Bài viết của phóng viên Minh Huệ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HỤÊ 02-09-2013] Ngày 30 tháng 08 năm 2013, một xe cứu thương đã chạy rất nhanh ra khỏi thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, với tiếng còi báo động rú ầm ĩ với tốc độ nhanh trên đường cao tốc Hà Đồng.

Một người phụ nữ rất xanh xao nằm ở bên trong. Đôi mắt của cô ấy nhắm chặt và đang được thở ô-xy. Trong xe cứu thương cùng với nhân viên cấp cứu là ba người phụ nữ với vẻ mặt lo lắng, khắc khoải, họ là thân nhân của người phụ nữ đang được đưa đi cấp cứu nằm bên cạnh họ.

Chiếc xe cứu thương quả thực đang đưa cô ấy về nhà từ một trại lao động cưỡng bức, bởi vì các nhân viên của trại này không muốn cô ấy chết trong tù của họ.

Cô Triệu Quyên

Một người thực sự tốt bụng và luôn giúp đỡ học sinh của mình

Người phụ nữ nằm trong xe cứu thương là cô Triệu Quyên, 49 tuổi, là giáo viên của Trường trung học số 01 của thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Cô Triệu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào cuối năm 1995. Không bao lâu sau khi tu luyện, bệnh suy nhược thần kinh của cô cùng các vấn đề về dạ dày mà cô đã phải chịu đựng hơn 10 năm qua đã biến mất. Trước khi tu luyện, cô thậm chí không dám uống dù chỉ một chút nước lạnh. Sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tất cả bệnh tật của cô đều biến mất.

Đại Pháp đã giúp cô Triệu biết cách làm thế nào để trở thành một người tốt thực sự. Khi rảnh rỗi cô luôn giúp các học sinh của mình học tập mà không đòi hỏi bất khứ khoản hồi đáp nào. Cô cũng hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cô được học sinh rất ngưỡng mộ.

Cuộc bức hại khiến cô bị bắt giam, mất việc và ly dị

Nhưng kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, cô Triệu đã bị bức hại. Cô đã bị bắt giam tám lần, bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức ba lần, và vô số lần bị sách nhiễu. Cô đã bị mất công việc đúng chuyên môn giảng dạy của mình và bị điều chuyển làm một công việc khác, và chồng cô đã ly dị cô.

Vào ngày 10 tháng 09 năm 2012, cô Triệu trở thành người vô gia cư, cô lại một lần nữa bị bắt giam ở thành phố Giai Mộc Tư cùng với những người bạn của cô là cô Lưu Lệ Kiệt, cô Hạng Hiểu Ba, cô Vương Anh Hà, cô Nhậm Thục Hiền, cô Trương Thục Anh, và cô Thôi Tú Vân chỉ bởi vì cô đã đến thăm họ. Tất cả bảy người phụ nữ đều bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Phục hồi chức năng của tỉnh Hắc Long Giang. Khi cô bị giam giữ ở đó, cô bị biệt giam, và bị bắt phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ, và bị cấm ngủ.

Cô Lưu Lệ Kiệt, cô Triệu Quyên, cô Nhậm Thục Hiền, và cô Hạng Hiểu Ba

Cô Thôi Tú Vân

Gia đình cô cũng phải chịu đau khổ

Không bao lâu sau khi bị đưa vào trại lao động, do bị tra tấn, cô Triệu bắt đầu có những triệu chứng bệnh tim khá nghiêm trọng, và nhiều lần cô đã ở bên bờ cái chết. Mẹ của cô ấy đã khoảng 70 tuổi, mỗi ngày bà đều lo lắng cho cô Triệu. Anh trai của cô Triệu thường xuyên phải di chuyển giữa hai thành phố Cáp Nhĩ Tân và Giai Mộc Tư để tìm cách giải cứu cô.

Nhưng các nhân viên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều đẩy anh ấy ra khi anh ấy nói lý do anh ấy đến đó. Anh ấy đã rất lo lắng. Thậm chí anh ấy đã phát bệnh ung thư trực tràng. Anh ấy lo lắng khi mạng sống của người em gái út của mình đang gặp nguy hiểm, nhưng anh ấy phải đi tới Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh và những nơi khác nữa để phẫu thuật.

Các trại lao động đóng cửa, nhưng các học viên Pháp Luân Công vẫn không được thả tự do

Từ tháng Bảy và tháng Tám năm nay, tất cả trại lao động trên toàn Trung Quốc bắt đầu thả các tù nhân. Tuy nhiên, khi người nhà cô Triệu tới hỏi nhân viên của trại lao động tỉnh Hắc Long Giang thì họ đã không thả cô Triệu.

Đến cuối tháng Tám, hầu hết tù nhân đều được trả tự do ngoại từ một số học viên Pháp Luân Công. Cô Triệu và một số người khác đã phản đối và bắt đầu tuyệt thực. Không bao lâu sau sức khỏe của cô Triệu xấu đi và cô đang ở bên bờ vực cái chết. Tuy nhiên, trại lao động đã yêu cầu Phòng 610 của thành phố Song Áp Sơn đến đưa cô ấy đi để họ có thể giám sát cô ấy.

Trong số bảy học viên, những người đã bị bắt giữ và đưa đến trại lao động cưỡng bức cùng với cô Triệu, còn có cô Hạng Hiểu Ba hiện đang bị rối loạn tinh thần do phải chịu bức hại và đã bị chuyển đến Phòng 610 của thành phố Giai Mộc Tư. Cô ấy vẫn ở trong tình trạng hoảng loạn. Cô Triệu thì đang cận kề cái chết và được Phòng 610 đưa về nhà.

Năm học viên vẫn đang bị giam giữ gồm có cô Lưu Lệ Kiệt, cô Vương Anh Hà, cô Nhậm Thục HIền, cô Trương Thục Anh, và cô Thôi Tú Vân. Trại lao động này đã câu kết với Phòng 610 để yêu cầu gia đình mỗi người phải đến Ủy ban Chính trị và Pháp luật để viết bản cam kết và sau đó đi đến trại lao động cưỡng bức cùng với một đại diện của Đảng ủy. Họ tuyên bố rằng đây là cách duy nhất để các học viên này có thể được thả ra.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/2/飞奔在哈同高速公路上的“120”急救车-278969.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/22/142851.html

Đăng ngày 12-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share