Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19 – 09 – 2013] Không kể chính quyền trả lời thắc mắc của gia đình các học viên Pháp Luân Công như thế nào, trên thực tế, cách họ đối xử với các học viên Pháp Luân Công là hoàn toàn bất chấp pháp luật. Thật vậy, các quan chức thường được khuyến khích và được thăng quan tiến chức hoặc thưởng tiền cho các hành động liên quan đến việc bức hại các học viên.

Các vụ bắt giữ ban đầu

Các học viên Pháp Luân Công là cô Ngô Hữu Thanh và cô Hồ Tú Huệ từ thành phố Cao Châu, tỉnh Quảng Đông, và cô Lí Tiếu từ Tín Nghi, tỉnh Quảng Đông, đã bị bắt giữ vào ngày 01 tháng 08 năm 2013 ở thị trấn Vượng Sá, thành phố Tín Nghi, và bị giam giữ ở Tín Nghi. Họ đã chính thức bị buộc tội lúc 09 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 08, và bị giam giữ tại Trung tâm Giam giữ Tín Nghi trong vòng một tháng. Người chịu trách nhiệm là Âu Ất Tài, trưởng đoàn số 3 của Đội An ninh Nội địa thành phố Tín Nghi.

Các quan chức đổ trách nhiệm cho nhau

Vào ngày 07 tháng 09 năm 2013, gia đình cô Ngô gọi cho Âu Ất Tài để xin thả cô. Âu Ất Tài nói rằng cô Ngô sẽ được thả khi thời hạn của cô kết thúc vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, khi gia đình cô đi đến Trung tâm Giam giữ thành phố Tín Nghi để đón cô vào ngày 08 tháng 09, Âu Ất Tài nói rằng vụ án của cô đã được chuyển giao cho Viện kiểm sát thành phố Tín Nghi, và rằng ông ta không còn liên quan gì nữa. Ông ta yêu cầu gia đình cô ngừng liên lạc với mình.

Gia đình cô Ngô gọi cho Giám đốc Viện kiểm sát Thành phố Tín Nghi vào ngày 09 tháng 09, và được cho biết họ sẽ nhận được câu trả lời vào ngày 10.

Vào ngày 10 tháng 09, gia đình của cô Ngô gửi thư khiếu nại đến ủy ban thỉnh nguyện của Viện kiểm sát thành phố Tín Nghi. Thư ký nói với họ rằng tất cả các nghi vấn liên quan đến Pháp Luân Công sẽ được chuyển giao cho Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và rằng Viện kiểm sát không chắc chắn về các chính sách cụ thể có liên quan. Gia đình cô Ngô hỏi: “Các ông sẽ xử lý vụ án của cô ấy theo luật pháp hay theo Phòng 610?” Thư ký trả lời: “Chúng tôi tuân theo luật pháp.”

Phòng 610 làm theo luật rừng

Khi gia đình cô Ngô đi đến Phòng 610 thành phố Tín Nghi và hỏi cô Ngô đã phạm luật gì và lý do tại sao cô vẫn còn bị giam giữ, không có lời giải thích nào được đưa ra. Một quan chức nhận xét rằng nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù trên cả nước chứ không riêng mình cô Ngô.

Trong số rất nhiều bản án đối với các học viên Pháp Luân Công, không có bản án nào thực sự được lật lại. Các quan chức lấy ra một chồng thư và nói: “Nhìn xem. Sau khi ba người này bị bắt giữ, chúng tôi nhận được rất nhiều thư.” Họ đưa những lá thư cho gia đình cô Ngô xem. Các lá thư đến từ khắp nơi trên cả nước, bao gồm Trường Xuân, Giang Tây, và Ninh Hạ. Họ nói: “Các người có nghĩ rằng chúng tôi sẽ thả người chỉ vì các người gửi cho chúng tôi những lá thư này? Nếu các người nghĩ rằng các phòng ban có liên quan trong vụ án của các người đã vi phạm pháp luật, các người có thể kiện họ.”

Gia đình cô Ngô hỏi Ban An ninh Nội địa và Viện kiểm sát rằng họ xử lý các vụ án theo luật pháp hay theo những chỉ dẫn của Phòng 610. Giám đốc Lôi nói rằng họ xử lý vụ án theo luật pháp, nhưng hoạt động độc lập. Ông ta nói rằng họ sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng của các vụ án mà họ xử lý và rằng: “Phòng 610 không cấp lệnh cho chúng tôi và ngược lại. Chúng tôi chỉ hợp tác với các cơ quan chính phủ.”

Khi gia đình cô Ngô giảng chân tướng cho họ, một thư ký nói: “Gia đình này cư xử giống hệt những học viên đó, vì vậy không phải là bất công khi kết án họ từ 8-10 năm tù.”

Gia đình cô Ngô gọi cho Giám đốc Viện kiểm sát thành phố Tín Nghi vào ngày 11, và được báo rằng việc bắt giữ ba học viên đã được phê duyệt. Vụ án được trả lại cho Ban An ninh Nội địa thành phố Tín Nghi để điều tra thêm. Họ nói rằng họ đã tuân theo luật pháp. Khi gia đình cô Ngô gọi cho Âu Ất Tài của Đội an ninh Nội địa, Âu xác nhận các vụ bắt giữ và nói rằng vụ án sẽ sớm được trả lại Viện kiểm sát để xử lý.

Gia đình cô Ngô cáo buộc Phòng 610 và các cá nhân vi phạm pháp luật

Phòng 610 thành phố Tín Nghi đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Gia đình cô Ngô gần đây đã gửi thư và cáo buộc phản đối các phòng ban có liên quan với Phòng 610 thành phố Tín Nghi và Ban An ninh Nội địa. Các cáo buộc nêu rõ:

– Pháp Luân Công dạy người ta từ bi và tu luyện bản thân theo Chân-Thiện-Nhẫn, vì vậy không phải là một tà giáo. Các học viên Pháp Luân Công không can thiệp vào việc thực thi pháp luật, Pháp Luân Công cũng không làm hại ai. Tin vào Pháp Luân Công là hợp pháp, và phổ biến sự thật về Pháp Luân Công cũng là hợp pháp. Từ quan điểm của pháp luật hiện hành, tu luyện Pháp Luân Công không phải là một tội và hoàn toàn hợp pháp khi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.

– Điều 35 của Hiến pháp Trung Quốc tuyên bố: “Những công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được hưởng tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, tổ chức, diễu hành và biểu tình.” Điều 36 nói: “Những công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Không có cơ quan nhà nước, tổ chức công cộng, hoặc cá nhân nào có thể ép buộc công dân tin tưởng hoặc không tin tưởng vào bất kỳ tôn giáo nào, và họ cũng không thể phân biệt đối xử với những công dân tin tưởng hoặc không tin tưởng vào tôn giáo nào.” Điều các học viên Pháp Luân Công tin là nguyên tắc phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, và nên được bảo vệ bởi Hiến pháp Trung Quốc.

– Cô Ngô Hữu Thanh, cô Hồ Tú Huệ, và cô Lí Tiếu không vi phạm pháp luật, và không phạm tội. Họ có quyền tự do tu luyện và quảng bá Pháp Luân Công vì các quyền này được Hiến pháp bảo vệ. Bất kỳ ai hoặc tổ chức nào cố tước đoạt nhân quyền của họ bằng bạo lực là phạm tội hình sự.

– Theo pháp luật hiện hành của Trung Quốc, bức hại Pháp Luân Công là một tội hình sự vi phạm Hiến pháp, Luật hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật công chức. Pháp Luân Công không vi phạm bất kỳ luật lệ hiện hành nào của Trung Quốc.

– Bất hợp pháp sở hữu hoặc ăn cắp tài sản từ các học viên Pháp Luân Công hoặc gia đình của họ bằng các phương thức đe dọa hoặc cưỡng ép là vi phạm Điều 239 của Luật hình sự. Theo Điều 270 của Luật hình sự: “Bất cứ ai bất hợp pháp lấy tài sản của người khác trong sự quản lý của người này, … và từ chối trả lại, là bị kết án không quá hai năm tù có thời hạn, tạm giam hình sự hoặc phạt tiền.” Những ví dụ này bao gồm:

1) Lấy máy tính, máy in, thiết bị gia dụng, xe hơi và tiền mặt của các học viên Pháp Luân Công. Đây là ăn cướp và vi phạm Điều 39 của Hiến pháp, và các Điều 245 và 397 của Luật hình sự.

2) Ngày 01 tháng 08 năm 2013, Âu Ất Tài giam giữ cô Ngô Hữu Thanh, cô Hồ Tú Huệ, và cô Lí Tiếu tại Trung tâm giam giữ thành phố Tín Nghi trên đường 207, thị trấn Thủy Khẩu, trong mười ngày (1-10 tháng 08). Ngày 10 tháng 08, họ bị chuyển đến Trung tâm Giam giữ thành phố Tín Nghi. Đây là giam giữ bất hợp pháp và vi phạm Điều 238 của Bộ Luật hình sự. Đối với việc cảnh sát giam giữ các học viên Pháp Luân Công trong trung tâm tẩy não, đồn cảnh sát, trại giam, trại lao động cưỡng bức, nhà tù, bệnh viện nhà tù, hoặc những nơi khác, đều được xem là giam giữ bất hợp pháp. Điều này cũng bao gồm cả việc các nhân viên bảo vệ hoặc những người khác ở nơi làm việc của một học viên giam giữ họ trong nhà, khách sạn, văn phòng, và có người theo dõi họ hoặc hạn chế họ rời đi, hoặc khi họ giam giữ các học viên Pháp Luân Công.

3) Âu Tất Tài đã ngụy tạo các chứng cứ để giam giữ cô Ngô Hữu Thanh, cô Hồ Tú Huệ, và cô Lí Tiếu và để kết tội họ. Âu đã vi phạm Điều 243 của Luật hình sự.

4) Âu Ất Tài chiếm hữu và không trả lại đồ đạc của các học viên, được tính là tội chiếm đoạt. Đồ đạc của các học viên Pháp Luân Đại Pháp không phải là những vũ khí gây chết người có thể gây hại cho con người hoặc gây thiệt hại tài sản công cộng. Chân dung của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, các sách Pháp Luân Đại Pháp, máy tính, máy in, tiền, và xe hơi đã không được chính thức tiết lộ tại tòa án, vì vậy bất cứ điều gì mà không được khai báo tại tòa án không thể được sử dụng như bằng chứng cho một phán quyết cuối cùng. Bất kỳ tài sản nào không được sử dụng làm bằng chứng nên được chính quyền trả lại cho chủ sở hữu của chúng. Bất cứ ai từ chối trả lại tài sản đó phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý. Trong vụ án các học viên Tín Nghi, thẩm phán đã không ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của họ. Tuy nhiên, Ban An ninh nội địa thành phố Tín Nghi đã từ chối trả lại, nói rằng họ có thể lấy chúng làm bằng chứng tội phạm.

5) Ban An ninh Nội địa thành phố Tín Nghi tịch thu và chiếm hữu một số lượng lớn đồ đạc của các học viên Pháp Luân Công. Các quan chức muốn đuợc cấp trên công nhận để được thăng cấp và nâng lương bằng cách tịch thu đồ đạc của Pháp Luân Công. Khi các học viên đã bị bắt giữ, cảnh sát từ Ban An ninh Nội địa thành phố Tín Nghi đã chiếm đoạt một số lượng lớn đồ đạc mà không được chính thức liệt kê. Nhiều đồ đạc đã bị bí mật lấy đi. Âu Ất Tài, Cao Thiếu Vân, và đồng bọn của họ đã lợi dụng tình hình để đục nước béo cò.

Các quan chức thực thi pháp luật ở Tín Nghi đã trả đũa các học viên Pháp Luân Công vì thù oán cá nhân. Họ đã đàn áp Pháp Luân Công để được công nhận, thăng quan tiến chức, và nhận thù lao.

Thông tin liên lạc của các bên liên quan:

Phòng 610 thành phố Tín Nghi tỉnh Quảng Đông:

Lôi Đằng Long (雷腾龙), giám đốc: +86-668-8882610, 86-13580035891 (di động)

Sở Cảnh sát Tín Nghi:

Lữ Thiệu Hoa (吕绍华), giám đốc

Lục Thụy Hi (陆瑞熙), phó giám đốc

Tạ Chí Bình (谢志平), phó giám đốc

Trầm Đông Min (沉 东 明), phó giám đốc

Dương Kiến Toàn (杨建 全), giám đốc Ban An ninh Nội địa

Âu Ất Tài (欧 乙 才), trưởng Đội số 3 của Ban An ninh Nội địa: +86-13929761422 (di động), +86-668-8899141 (Văn phòng)

Viện kiểm sát thành phố Tín Nghi:

Ngô Thần Hồng (吴晨虹), bí thư và giám đốc: 86-13929712988 (di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/19/广东信宜市610操控国保、检察院迫害法轮功学员-279988.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/23/142869.html

Đăng ngày 27-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share