Phóng viên báo Minh Huệ Net báo cáo tổng hợp tình hình Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 07-12-2013]
Báo cáo tóm lược
Báo cáo này được lấy từ thư viện tư liệu tổng hợp của Minh Huệ về 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết, trong đó 53% là nữ, 60% ở độ tuổi từ 51 tuổi trở lên, 48% đến từ bốn tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hà Bắc; 67% bị bức hại đến chết vào thời gian từ năm 2001 đến năm 2005; 65% bị bức hại chết trong khi bị giam giữ. Toàn bộ các kết quả phân tích trong bài báo cáo này đều lấy từ tư liệu về 3.653 trường hợp nêu trên.
Điều tra cho thấy, trong số 65% bị bức hại đến chết trong khi bị giam giữ có: 21% trường hợp học viên chết do bị đánh đập dã man, 11% trường hợp chết do bị bức thực, 10% trường hợp chết do bị cưỡng ép hoặc lén lút tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc bắt uống thuốc độc, 3% trường hợp chết do cưỡng bức lao động quá sức, 2% chết do bị tra tấn bằng công cụ, 2% chết do bị sốc điện, 2% chết do bị ngược đãi, 1% chết do nhục hình, 1% chết trong phòng biệt giam tại nhà ngục (nhốt trong phòng kín, chuyển nhiều nhà giam, hoặc kéo dài thời gian được phóng thích), 26% bị ĐCSTQ kết hợp các loại nhục hình mà tra tấn đến chết. Ngoài ra, cũng trong số 65% bị bức hại chết trong khi bị giam giữ, 12% bị chết trong đồn cảnh sát/công an hoặc trong trụ sở Phòng 610, 11% chết trong các trại tạm giam, 8% chết trong trại lao động cưỡng bức, 9% chết trong nhà tù, 3% chết trong các trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối, còn có 50% trường hợp tử vong trong vòng nửa năm sau khi được Trung Cộng phóng thích, trong đó 51% chết trong vòng một tháng sau khi được phóng thích.
Điều tra cũng cho thấy, số lượng học viên Pháp Luân Công vì đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh mà bị bức hại đến chết chiếm tỷ lệ cao nhất (28%), đứng thứ hai là các học viên vì phân phát tài liệu giảng chân tướng mà bị bức hại chết, đứng thứ ba là các học viên kiên quyết nhiều lần từ chối bị chuyển hóa hoặc từ chối ký tam thư tuyên bố bất tu luyện (18%).
Rất nhiều người nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà được cứu sống khỏi bệnh tật hiểm nghèo, giờ lại bị chính ĐCSTQ tra tấn giết hại. Điều tra cho thấy, 31% trường hợp trước khi tu luyện Pháp Luân Công mắc các loại bệnh tật vô cùng thống khổ, vô phương cứu chữa, nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà sức khỏe phục hồi, sau cùng lại bị ĐCSTQ dùng mọi thủ đoạn bức hại đến chết. Các trường hợp này xảy ra ở 31 tỉnh/thành phố trực thuộc, 195 thành thị, 425 huyện, trong đó nữ giới chiếm 60%. Các học viên ở độ tuổi khác nhau, học viên lớn tuổi đông hơn. 78% các học viên trước khi tu luyện Pháp Luân Công mắc các chứng bệnh nghiêm trọng; 11% trước khi tu luyện Pháp Luân Công mắc các loại bệnh ung thư; 8% trước khi tu luyện thường xuyên mắc bệnh, hoặc thể trạng ốm yếu từ nhỏ; 3% học viên trước khi tu luyện Pháp Luân Công bị các chứng bệnh như tàn tật, bại liệt, mất trí, trí nhớ kém, có người bị các khuyết tật như gù lưng, tất cả đều nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà bệnh tật tiêu biến, trí nhớ phục hồi minh mẫn, thậm chí có người lưng gù 90 độ vẫn đứng thẳng lại được.
Trong số 11% trường hợp mắc bệnh ung thư trước khi tu luyện Pháp Luân Công, có tổng cộng 22 loại ung thư tại các cơ quan nội tạng trong thân thể, sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tất cả bệnh ung thư đều tiêu biến: 28% bị ung thư vú, 15% mắc bệnh máu trắng, 12% bị ung thư tử cung, 10% bị ung thư phổi, và các bệnh ung thư khác như: ung thư gan, ung thư xương, ung thư cuống họng, ung thư não, bệnh lymphoma, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư da, ung thư thanh quản, ung thư tuyến yên, ung thư răng…v.v. Ngoài ra, trong số 78% trường hợp khỏi bệnh nhờ tu luyện Pháp Luân Công, có 28% trước khi tu luyện mắc các bệnh nghiêm trọng về tim như bệnh tim nhỏ/bệnh tim mạch vành/bệnh tim huyết quản/viêm cơ tim/nhồi máu cơ tim/xơ hóa, canxi hóa động mạch vành …v.v. 20% trước khi tu luyện mắc các bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp, 15% trước khi tu luyện mắc các chứng bệnh thấp khớp nghiêm trọng, 12% mắc bệnh tiểu đường nặng, 12% mắc bệnh gan, 11% mắc bệnh dạ dày, 10% mắc bệnh về phổi. Có thể nói, bất cứ loại bệnh nào trên thân thể người đều có thể chữa lành nhờ tu luyện Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công cứu người, còn ĐCSTQ đến để giết người. Điều tra cho thấy, ĐCSTQ đã sử dụng 11 hình thức tra tấn: đánh đập tàn nhẫn, tra tấn bằng công cụ, nhục hình, bức thực, sốc điện, cưỡng bức lao động, ngược đãi, lạm dụng tình dục, bức hại tư tưởng, biệt giam, thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc để giết các học viên Pháp Luân Công. Trong số các học viên bị ĐCSTQ bắt giam tra tấn đến chết, có 26% trường hợp bị tra tấn bằng nhiều hình thức đến chết, 21% chết do bị đánh đập tàn nhẫn, 11% chết do bị bức thực, 10% chết do bị cưỡng ép tiêm/uống thuốc hủy hoại thần kinh hoặc thuốc độc, 3% chết bị do cưỡng bức lao động quá sức, 2% chết do bị tra tấn bằng dụng cụ, 2% chết do bị giật điện, 2% chết do bị ngược đãi, 1% chết do dùng nhục hình, 1% chết do biệt giam.
Trong số các hình thức đánh đập tàn nhẫn, các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng 10 dụng cụ lớn và 79 dụng cụ nhỏ các loại để đánh đập, bao gồm bị đánh bằng các vũ khí của cảnh sát, gậy gỗ, chùy gai; bị túm đầu đập vào vật cố định như tường, cửa; bị quất mạnh bằng roi da, roi tre; bị đánh bằng gậy cao su; bị dùng giày da đá vào chỗ hiểm; bị đánh bằng các công cụ lao động như đòn gánh; bị đánh bằng các loại dụng cụ tự tạo từ những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, thậm chí bị đánh bằng các loại ghế. 41% học viên bị ĐCSTQ đánh vào đầu, 35% bị đánh vào mặt, 25% bị đánh toàn thân, 19% bị đánh tứ chi, thậm chí 4% bị đánh vào bộ phận sinh dục.
Trong số các hình thức tra tấn bằng công cụ, ĐCSTQ sử dụng tổng cộng 11 công cụ tra tấn lớn và 70 công cụ tra tấn nhỏ, bao gồm các công cụ như còng tay, còng chân, xiềng xích, dây thừng, ghế cọp, giường chết, dao, lửa, bắt các học viên Pháp Luân Công phải chịu những hình thức hủy hoại hung ác vô nhân đạo cho đến chết như treo lớn, ghế cọp, treo nhỏ, trói chặt: 49% chịu các hình thức tra tấn bằng công cụ như còng tay, còng chân; 28% bị treo lên; 19% bị giữ cố định; 19% bị bắt ngồi ghế cọp; 13% bị khóa chặt; 12% bị trói chặt; 4% bị xiết chặt bằng thừng, ngoài ra còn có 6% bị đổ nước sôi, 5% bị châm kim, 3% thường xuyên bị bức hại bằng dao hoặc kiếm, 2% bị dùng đũa ‘mở khóa’.
Trong số các hình thức tra tấn bằng sốc điện, 18% bị ĐCSTQ sốc điện vào bộ phận sinh dục, 18% bị sốc điện vào mặt, 15% bị sốc điện vào tứ chi, 10% bị sốc điện vào đầu, 10% bị sốc điện vào ngực hoặc vú, 8% bị sốc điện vào cổ, 8% bị sốc điện vào lưng, 3% bị sốc điện vào eo, xương sườn, còn có 3% bị sốc điện vào vị trí cuống gan.
Điều tra cho thấy, trong số các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, có 12% học viên đã tiến hành tuyệt thực, trong đó 35% bị bức thực đến chết. Trong số các học viên bị bức thực đến chết, có 40% bị bức thực trong các trại tạm giam, 22% bị bức thực trong nhà tù, 9% bị bức thực trong trại cưỡng bức lao động, 4% bị bức thực tại đồn công an. Trong số học viên bị ĐCSTQ bức thực, 72% bị bức thực bằng nước muối, thậm chí cố tình bức thực bằng cơm canh còn rất nóng, mỳ cay, mù tạt, nước sôi, đậu phụ thối…v.v.
Trước ý chí kiên định của các học viên Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã sử dụng đến cả các thủ đoạn vô nhân tính như sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc. Điều tra cho thấy, trong số các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại chết, có 6% từng bị ĐCSTQ ép sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, trong đó 69% bị cưỡng chế tiêm thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, 36% bị bức thực có chứa thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc, 11% bị lén đầu độc. Tỷ lệ tử vong sau khi sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc lên đến 53%. Trong số những học viên bị ĐCSTQ ép sử dụng thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc đến chết, có 33% chết trong trại lao động cưỡng bức, 30% chết trong các trung tâm tẩy não/bệnh viện tâm thần/ngục tối, 18% chết trong các nhà tù, 10% chết trong đồn công an, 8% chết trong các trại tạm giam.
Điều tra cho thấy, suốt 14 năm qua, trong số các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, có 6% bị cưỡng bức lao động quá sức, trong đó 22% vì thế mà chết: 47% học viên chết do làm việc trên 10 tiếng một ngày, 32% học viên chết do bị cưỡng bức lao động trong tình trạng cơ thể suy nhược hoặc mắc bệnh trầm trọng.
Trong số các hình thức nhục hình, ĐCSTQ đã sử dụng 6 loại nhục hình nặng và 27 loại nhục hình nhẹ để hủy hoại thân thể các học viên Pháp Luân Công, trong đó 50% học viên bị đưa đi huấn luyện kiểu quân sự, bị bắt ngồi xổm, quỳ, bò, chạy, đứng trong thời gian dài; 37% bị bắt chịu lạnh dưới tuyết, đứng trên băng giá; 22% bị dội nước lạnh kiểu “qua cầu nước”; 21% bị cưỡng bức “ngồi trên ván” trong thời gian dài; 12% chịu hình thức tra tấn kiểu “lái máy bay”; 4% bị các kiểu tra tấn như “gõ bóng đèn”(giữ cho mắt nạn nhân ở trạng thái mở, dùng các ngón tay gõ vào nhãn cầu), “kéo tai”, “kéo mi mắt”.
Trong số các kiểu tra tấn ngược đãi, ĐCSTQ đã sử dụng 16 thủ đoạn ngược đãi tàn khốc để bức hại các học viên Pháp Luân Công: 39% bị ngược đãi kiểu “chim ưng thức đêm” không cho ngủ trong thời gian dài; 27% học viên mắc bệnh nặng hoặc khắp thân thể bị thương nghiêm trọng nhưng vẫn bị cố ý kéo dài thời gian giam giữ không cho cứu chữa, để gia tăng bức hại; 18% bị bỏ đói không cho ăn cơm, uống nước; 11% bị cấm đi vệ sinh đại tiểu tiện; 9% bị bắt sử dụng các chất thải bẩn như phân, nước tiểu, đờm, nước pha hạt tiêu, nước xà phòng để ăn uống; 8% bị bịt mồm trong thời gian dài bằng các loại tất hôi thối, vải vụn, quần áo, băng vải; 5% bị sỉ nhục bằng cách lột quần áo; 4% bị sỉ nhục theo kiểu Cách mạng Văn hóa là phê bình, đấu tố; 4% bị cấm cười, cấm ngẩng đầu khi đi, cấm nói chuyện, cấm tiếp xúc với người khác.
Ngoài ra, có 8% học viên bị bức hại bằng hình thức biệt giam, trong đó 54% bị nhốt trong phòng kín, 47% bị bức hại ở một nhà tù một thời gian sau đó lại bị chuyển đến một nhà tù khác để tiếp tục bức hại, 11% bị gia hạn tù hoặc bị kéo dài thời gian được phóng thích.
Còn có 5% học viên Pháp Luân Công bị bức hại về mặt tư tưởng, trong đó 79% bị ĐCSTQ bắt ép học, xem các chương trình, báo cáo, các sách phỉ báng Pháp Luân Công và tham gia các hoạt động tuyên truyền, hội thảo phỉ báng Pháp Luân Công; 15% bị yêu cầu phải lăng mạ Sư phụ Lý, hoặc dẫm đạp, xé nát, xúc phạm ảnh của Sư phụ Lý; 7% bị bắt hút thuốc, uống rượu và hát các bài hát khiêu dâm; 4% bị bắt chỉ mặc áo lót; 2% bị bắt xem các đĩa phim khiêu dâm, nói tục; 2% bị bắt xem cảnh ĐCSTQ tra tấn tàn bạo các học viên Pháp Luân Công khác; thậm chí bắt học viên Pháp Luân Công học các lý luận “Phật giáo” đã bị bóp méo, bị hiện đại hóa; còn có các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ dùng phương thức tác động tâm lý để tự nhận rằng mình bị tâm thần.
Điều tra các trường hợp còn cho thấy, có hơn 1% các học viên Pháp Luân Công đã bị hủy hoại thân thể, hơn 0,4% học viên bị mổ cướp nội tạng hoặc bị lén lút cắt nội tạng, không rõ mang đi đâu.
Trong thời gian các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết, ĐCSTQ không những không truy cứu tội ác của người thực hiện, mà còn liên tục bịa đặt ra 20 nguyên nhân tử vong lớn và 64 nguyên nhân tử vong nhỏ, đồng thời huy động mọi nguồn lực quốc gia để che giấu sự thật rằng nguyên nhân các học viên Pháp Luân Công chết là do bị tra tấn. Trong đó, 43% trường hợp học viên bị tra tấn đến chết bị bịa đặt là chết vì bệnh, 8% bị bịa đặt là tự sát, 5% bị vu cho vì luyện Pháp Luân Công mà chết, 4% trường hợp sau khi chết bị ĐCSTQ đưa xác từ nơi giam giữ đến bệnh viện, đe dọa bác sĩ phải giả vờ cấp cứu cho bệnh nhân còn sống; thậm chí có 2% học viên sau khi chết bị ĐCSTQ bỏ ngoài đồng hoặc vứt xuống hồ để che giấu tội ác, sau đó lại làm thủ tục xử lý như một xác chết vô danh; ngoài ra, còn có trường hợp học viên bị tra tấn đến chết nhưng bịa đặt là “tự dưng chết, chết không rõ nguyên nhân, chết đuối, chết do hát nhiều, chết do tai nạn giao thông, tự ngất xỉu mà chết, chết do điện giật”, thậm chí còn nói dối trắng trợn hơn: “Làm gì có chuyện đó, không ai chết cả, đã thả ra rồi,” cố gắng chối bỏ trách nhiệm.
Để phong tỏa các thông tin về cuộc bức hại, ĐCSTQ đã sử dụng 5 thủ đoạn lớn và 19 thủ đoạn nhỏ như “tiêu hủy thi thể, tiêu hủy bằng chứng bức hại, ngăn chặn truy tìm chứng cứ, ngăn chặn truyền bá thông tin, xóa dấu tích của người chết khi còn sống”, bao gồm “khống chế/đánh đập/bắt giam/kết án thân nhân của người chết” (24%); “cưỡng ép hỏa thiêu thi thể bất chấp người nhà phản đối” (21%); “không cho người nhà và các học viên Pháp Luân Công khác xem thi thể hoặc đến gần thi thể hoặc mang thi thể đi xét nghiệm” (18%), “cưỡng ép/đe dọa/lừa gạt để hỏa táng thi thể” (18%), “huy động chính phủ thậm chí cả lực lượng vũ trang để khống chế phát tán sự kiện kiện tại hiện trường nơi hỏa thiêu, nơi tổ chức tang lễ, chia buồn hoặc nơi cư trú” (15%). Ngoài ra ĐCSTQ còn “khống chế/đánh đập/bắt bớ/giam giữ/cưỡng bức lao động/kết án các học viên Pháp Luân Công đến chia buồn” (10%), “không thông báo cho người nhà mà bí mật hỏa táng thi thể” (9%), “tiêu hủy các chứng cứ tại hiện trường hoặc không cho bệnh viện lưu trữ hồ sơ, giải phẫu, hỏa thiêu” (8%), “cưỡng ép/lừa gạt người nhà ký hoặc viết các giấy cam kết để che giấu tội ác” (7%), “cản trở/cấm đoán người nhà tự đưa đơn kiện ra tòa án” (7%), “không cho người nhà và các học viên Pháp Luân Công đến hiện trường chụp ảnh hoặc quay phim” (6%), “cố ý không thông báo hoặc kéo dài thời gian thông báo cho gia đình” (5%), thậm chí “giải thể cả đơn vị chịu trách nhiệm về cái chết hoặc điều những kẻ gây ra tội ác đi nơi khác” (3%), còn “cản trở/cấm đoán những người đến chia buồn khác như lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp, hàng xóm của người chết nói ra sự thực”, “không cho người nhà tổ chức lễ tưởng niệm, tang lễ, khóc lóc, dán cáo thị, cáo phó, v.v.” Nếu ĐCSTQ có cho phép tổ chức tang lễ thì cũng cưỡng ép người nhà phải quy định “không cho bạn bè thân hữu và học viên Pháp Luân Công đến truy điệu, tặng vòng hoa v.v.” Ngoài ra, để phong tỏa thông tin, ĐCSTQ còn nghĩ ra cách “xóa dấu vết của người chết khi còn sống”, bao gồm “cưỡng ép tiêu hủy toàn bộ ảnh của người chết khi còn sống”, “bí mật cắt hộ khẩu của người chết”.
Điều tra cho thấy, 14 năm qua, ĐCSTQ đã nắm giữ và lợi dụng bộ máy tuyên truyền để phỉ báng và vu khống toàn diện đối với Pháp Luân Công và người sáng lập, nhằm che mắt nhân dân, thậm chí kích động thù hận của dân chúng đối với các học viên Pháp Luân Công, kêu gọi người dân khai báo các học viên Pháp Luân Công cho ĐCSTQ, lôi kéo họ tham gia vào cuộc đàn áp. Trong tất cả các trường hợp học viên bị người dân khai báo, số học viên bị khai báo do “giảng chân tướng” chiếm tỷ lệ cao nhất 70%, sau đó là các học viên bị khai báo do “luyện Pháp Luân Công ở nhà” (17%), bị khai báo do “liên hệ với đồng tu” (5%). Những người trực tiếp khai báo gồm có hàng xóm, người nhà, đồng nghiệp, cán bộ khu vực, đại diện khu dân cư, bảo vệ, cảnh sát mặc thường phục, thậm chí còn có học sinh của các học viên Pháp Luân Công.
Điều tra cho thấy, từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 ĐCSTQ bức hại toàn diện đối với Pháp Luân Công đến nay, tất cả các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục đều bị ĐCSTQ tước đoạt quyền sống. Trong đó, 53% vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị chính quyền tùy ý vơ vét tài sản, phạt tiền; 29% bị khai trừ, giáng chức hoặc đuổi việc; 12% bị cắt lương hoặc không trả lương, lương hưu và các khoản phúc lợi xã hội; 6% bị khấu trừ lương, lương hưu và các khoản phúc lợi xã hội; ngoài ra nhiều người chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị chính quyền ĐCSTQ cưỡng ép đóng cửa các nhà máy/cửa hàng tự gây dựng, tịch thu tài sản; cưỡng ép niêm phong, phát mại tài sản, tước bỏ tư cách nghề nghiệp, thậm chí người nhà của họ dù không tu luyện cũng bị liên đới: bị miễn nhiệm, cách chức, khai trừ, không trả lương và phúc lợi xã hội, v.v. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công còn bị chính quyền địa phương tùy ý bắt giam, ngay cả khi họ bị bức hại đến mức nguy hiểm đến tính mạng cần được ra ngoài chữa trị, chính quyền địa phương vẫn từ chối cho tại ngoại, đúng là coi sinh mệnh như cỏ rác.
Cuộc bức hại toàn diện của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công không chỉ bao trùm tất cả các khu vực trên toàn lãnh thổ Trung Quốc Đại lục, mà còn vươn đến hầu hết các ngành nghề, chức vụ trong xã hội. Điều tra cho thấy, trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, 33% làm công nhân/nhân viên dịch vụ/công nhân viên, 16% là người đã nghỉ hưu, 10% là nông dân, 9% là giáo viên tiểu học/trung học/phổ thông trung học, 7% là cán bộ cơ quan chính phủ, 5% là bác sĩ/y tá, 5% là công chức, 4% là kinh doanh cá thể, còn có kiến trúc sư, chủ cửa hàng nhỏ, quản lý doanh nghiệp, giảng viên đại học, học sinh, giáo sư, doanh nhân, công nhân nhà máy, người làm nghề tự do, đạo sỹ, tăng nhân, phóng viên truyền thông, v.v. có thể nói là bao gồm mọi ngành nghề ở Trung Quốc. Ngoài ra, 17% học viên bị bức hại đến chết làm việc trong lĩnh vực giáo dục/nghiên cứu, 15% đến từ cơ quan chính phủ, 12% đến từ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, 9% đến từ các ngành nghề khác như kim khí, điện, công nghiệp nhẹ, gốm sứ, nhựa, thủ công mỹ nghệ, v.v. còn có đường sắt/giao thông vận tải, dệt may, tài chính, bảo hiểm, thực phẩm, điện nước than, chế tạo ô tô, gang thép, cơ khí điện tử, bưu điện, văn hóa truyền thông, thậm chí có cả hàng không, có thể nói là bao gồm mọi ngành nghề ở Trung Quốc. Điều tra cho thấy, các học viên bị ĐCSTQ bức hại chết, làm việc ở 57 bộ ngành cơ quan chính phủ, trong đó phần lớn làm việc trong hệ thống an ninh, kiểm sát và tư pháp như như hệ thống chính pháp và đảng ủy các cấp thành phố/quận/huyện/thị trấn/khu phố hoặc thành viên lãnh đạo trong chính phủ. Có thể nói hầu hết các cơ quan bộ ngành trong chính phủ đều có các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.
Khi chứng kiến người nhà vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị ĐCSTQ bức hại đến chết, nhiều gia đình dưới áp lực của ĐCSTQ rất sợ hãi, chỉ dám im lặng nén chịu nỗi đau, chỉ có 4% trường hợp người nhà dám gửi đơn kêu oan. Nhưng tất cả các trường hợp kêu oan ở Trung Quốc Đại lục đều chưa có trường hợp nào thành công đưa được thủ phạm ra trước công lý. Trong số những trường hợp mà gia đình dám đứng ra kêu oan, chỉ có 1% đến được bước đệ trình tư pháp đã phải kết thúc việc tố tụng; chỉ có 9% người nhà dám mời luật sư biện hộ, nhưng trong đó lại có đến 63% gia đình đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không một luật sư nào dám đứng ra nhận các vụ án liên quan đến học viên Pháp Luân Công, ngoài ra có 31% người nhà mặc dù mời được luật sư, nhưng dưới áp lực đe dọa của chính quyền, luật sư cũng sợ hãi mà rút lui. Còn có 29% người nhà mới đến giai đoạn kháng cáo, thuyết phục, thỉnh nguyện, khiếu nại thì đã bị ĐCSTQ đe dọa, không chịu nổi áp lực đành bỏ cuộc; còn có 31% người nhà do bị ĐCSTQ dùng các thủ đoạn lừa gạt, lấp liếm, đùn đẩy trách nhiệm, không có cửa để kêu oan nên đành bỏ cuộc; ngoài ra có 43% người nhà dưới áp lực của ĐCSTQ đành chấp nhận các khoản tiền bồi thường cao, đồng thời thỏa hiệp với những kẻ chịu trách nhiệm về cái chết của các học viên, cam kết im lặng không tiếp tục truy cứu.
Điều tra cho thấy, 14 năm nay, Hắc Long Giang, Hà Bắc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Nam, Bắc Kinh là 11 địa phương mà các học viên Pháp Luân Công bị Phòng 610 các cấp tỉnh/thành phố trực thuộc bức hại hung bạo tàn ác nhất, trong đó tỉnh Hắc Long Giang có số lượng học viên Pháp Luân Công bị bức hại nhiều nhất, đứng thứ hai là tỉnh Hà Bắc, tỉnh Liêu Ninh đứng thứ ba.
Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 273 thành phố trên toàn Trung Quốc, “thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang, thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, thành phố Trùng Khánh, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, thành phố Đại Liên tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc, thành phố Yên Đài tỉnh Sơn Đông” là 12 thành phố nơi các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn khốc nhất, trong đó thành phố Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang có số người tử vong nhiều nhất, đứng thứ hai là thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm, thành phố Duy Phường tỉnh Sơn Đông đứng thứ ba.
Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 844 khu vực/huyện/ thành phố cấp huyện trên toàn đất nước Trung Quốc, trong đó thành phố Song Thành, Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang có số người tử vong nhiều nhất, đứng thứ hai là huyện Nông An, Trường Xuân tỉnh Cát Lâm; thành phố Chiêu Viễn, Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đứng thứ ba.
Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 127 trại lao động cưỡng bức trên toàn Trung Quốc, trong đó trại lao động Triều Dương, Trường Xuân, Cát Lâm tham gia bức hại chết nhiều học viên Pháp Luân Công nhất, trung tâm giáo dưỡng Mã Tam Gia, Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đứng hàng thứ hai, trại lao động Trường Lâm Tử, Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đứng thứ ba. Ngoài ra, trung tâm giáo dưỡng Mã Tam Gia, Thẩm Dương, Liêu Ninh tham gia bức hại chết nhiều nữ học viên nhất.
Điều tra cho thấy, 14 năm qua, các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết xảy ra ở 122 nhà tù trên toàn Trung Quốc, trong đó nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh tham gia bức hại chết nhiều nữ học viên Pháp Luân Công nhất, nhà tù Số 2 tỉnh Liêu Ninh cũng bức hại đến chết nhiều nam học viên Pháp Luân Công nhất.
Mục lục
Phần 1: Mô tả các trường hợp tử vong
1. 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Tính chân thực
4. Báo cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế
5. Tính hoàn chỉnh
6. 19 thủ đoạn phong tỏa thông tin
7. Đột phá phong tỏa
Phần 2: Thống kê các trường hợp tiêu biểu trong số các trường hợp tử vong do bị bức hại
1. Kết cấu tổng thể của mẫu điều tra
2. Thống kê tình hình tử vong do chịu áp lực cao
3. Thống kê tình hình tử vong do bị bắt giam
4. Trường hợp tử vong do giảng chân tướng chiếm tỷ lệ cao nhất
Phần 3:Tra tấn
1. 79 loại dụng cụ đánh đập
2. 70 loại công cụ tra tấn
3. Sốc điện
4. Bức thực
5. Thuốc hủy hoại thần kinh/thuốc độc
6. Cưỡng bức lao động quá sức
7. 27 kiểu nhục hình
8. 16 kiểu ngược đãi
9. Lạm dục tình dục
10. Biệt giam
11. 8 kiểu bức hại tư tưởng
12. Mổ cướp nội tạng
13. Bịa đặt 64 thủ đoạn nói dối để che giấu sự thực về việc tra tấn giết hại
Phần 4: Hoàn cảnh sinh tồn khắc nghiệt
1. Lừa gạt dân chúng tham gia bức hại
2. Tước đoạt quyền sống
3. Cả gia đình nhiều người bị bức hại chết
4. Giết chóc xảy ra trong mọi ngành nghề
5. Sự bất công của tòa án
6. Ở Trung Quốc không có hung thủ giết người nào được đưa ra trước công lý
7. Đơn vị giết người được khen thưởng
Phần 5: Pháp Luân Công chữa khỏi bệnh một cách thần kỳ
1. Chuyện thần thoại trong y học
2. Luyện Pháp Luân Công chữa khỏi bệnh nặng
3. Luyện Pháp Luân Công chữa lành ung thư
Kết luận
Kêu gọi
Phụ lục
Phần 1: Mô tả các trường hợp tử vong
1. 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết
Báo cáo này phân tích chi tiết các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại mà mất đi sinh mệnh ((các trường hợp này cũng là mẫu điều tra của báo cáo), thời gian thu thập mẫu trong vòng 14 năm kể từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 đến ngày 30 tháng 06 năm 2013, toàn bộ thông tin đều lấy từ Minh Huệ Net.
Ngày 18 tháng 06 năm1999, các học viên Pháp Luân Công ở Bắc Mỹ đã thành lập website Minh Huệ Net, dần dần lập ra các chi nhánh thu thập thông tin trên toàn Trung Quốc Đại lục, mỗi ngày đều báo cáo cho Minh Huệ Net về tình hình học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại xảy ra trên toàn Trung Quốc, nhờ đó Minh Huệ Net đã trở thành kênh thông tin chủ đạo toàn cầu phơi bày sự thật về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Những báo cáo cập nhật nhất về các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại gần như đều được đăng trước tiên trên Minh Huệ Net. Cả 3.653 trường hợp tử vong do bị ĐCSTQ bức hại được thống kê trong báo cáo đều đã được đăng trên Minh Huệ Net, một số báo cáo do chính người bị hại trước khi chết tường thuật lại, sau đó được đồng tu chỉnh lý, một số báo cáo là do nhân chứng tận mắt chứng kiến (người đến chia buồn) trực tiếp ghi chép lại, một số báo cáo do thân nhân của người bị hại trực tiếp lên tiếng, một số do các phóng viên của báo Minh Huệ Net ở khu vực đó trực tiếp điều tra tìm hiểu cụ thể sự việc sau đó chỉnh lý đăng lên. Chúng tôi gọi tất cả các tin tức vượt qua phong tỏa để phơi bày cuộc bức hại này là nguồn thông tin.
Ngày 25 tháng 10 năm 1999, Minh Huệ Net công bố tin tức về trường hợp tử vong đầu tiên tại Trung Quốc Đại lục: nữ học sinh Trần Anh 17 tuổi, đang học lớp 12 trường phổ thông trung học tại thành phố Giai Mộc Tư tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 17 tháng 08, Trần Anh đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và bị bắt, cô bị công an Phòng 610 thành phố Giai Mộc Tư – Lý Thuần Hữu đánh chửi, đe dọa và bị ép nhảy khỏi xe [dẫn đến] tử vong. Ngày 19 tháng 02 năm 2000, bà Trần Tú Linh mẹ của Trần Anh đã đăng bài “Lời chứng thực của mẹ Trần Anh” trên Minh Huệ tường thuật lại sự thực về cái chết của con gái mình do ĐCSTQ bức hại. Sau đó, bà Trần Tú Linh cũng bị bắt giam bức hại, rồi nhiều lần bị tạm giam và 4 lần bị đưa vào trại lao động cưỡng bức. Bà Kỷ Đình Hoa mẹ của bà Trần Tú Linh (cũng là học viên Pháp Luân Công) vào đúng dịp 100 ngày sau cái chết của cháu gái Trần Anh cũng uất ức mà qua đời. Ngày 04 tháng 01 năm 2013 phóng viên báo Minh Huệ đăng bài “Những trải nghiệm đau thương của bà Kỷ Đình Hoa, bà Trần Tú Linh, những người mẹ mất đi đứa con gái thân yêu vì bức hại”, bài báo tổng kết cuộc bức hại mà gia đình bà Trần Tú Linh phải chịu đựng suốt 14 năm qua.
Di ảnh của Trần Anh
Ảnh mới nhất của bà Trần Tú Linh, mẹ của Trần Anh
Báo cáo này phân tích chi tiết 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong do bị ĐCSTQ bức hại, phần lớn đều giống như trường hợp của Trần Anh, ban đầu là các tin tức vạch trần cái chết do bị bức hại, sau đó bổ sung hoàn thiện tư liệu, tổng kết quá trình bức hại.
Phụ lục 1: Những thông tin cơ bản về từng trường hợp trong 3.653 trường hợp tử vong do bị ĐCSTQ bức hại, các độc giả quan tâm có thể tra cứu những thông tin này trên Minh Huệ Net.
2. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo này sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống – phương pháp phân tích nội dung, tiến hành nghiên cứu mối liên hệ, đồng thời lập bảng câu hỏi thành văn dựa trên các tiêu chuẩn thống nhất, tiến hành chỉnh lý và tóm tắt một cách có hệ thống đối với 3.653 trường hợp tử vong và khoảng 330 vạn chữ tư liệu thành văn được thống kê tại bản báo cáo điều tra này, làm cơ sở dữ liệu để lập hệ thống biểu báo cáo thống kê. Cả 3.653 trường hợp tử vong và 330 vạn chữ tư liệu thành văn này đều lấy từ Minh Huệ Net. Ngoài ra, từ 330 vạn chữ tư liệu thành văn nguyên gốc này chúng tôi lấy ra một số nội dung có tính điển hình, để giúp độc giả có được nhận thức khách quan và chân thực về sự bức hại tàn sát dã man của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.
3. Tính chân thực
Để đảm bảo nguồn cung cấp thông tin về sự kiện bức hại đến Minh Huệ là chân thực, ngay từ đầu phóng viên Minh Huệ và phóng viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã sử dụng phương pháp gọi điện thoại đối chiếu xác minh tính chân thực của thông tin về sự kiện bức hại, họ gọi điện thoại trực tiếp đến nơi chịu trách nhiệm về sự kiện bức hại hoặc các bộ ngành liên quan tại khu vực đó, hỏi xem có đúng là đã xảy ra sự kiện bức hại không.
Trong số 3.653 trường hợp được thu thập trong bài báo cáo này, chúng tôi thống kê được 116 trường hợp do phóng viên gọi điện thoại xác minh và ghi lại nguyên văn, các cuộc gọi điện đến các tỉnh thành của Trung Quốc này có thể phản ánh một cách khách quan tình huống chân thực của các cuộc bức hại trên toàn Trung Quốc (Biểu đồ 1):
Đối tượng mà phóng viên Minh Huệ và phóng viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp gọi điện thoại đến xác minh sự kiện bức hại chủ yếu là cục công an địa phương, Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, phòng tạm giam, văn phòng chính quyền khu vực thị trấn, văn phòng chính quyền thôn, phòng đại diện khu dân cư, đại diện thôn, đơn vị công tác của người bị hại, bệnh viện nơi người bị hại tử vong, các trại tạm giam, trại lao động cưỡng bức, nhà tù, v.v. nơi người bị hại bị giam giữ. Biểu đồ 2 thống kê các cuộc gọi điện thoại của phóng viên cho thấy, trong số 116 trường hợp gọi điện thoại xác minh, 29% trực tiếp gọi đến đồn công an/Phòng 610/Ủy ban Chính trị và Pháp luật để xác minh, 22% trực tiếp gọi đến phòng tạm giam để xác minh, 18% trực tiếp gọi đến đơn vị công tác của người bị hại để xác minh, 11% trực tiếp gọi đến cơ quan chính phủ các cấp để xác minh:
Biểu đồ 3 thống kê kết quả các cuộc gọi điện thoại xác minh của phóng viên cho thấy: 81% trực tiếp thừa nhận sự kiện bức hại, 18% không phủ nhận sự kiện bức hại, còn trực tiếp phủ nhận sự kiện bức hại là 0%, điều này cho thấy tính chính xác của sự kiện là 100%:
Ghi chép nguyên văn một phần các cuộc gọi điện thoại xác minh của phóng viên Minh Huệ và phóng viên Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp được đăng tại Phụ lục 2: Bảng ghi chép nguyên văn các cuộc gọi điện thoại của phóng viên, ở đây chúng tôi liệt kê một vài cuộc gọi điển hình trong số đó:
Cuộc gọi 1: Đối tượng điều tra nhận được điện thoại vô cùng hoảng loạn: Tháng 10 năm 2003, học viên Pháp Luân Công – cô Lý Thục Hoa (32 tuổi) tại thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm bị bức hại đến chết, trong đoạn ghi chép viết: Theo điều tra của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, khi phóng viên gọi điện đến đồn công an thành phố Du Thục (431-3630-348) vào ngày 16 để hỏi về trường hợp tử vong của cô Lý Thục Hoa, một người đàn ông trực ban nghe điện thoại vô cùng hoang mang, nói lắp bắp: “Anh, anh, anh…” sau đó nói: “Tôi không thể trả lời câu hỏi của anh qua điện thoại được”, rồi cúp máy.
Cuộc gọi 2: Đối tượng điều tra có ý đồ nói dối để chối bỏ trách nhiệm: Học viên Pháp Luân Công bà Lý Hoành Mẫn (55 tuổi) tại Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, tháng 10 năm 2002 bị bức hại đến chết, trong đoạn ghi chép viết: Ngày 07 tháng 12, một người làm việc tại đồn công an Mẫu Đơn Giang trả lời điện thoại của phóng viên, lúc thì nói rằng lý do bắt giữ bà Lý Hoành Mẫn là do bà đóng góp 200.000 nhân dân tệ cho Pháp Luân Công, lúc lại nói rằng bà Lý Hoành Mẫn vì muốn viên mãn mà nhảy lầu tự vẫn, nhưng vị cảnh sát này lại không cách nào giải thích được vì sao bà ấy lại chọn đến đồn công an để nhảy lầu viên mãn, hơn nữa khi nghe phóng viên giải thích viên mãn không có nghĩa là chết, thì vị cảnh sát này không nói được gì nữa.
Cuộc gọi 3: Thừa nhận rằng Phòng 610 chịu trách nhiệm: Học viên Pháp Luân Công cô Giả Đông Mai (33 tuổi) tại Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang bị bức hại chết tháng 05 năm 2003, đoạn ghi chép viết: Tại đồn công an Hạc Bắc (468-6031327) một nam cảnh sát thừa nhận sự thực về trường hợp tử vong của Giả Vĩnh Phát, Giả Đông Mai, còn nói: “Chi tiết cụ thể phải hỏi mấy người Quốc Thư Quân, Trịnh Văn Sơn của Phòng 610, chính họ đã tống cô ấy vào trại lao động cưỡng bức”. Nam cảnh sát này còn thừa nhận Giả Vĩnh Tồn vẫn bị giam trong trại lao động cưỡng bức, những người thân khác của anh Giả Vĩnh Phát như mẹ, vợ, chị gái đầu Giả Vĩnh Mai, chị gái thứ hai Giả Thu Mai đã được thả ra, con trai 9 tuổi của cô Giả Đông Mai hiện ở nhà chị gái.
Cuộc gọi 4: Thừa nhận trại lao động hủy xác xóa dấu vết: Học viên Pháp Luân Công anh Triệu Ái Quốc tại Thạch Hà Tử, Tân Cương, tháng 06 năm 2003 bị bức hại chết, đoạn ghi chép viết: Một người làm việc ở nhà tang lễ Thạch Hà Tử (0993-2610952) mấy hôm trước đã thừa nhận: “Việc này xảy ra hơn một tháng trước, trại lao động đã mang cả tro cốt đi rồi. Triệu Ái Quốc có vẻ như là người ngoài.” Trại lao động Thạch Hà Tử (0993-2264276) không có ai trả lời điện thoại.
Cuộc gọi 5: Thừa nhận vì từ chối chuyển hóa mà bị bức hại đến chết: Học viên Pháp Luân Công anh Gia Cát Trí Dũng (26 tuổi) ở thành phố Lục An, An Huy, tháng 09 năm 2002 bị bức hại chết, đoạn ghi chép viết: Tại bộ phận giám sát nhà tù tại Phiệt Môn, Bạch Hồ, thành phố Lục An, tỉnh An Huy (565-7561254) một nam cảnh sát hôm trước đã thừa nhận anh Gia Cát Trí Dũng bị tử vong tại nhà tù. Cảnh sát này nói: “Đã bị bắt lao động cưỡng bức 03 năm nay rồi nhưng anh ta vẫn không ‘chuyển hóa’, rơi vào hoàn cảnh này cũng là bất đắc dĩ.” Về nguyên nhân tử vong của anh Gia Cát Trí Dũng, vị cảnh sát này ngập ngừng không muốn tiết lộ, chỉ nói là sự cố ngoài ý muốn.
Cuộc gọi 6: Thừa nhận vì tu luyện Pháp Luân Công chữa khỏi bệnh ung thư, lại bị cưỡng bức lao động khiến cho bệnh cũ tái phát mà chết: Học viên Pháp Luân Công – cô Lý Bảo Hà (48 tuổi) tại Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh bị bức hại chết vào tháng 06 năm 2000, đoạn ghi chép viết: Ngày 05 tháng 03 năm 2003, người thân của cô Lý Bảo Hà tại thôn Nam Tân Trang nói: “Vài năm trước, cô Lý Bảo Hà bị mắc bệnh ung thư, sau khi tu luyện Pháp Luân Công sức khỏe của cô rất tốt. Chỉ vì chính phủ nói Pháp Luân Công có mục đích chính trị, nên bắt cô ấy đi giáo dưỡng, kết quả là cô ấy bệnh cũ tái phát mà qua đời.”
Cuộc gọi 7: Thừa nhận tin tức bị phong tỏa: Học viên Pháp Luân Công bà Vương Quế Cúc tại Bắc Kinh bị bức hại chết vào tháng 05 năm 2002, đoạn ghi chép viết: Ngày 26 tháng 05, Giám đốc Viện nghiên cứu Thủ Cương Dã Kim đã nghe điện thoại và thừa nhận với phóng viên về cái chết của bà Vương Quế Cúc, đồng thời tiết lộ: “Những người biết rõ sự việc đều không được nói ra.” Điều này chứng tỏ rằng tin tức đã bị phong tỏa.
4. Báo cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế
Sự thực về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công không chỉ được điều tra báo cáo trên Minh Huệ Net, mà được các phương tiện và cơ quan truyền thông quốc tế tiến hành điều tra báo cáo độc lập. Trong số 3.653 trường hợp được ghi chép trong bài báo cáo này, theo thống kê (không đầy đủ) của chúng tôi, có 86 trường hợp bị bức hại đã được các phương tiện truyền thông quốc tế độc lập đưa tin. 86 trường hợp này được đưa tin trên 23 phương tiện truyền thông quốc tế, các trường hợp này có mặt tại 16 tỉnh thành trên toàn Trung Quốc, điều này cho thấy truyền thông quốc tế cũng rất quan tâm đến cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, chi tiết tại Biểu đồ 4:
Biểu đồ 5 thống kê cho thấy, [hãng thông tấn] Agence France Presse (AFP) đăng tin nhiều nhất 40 trường hợp, tiếp theo là Associated Press (AP) 24 trường hợp, Thông tấn xã Đài Loan (CNA) 20 trường hợp, Thế giới Nhật báo 16 trường hợp, Reuters 14 trường hợp, Đài Á châu tự do 13 trường hợp:
Trường hợp 1: [Bài viết về bà] Trần Tử Tú được trao giải thưởng báo chí Pulitzer: Ngày 20 tháng 04 năm 2000, tờ nhật báo Phố Wall, Mỹ Quốc đăng bài viết có tiêu đề: “Cho đến giờ phút cuối cùng, bà Trần vẫn khẳng định tu luyện Pháp Luân Công là hoàn toàn có lợi”, đưa tin về học viên Pháp Luân Công bà Trần Tử Tú (59 tuổi) trú tại Duy Phường, tỉnh Sơn Đông bị chính quyền ĐCSTQ bắt giam vào Trung tâm quản giáo chuyển hóa học viên Pháp Luân Công mới được thành lập, bà Trần Tử Tú vì từ chối “chuyển hóa” nên bị đánh đập tàn nhẫn đến mức chỉ còn thoi thóp, sau đó bà Trần còn bị bắt đi chân trần trên băng tuyết, khiến bà tử vong. Bài báo này khiến cả thế giới chấn động, phóng viên viết bài báo này Lan Johnson đã giành giải thưởng báo chí lớn của Giải Pulitzer. Sau khi câu chuyện về bà Trần Tử Tú vì kiên định không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công mà bị bức hại được đăng trên trang nhất Nhật báo Phố Wall, chính phủ Trung Quốc nghi ngờ con gái bà Trần Tử Tú là Trương Học Linh đã cung cấp thông tin cho phóng viên, vì vậy đã bắt giam Trương Học Linh.
Trường hợp 2: Các trường hợp bị đánh đập tàn nhẫn trở thành tiêu điểm chú ý của các tổ chức quốc tế: Tháng 11 năm 2000, Tạp chí Tổ chức Ân xá thế giới ở Dublin đăng tin học viên Pháp Luân Công cô Triệu Kim Hoa (42 tuổi) trú tại thành phố Diên Đài, tỉnh Sơn Đông vì từ chối chuyển hóa đã bị cảnh sát ở đồn công an Trương Tinh đánh đập dã man suốt 10 ngày dẫn đến tử vong, lúc đó đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng thế giới. Để truy tìm ra người tiết lộ bí mật về cái chết của cô Triệu Kim Hoa, lực lượng cảnh sát thành phố Yên Đài đã thành lập 10 tổ chuyên án, mỗi tổ gồm ít nhất 6 người, họ tùy ý bắt giam tất cả các học viên Pháp Luân Công, tra tấn, cho nghỉ việc, bắt vào trại lao động, có liên đới đến gần 100 người.
Trường hợp 3: Cuộc bức hại ở bệnh viện tâm thần được đăng trên tờ Washington Post: Học viên Pháp Luân Công anh Phòng Lập Hoành (38 tuổi) trú tại thành phố Yên Sơn, tỉnh Liêu Ninh, vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công mà bị bắt đưa vào Bệnh viện tâm thần Khang Ninh thành phố Yên Sơn, bị bức hại bằng thuốc kích thích thần kinh, sau khi bị đưa vào bệnh viện anh Phòng Lập Hoành trốn thoát được ra ngoài, trả lời phỏng vấn của Washington Post anh nói: “Tôi không bị tâm thần, nhưng tôi đã bị ép ở cùng các bệnh nhân tâm thần khác suốt 16 tháng.” Anh Phòng nói: “Ở Bệnh viện tâm thần Khang Ninh thành phố Yên Sơn, tôi bị bắt phải uống thuốc hàng ngày,” sau đó bệnh viện đưa thuốc bảo anh ấy về phòng tự uống. Anh nói, bác sĩ bệnh viện bảo anh rằng họ biết anh không bị bệnh, nhưng vẫn phải theo lệnh cấp trên để điều trị.
Trong suốt thời gian 45 phút trả lời phỏng vấn Washington Post, anh Phòng Lập Hoành có biểu hiện hoàn toàn minh mẫn, nói năng lưu loát rõ ràng. Ngày 08 tháng 02 năm 2002, anh Phòng Lập Hoành bị bức hại đến chết, ngày 27 tháng 08 năm 2002, Trung Quốc Nhật báo đã đăng tin này, đồng thời cũng đề cập đến những lời tường thuật của anh Phòng về việc bị bức hại trong bệnh viện tâm thần đăng tải trên Washington Post.
5. Tính hoàn chỉnh
Bài báo cáo cung cấp những thông tin khá hoàn chỉnh về 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, 100% người bị hại có đầy đủ thông tin về họ tên, 87% có thông tin về giới tính, hộ khẩu tại khu vực tỉnh thành phố, thời gian tử vong, thậm chí 71% có thông tin về quá trình bị bức hại, đơn vị và cá nhân trực tiếp thi hành bức hại.
Thông tin cơ bản về người bị hại, quá trình bị bức hại đến chết, người chịu trách nhiệm trực tiếp thi hành bức hại và đơn vị phụ trách, là ba yếu tố cấu thành nên một chuỗi chứng cứ hoàn chỉnh. Trong số 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết được nêu trong bài báo cáo này, 71% trường hợp đã có chuỗi chứng cứ hoàn chỉnh, đủ để làm tư liệu chứng cứ cho gia đình người bị hại lập hồ sơ khởi tố sự kiện bức hại lên cơ quan pháp luật.
Thật không hề dễ dàng để có được những thông tin hoàn chỉnh này, người lấy thông tin phải bất chấp nguy hiểm đến tính mạng vượt qua tầng tầng lớp lớp kiểm duyệt, tổng hợp từ rất nhiều nguồn tin, mới có thể phơi bày được sự thực.
6. 19 thủ đoạn phong tỏa thông tin
Mặc dù từ tháng 07 năm 1999 đến nay đã có hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến mất đi sinh mệnh, nhưng do sự phong tỏa thông tin có tính hệ thống của ĐCSTQ nên người dân thế giới quả thật rất khó cảm nhận được tính nghiêm trọng của cuộc bức hại này.
Theo thống kê một cách không đầy đủ của chúng tôi, có 530 trong số 3.653 trường hợp bị bức hại đến chết bị ĐCSTQ phong tỏa thông tin, có mặt khắp 28 tỉnh thành phố trực thuộc của Trung Quốc. Nhìn vào đường cong tỷ lệ tử vong ở các khu vực, có thể thấy xu thế phân bố trường hợp tử vong và phong tỏa thông tin ở các khu vực là tương đương nhau, điều này cho thấy 530 trường hợp mà chúng tôi thống kê có thể đại diện cho tình trạng phong tỏa thông tin trên toàn Trung Quốc, có tính phổ quát rõ rệt, đồng thời cũng thể hiện việc phong tỏa thông tin được ĐCSTQ thực hiện một cách nhất quán trên toàn quốc, tuyệt đối không phải một hành vi cá biệt ở một khu vực cá biệt:
a. Huy động toàn bộ bộ máy quốc gia tham gia phong tỏa thông tin một cách có hệ thống
Chúng tôi điều tra phát hiện thấy, chính quyền ĐCSTQ không những không bắt các cá nhân và đơn vị phụ trách trực tiếp bức hại đến chết các học viên Pháp Luân Công phải đền tội, giải oan cho người bị hại, ngược lại ĐCSTQ chỉ đạo các cấp từ trên xuống dưới, huy động toàn bộ bộ máy quốc gia cùng với kẻ gây ra tội ác không từ thủ đoạn nào để che giấu và phong tỏa thông tin.
Trường hợp 1: Để phong tỏa thông tin, được sự đích thân chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng Bộ Chính trị, Bộ Công an đôn đốc, phối hợp với tòa án, kiểm soát, cơ quan chính phủ các cấp để truy bắt người bị hại trên toàn quốc cho đến chết: 3 giờ chiều ngày 07 tháng 05 năm 2004, học viên Pháp Luân Công cô Cao Dung Dung (37 tuổi) trú tại thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh bị Trung tâm giáo dưỡng Long Sơn thành phố Thẩm Dương liên tục sốc điện vào mặt làm khuôn mặt bị biến dạng, tính mệnh nguy cấp, được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học y khoa Trung Quốc, sau đó được sự giúp đỡ của các học viên Pháp Luân Công, cô Cao Dung Dung đã trốn khỏi bệnh viện, và đăng bức ảnh khuôn mặt bị biến dạng của mình đồng thời phơi bày quá trình bị bức hại lên Minh Huệ Net, khiến cho cộng đồng quốc tế quan tâm phản ứng mạnh mẽ. Để che giấu sự thực về cuộc bức hại, Ủy viên Trung ương Đảng Bộ Chính trị của ĐCSTQ là La Cán đã đích thân chỉ đạo, Bộ Công an đưa sự kiện cô Cao Dung Dung trốn thoát vào hồ sơ Vụ án lớn số 26, Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Liêu Ninh, Phòng 610, viện kiểm soát, cơ quan tư pháp, công an, v.v. liên tục phong tỏa tin tức về cô Cao Dung Dung, các học viên Pháp Luân Công tham gia giải cứu cô Cao Dung Dung đều bị bắt giam chịu bức hại tàn khốc. Tháng 03 năm 2005, cô Cao Dung Dung trong lúc rời khỏi nơi ẩn náu đã không may bị bắt, bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, ngày 16 tháng 06 năm đó, cô đã bị bức hại đến chết tại trại lao động.
Cô Cao Dung Dung
Cô Cao Dung Dung bị sốc điện khiến khuôn mặt biến dạng
Trường hợp 2: Để phong tỏa thông tin, chủ tịch tỉnh trực tiếp chỉ huy hỏa táng thi thể, đe dọa người nhà không cho tiết lộ bí mật: Học viên Pháp Luân Công cô Lý Mai (28 tuổi) trú tại thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy bị bắt chỉ vì dự định đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, sáng ngày 01 tháng 02 năm 2001, cô bị bức hại đến chết ở trại lao động cưỡng bức Hợp Phì. Chiều ngày 01 tháng 02, người nhà được thông báo đến nhận thi thể nhưng không được mang máy ảnh hay máy quay phim. Sợ thông tin bị lộ ra ngoài, phó chủ tịch tỉnh An Huy lúc đó đích thân đến hiện trường yêu cầu phải lập tức mang thi thể đi hỏa táng, công an, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, các quan chức chính quyền cũng yêu cầu phải hỏa táng thi thể. Lúc hỏa táng còn huy động một lượng lớn công an canh giữ xung quanh đài hóa thân không cho bất cứ người nào vào, chính quyền các cấp gây áp lực lên người nhà không cho tiết lộ bí mật ra ngoài.
Trường hợp 3: Cảnh sát tra tấn đến chết cùng một lúc bốn nữ học viên Pháp Luân Công, phòng công an tỉnh trực tiếp tiêu hủy chứng cứ, uy hiếp gia đình nạn nhân, kết án các học viên Pháp Luân Công khác đến chia buồn: Ngày 24 tháng 10 năm 2002, bảy học viên Pháp Luân Công trú tại Nga Mao Khẩu, huyện Hoài Nhân, thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây đến dán tờ rơi giảng chân tướng tại văn phòng chính quyền tỉnh, 09 giờ sáng hôm đó bị bắt giữ, vào lúc 04 giờ chiều, bốn học viên là cô Dương Diễm Anh, Trương Ái Hoa, Lý Mỹ Lan, Hình Dẫn Đệ đã bị cảnh sát trong lúc tra khảo dùng dùi cui điện đánh đến chết. Để phong tỏa thông tin, phòng công an tỉnh Sơn Tây trực tiếp xuất hiện, đe dọa người nhà nạn nhân, đồng thời kết án 15 năm tù đối với ba học viên còn lại chưa bị đánh chết là Sử Tố Bình, Vương Minh Hà, Vương Anh Hương.
Trường hợp 4: Để phong tỏa thông tin, Phòng 610 tỉnh ngay trong đêm đã huy động cả trăm người thuộc Phòng 610 các cấp, chính quyền địa phương, các cơ quan công an, kiểm sát và tư pháp đến khống chế người nhà nạn nhân: Học viên Pháp Luân Công anh Trần Quang Huy (40 tuổi) trú tại Nam Kinh tỉnh Giang Tô bị kết án vì thiết lập điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng, năm 2004 anh bị nhà tù Tô Châu tra tấn sốc điện trở thành sống thực vật. Trong suốt hai năm, anh Trần Quang Huy sống trong tình trạng hôn mê bất tỉnh, mặc dù người nhà kiên trì yêu cầu quản lý trại giam cho phép tại ngoại chữa trị, nhưng vẫn bị từ chối, nhà tù trả lời rằng có chết cũng phải chết trong tù. Trong khi anh Trần Quang Huy bệnh tình nguy kịch, người phụ trách nhà tù vẫn yêu cầu bệnh viện phong tỏa thông tin, nói rằng: “Chúng tôi không ngăn người nhà bệnh nhân mà chủ yếu ngăn người nước ngoài muốn đến tìm hiểu thông tin.” Sau 2 năm nằm hôn mê trong bệnh viện trại giam, anh Trần Quang Huy đã từ trần ngày 12 tháng 12 năm 2006. Đêm hôm đó, Phòng 610 tỉnh Giang Tô đã huy động Phòng 610 các cấp ở các thành phố Liên Vân Cảng, thành phố Hoài An, huyện Liên Thủy và đồn công an thị trấn Cao Câu (nguyên quán của anh Trần Quang Huy ở thị trấn Cao Câu huyện Liên Thủy), đồng thời phối hợp với Phòng 610 thành phố Tô Châu, cơ quan công an, kiểm soát và tư pháp thành phố Tô Châu, lực lượng cảnh sát vũ trang thành phố Tô Châu, còn có một phó bí thư huyện ủy, một cảnh sát mặc thường phục, cảnh sát ngầm trong hệ thống nhà tù, tổng cộng có đến một, hai trăm người, bí mật theo dõi, khống chế toàn bộ quá trình tổ chức tang lễ cho anh Trần Quang Huy.
Trường hợp 5: Phong tỏa cả làng, lãnh đạo thôn đích thân đến cưỡng ép người nhà ký tên đồng ý che giấu sự thực: Ngày 28 tháng 08 năm 2002, 6 người thuộc đội cảnh sát đồn công an thôn Thạch Độ, đồn công an huyện Vũ Ninh tỉnh Giang Tây kéo đến nhà của học viên Pháp Luân Công anh Trần Kiến Ninh (31 tuổi), cưỡng ép lôi anh đi nhằm truy tìm ra nguồn gốc các đĩa giảng chân tướng mà anh giữ, chiều hôm đó họ đã đánh chết anh Trần. Để che giấu tội ác, đêm hôm đó một lực lượng lớn cảnh sát đã được điều động đến tất cả các xóm có học viên học Pháp Luân Công trong thôn, đứng trước người dân nói dối rằng anh Trần Kiến Ninh đã tự sát, mọi người không được ra ngoài, đồng thời khi tổ chức tang lễ không được cho người ở thôn khác vào dự. Ngày 29 tháng 08, một đoàn gồm phó bí thư huyện, chủ tịch huyện, bí thư ủy ban Chính trị và Pháp luật huyện, trưởng đồn công an, trưởng viện kiểm sát đã gặp mặt gia đình người bị hại, cùng lúc đó vợ của anh Trần là chị Đường Mỹ Phân cũng bị cảnh sát tra khảo đánh đập tại đồn công an, họ cưỡng ép gia đình người bị hại nhận khoản tiền bồi thường 15.000 nhân dân tệ, ký tên thỏa hiệp lập tức hỏa thiêu thi thể. Năm tiếng sau khi thi thể anh Trần được hỏa táng, chị Đường Mỹ Phân mới được thả về nhà.
b. 19 thủ đoạn phong tỏa thông tin
Để phong tỏa thông tin về cuộc bức hại, ĐCSTQ đã nghĩ ra các thủ đoạn khiến người ta khó mà tưởng tượng nổi, rất nhiều thủ đoạn vô cùng hèn hạ vô nhân tính, có thể nói là điên rồ. Chúng tôi thống kê được trong số 3.653 trường hợp tử vong có 530 trường hợp bị ĐCSTQ phong tỏa thông tin, trong đó chúng tôi nhận thấy các thủ đoạn ĐCSTQ dùng để phong tỏa thông tin có thể phân thành tiêu hủy thi thể, tiêu hủy chứng cứ cuộc bức hại, ngăn chặn truy tìm chứng cứ, ngăn chặn lan truyền thông tin, xóa dấu tích của người chết khi còn sống, tổng cộng 5 thủ đoạn lớn và 19 thủ đoạn nhỏ:
Thống kê tại Bảng biểu số liệu 2 cho thấy, tiêu hủy thi thể, ngăn chặn truyền bá thông tin, ngăn chặn lấy chứng cứ (nghĩa là sử dụng mọi phương thức để ngăn chặn người nhà, luật sư, bệnh viện pháp y hoặc học viên Pháp Luân Công tìm ra chứng cứ) là những thủ đoạn mà ĐCSTQ hay sử dụng nhất, hơn 50% trường hợp xác thực là đã bị phong tỏa thông tin bằng ba thủ đoạn này. Các thủ đoạn nhỏ có thể kể đến: thủ đoạn khống chế/đánh đập/bắt giam/cưỡng bức lao động/kết án người thân của nạn nhân được ĐCSTQ sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (24%); tiếp theo là thủ đoạn cưỡng ép hỏa táng thi thể bất chấp sự phản đối của người nhà (21%); tiếp nữa là không cho người nhà và học viên Pháp Luân Công xem tử thi hoặc tiếp xúc gần tử thi, hoặc tự mang tử thi đi xử lý (18%); hỏa táng thi thể do bị chính quyền bức hại/đe dọa/lừa gạt (17%); huy động chính phủ thậm chí cả lực lượng vũ trang để khống chế hiện trường nơi phát sinh sự việc, nơi hỏa thiêu, nơi đưa tang, truy điệu nạn nhân (15%). Ngoài ra, khống chế/đánh đập/bắt giam/cưỡng bức lao động/kết án các học viên Pháp Luân Công đến chia buồn chiếm 10%, bí mật hỏa táng mà không thông báo cho người nhà 9%, tiêu hủy hoặc phong tỏa các chứng cứ ban đầu tại hiện trường xảy ra bức hại, nơi hỏa táng, giải phẫu, cấp cứu của bệnh viện 8%, chối bỏ trách nhiệm bằng cách cưỡng ép/lừa gạt người nhà nạn nhân ký tên, viết cam kết không truy cứu 7%, ngăn chặn/cấm đoán người nhà tự đi mời bệnh viện kiểm định 7%, không cho người nhà hoặc học viên Pháp Luân Công chụp ảnh, quay phim 5%, thậm chí còn cả giải thể đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm bức hại h