó giám đốc đương nhiệm Phòng 610 là Loại Duyên Thành đã tức giận và lập tức ra lệnh cho cấp dưới đánh cô. Các sĩ quan cảnh sát là Bảo Tây Đông và Điền Liệt Cương đã dùng dùi cui cao su để đánh trọng thương cô.

Khi cô Lưu tuyệt thực để phản đối, cô đã bị bức thực hơn 10 lần. Khi cô bị bất tỉnh, những người phụ trách truyền tin đồn rằng tâm thần của cô có vấn đề.

Cuối cùng, cô được đưa lên bàn mổ và qua đời trong ca phẫu thuật khi mới chỉ ở tuổi 39.

2: Anh Tào Quốc Chân

Vào ngày 12 tháng 10 năm 2007, các đặc vụ từ Phòng 610 huyện Cử Nam cùng Văn phòng An ninh Nội địa huyện Cử Nam, và Đồn Cảnh sát thị trấn Chu Lô đã đột nhập vào nhà của anh Tào Quốc Chân, 35 tuổi, và làm đảo lộn mọi thứ. Họ đã không lập biên bản mà tự tiện tịch thu TV, DVD, đầu thu vệ tinh, máy tính xách tay, và các tài liệu giảng chân tướng của anh. Họ cũng lấy đi chiếc xe taxi của anh.

Theo lệnh từ Phòng 610 huyện Cử Nam, tòa án địa phương đã kết án anh Tào tám năm tù giam và gửi anh đến nhà tù Thái An để thụ án.

Gia đình anh Tào không hề hay biết về chuyện này. Họ chỉ biết rằng anh đã mất tích. Chỉ vài tháng sau đó, họ mới nhận được thông báo từ nhà tù Tế Nam và biết rằng anh lại một lần nữa bị bắt giữ vì đức tin vào Pháp Luân Công.

3: Cô Tề Thành Vinh

Cô Tề Thành Vinh đến từ thị trấn Đóa Trang, huyện Mông Âm. Cô bị thẩm vấn tại văn phòng tư pháp thị trấn vào đêm ngày 09 tháng 07 năm 2008. Công Mậu Lễ, Phó bí thư Đảng thị trấn Đóa Trang, là người phụ trách việc này và các đồng bọn của y gồm có Vương Diễn Trung (Chủ nhiệm Văn phòng Phát triển) và Đoạn Tôn Quốc (Chủ nhiệm Văn phòng Lâm nghiệp).

Công đã tát vào mặt cô Tề. Sau đó, những người khác đánh ngã cô và dẫm lên tất cả các bộ phận cơ thể cô.

Một người đàn ông đã đề nghị đánh vào mông cô, vì vậy một người khác tắt đèn và chiếu đèn pin vào phía sau người cô để những người khác có thể nhìn đánh cô cho rõ. Họ bật đèn trở lại khi đã kiệt sức và muốn nghỉ, sau đó lại tắt đèn để tiếp tục đánh đập cô. Họ đã dẫm chân lên cổ cô để cô không thể kêu.

4: Học viên Đặng Lương Tồn và Phó Quế Anh

Đặng Lương Tồn và Phó Quế Anh đều đến từ quận Lâm Nghi. Khi họ đến thăm bạn bè ở quận Lam Sơn vào ngày 06 tháng 06 năm 2012, họ đã bị bắt bởi các đặc vụ từ Đồn Cảnh sát Ngũ Lí Bảo. Mặc dù không buộc tội họ, cảnh sát đã giữ họ trong tù. Khi gia đình họ thuê luật sư để bảo vệ họ, Viện kiểm sát quận Lam Sơn và Sở Cảnh sát quận Lam Sơn đã ra sức cản trở các luật sư gặp thân chủ của họ.

Vào ngày 08 tháng 10 năm 2012, tòa án quận Lam Sơn đã bí mật xét xử hai học viên mà không thông báo cho gia đình hoặc luật sư của họ. Cả hai đều bị kết án nặng tội.

Tổng quan về cuộc bức hại tại quận Lâm Nghi

Trong suốt 14 năm qua, chính quyền quận Lâm Nghi đã bí mật kết án bất hợp pháp hơn 500 học viên. Hơn 1,000 học viên đã bị lục soát nhà, và những đồ đạc mà họ bị tịch thu có giá trị lên tới hàng triệu nhân dân tệ. Ít nhất 20 học viên địa phương đã qua đời do bị bức hại.

Với sự đóng cửa của các trại lao động, bí mật tẩy não và kết án đã trở nên tràn lan hơn

Mặc dù ĐCSTQ đã đóng cửa một số trại lao động dưới áp lực từ công chúng, nó chưa bao giờ ngừng tấn công Pháp Luân Công. Chỉ là bây giờ nó viện đến thủ đoạn bí mật tẩy não và kết án các học viên nhiều hơn.

1: Quận Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông

Trung tâm tẩy não quận Lâm Nghi đã được bí mật chuyển đến một tòa nhà năm tầng trong một khu đất trống nằm ở phía Bắc của Đội Cảnh sát Giao thông quận Lam Sơn. Các cửa sổ luôn luôn được phủ kín rèm để không ai có thể nhìn vào bên trong. Một số học viên địa phương hiện đang bị giam giữ ở đó.

2: Thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc

Vào ngày 28 tháng 06 năm 2012, Trần Chí Khải và các đặc vụ khác từ Văn phòng An ninh Nội địa quận Thành Quan đã đột nhập vào nhà của cô Trần Khiết 40 tuổi và cướp đi đồ đạc cá nhân của cô.

Lưu Đông Úc từ Tòa án quận Thành Quan đã ngăn cản luật sư của cô Trần bảo vệ cô và bí mật xét xử cô mà không thông báo cho gia đình cô được biết.

3: Huyện Nhân Thọ, tỉnh Tứ Xuyên

Mười học viên địa phương đã bị bắt giữ vào ngày 01 tháng 09 năm 2012, và tất cả họ bị kết án vào ngày 28 tháng 08 năm 2013 bởi tòa án huyện Nhân Thọ trong khi gia đình của họ không hề hay biết. Án phạt dành cho họ cụ thể như sau: 05 năm tù cho các học viên Trần Tường Nhân, Liêu Học Khang, và Lưu Hán Tài, bốn năm tù cho học viên Trương Quốc Phân và Hoàng Học Anh, hai năm rưỡi tù cho Lưu Đan, hai năm tù cho Trương Hiểu Mẫn và Lưu Thiệu Minh, ba năm tù với năm năm án treo cho Lữ Hồng Quần và hai năm tù với ba năm án treo cho Bành Nguyệt Anh.

4: Thị trấn Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh

Vào ngày 16 tháng 09 năm 2013, Bí thư Đảng thành phố Triều Dương là Vương Minh Ngọc đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát lên kế hoạch tỉ mỉ để bất ngờ tấn công các học viên Pháp Luân Công địa phương. Chìa khóa trong chỉ thị của ông ta là “chỉ làm mà không nói”.

Ngày 27 tháng 09, Cảnh sát trưởng thành phố Triều Dương là Lí Siêu đã ban hành một “kế hoạch 20 điểm” (tài liệu số: [2013] 44) cụ thể nhắm vào Pháp Luân Công. Công an thành phố được giao nhiệm vụ phải bắt giam ít nhất 112 học viên và xử phạt họ tội hành chính hoặc hình sự. Giám đốc Văn phòng An ninh Nội địa Hồng Đức Minh là người phụ trách nhiệm vụ này.

Sự tà ác của ĐCSTQ là đệ nhất

Một điều mà các đặc vụ Trung Cộng thường nói khi bị gia đình và luật sư của các học viên chất vấn là: “Chúng tôi chỉ quan tâm đến chính trị, không phải pháp luật.” Câu trả lời đơn giản này đã tố cáo hoàn toàn bản chất lừa đảo của Trung Cộng.

Chính quyền Trung Cộng thậm chí còn dung túng cho việc giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ và việc sử dụng các bộ phận cơ thể còn lại của họ để làm mẫu vật người.

Cô Hác Nhuận Quyên là một ví dụ. Xuất thân từ thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, cô sống tại quận Bạch Vân ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông trước khi cô qua đời. Vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công, cô đã bị bắt và gửi đến Trung tâm Giam giữ Bạch Vân vào năm 2000. Gia đình cô đã được yêu cầu xác minh cơ thể của cô đúng 22 ngày sau đó. Họ không thể tin vào những gì họ nhìn thấy. Tất cả các cơ quan nội tạng của cô và toàn bộ phần da của cô, cũng như đôi mắt của cô đã bị lấy đi. Xương và thịt là tất cả những gì còn lại. Họ đã phải đưa đứa con trai hai tuổi của cô đi xét nghiệm máu để xác nhận danh tính của cô.

Theo các nhà nghiên cứu, hàng chục ngàn học viên có thể đã phải chịu số phận tương tự như của cô Hác. Có thể tìm thấy các báo cáo điều tra chi tiết trong hai cuốn sách Thu hoạch đẫm máu, Sát hại Pháp Luân Công để lấy nội tạngTạng Nhà nước: Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc được viết bởi các luật sư nhân quyền.

Những người yêu chuộng công lý đã bị sốc trước sự xem thường sinh mạng con người của Trung Cộng.

Tôi khẩn thiết kêu gọi tất cả các bạn nhận thức được sự tà ác của chế độ cộng sản và cắt đứt liên hệ với nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/21/中共“偷偷作案”显示其司法黑社会化-281500.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/23/143351.html

Đăng ngày 01-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share