Bài viết của Phi Vũ
[MINH HUỆ 26-05-2013]
Tạp chí Lens gây sốc độc giả bằng sự tàn bạo bên trong Mã Tam Gia
Tạp chí Lens của Trung Quốc đã công bố một bài viết độc quyền cung cấp tài liệu về các phương thức tra tấn được sử dụng trong Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào ngày 07 tháng 04 năm 2013. Tựa đề là “Ra khỏi Mã Tam Gia,” bài viết sâu rộng này được đăng lại nhiều lần bởi những trang web chính của Trung Quốc, bao gồm Sina, Sohu, Tengxun và 163. Những trang web này đã thay đổi tựa đề bài viết nhưng nội dung không thay đổi.
Bài viết tập trung vào nhiều nạn nhân ở Mã Tam Gia, những người bị giam vì thỉnh nguyện đến chính phủ, nhưng nó cố tình không đề cập đến các học viên Pháp Luân Công vốn chiếm đa số những tù nhân ở Mã Tam Gia.
Mặc dù không thảo luận về các học viên Pháp Luân Công, mặt tối của Mã Tam Gia được miêu tả trong bài viết vẫn khiến nhiều người ớn lạnh, và có người thậm chí không thể tin rằng Mã Tam Gia có thể tà ác như vậy. Họ không biết các lính canh có còn lại chút nhân tính nào không, và tự hỏi những thủ phạm sao có thể nhẫn tâm tra tấn nạn nhân bằng những phương thức tàn bạo như vậy.
Trong khi các độc giả của bài viết vẫn đang choáng váng vì bị sốc bởi tội ác trong Mã Tam Gia và lên án họ, thì một phim tài liệu có tiêu đề “Người trên đầu ma quỷ: Những phụ nữ của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia” đã được chiếu trực tuyến lần đầu tiên vào ngày 01 tháng 05, và đưa Mã Tam Gia trở lại tiêu điểm chính.
Những tội ác ở Mã Tam Gia đã được công bố rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông nước ngoài vào đầu những năm 2000. Trại lao động đã gia tăng tai tiếng của nó khi tăng cường tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Tuy nhiên, bên trong Trung Quốc, Mã Tam Gia vẫn được che đậy và tô điểm. Tội ác của nó đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm đã giành được nhiều phần thưởng nổi bật và sự chú ý đáng kể từ nguyên tổng Bí thư Trung Quốc là Giang Trạch Dân và đồng bọn của ông ta. Sự ủng hộ của ĐCSTQ đối với trại lao động tà ác này đã nhấn mạnh thêm sự xảo quyệt và đạo đức giả của chế độ.
Chế độ cộng sản trợ cấp khoản tài chính to lớn để hỗ trợ Mã Tam Gia
Bài viết của Tạp chí Lens đã chỉ ra rằng: “Các tòa nhà của trại lao động được xây dựng vào năm 2000 và chúng trông rất rộng rãi và sáng sủa.” Dưới đây là sự thật đằng sau các tòa nhà của Mã Tam Gia.
Sau khi kiểm tra Mã Tam Gia vào đầu năm 2000, hai viên chức Phòng 610 Trung ương là Vương Mậu Lâm và Đổng Tụ Pháp đã ca ngợi sự đàn áp Pháp Luân Công của trại lao động và gửi một bản báo cáo chi tiết cho Giang Trạch Dân. Giang đã gửi 6 triệu nhân dân tệ đến trại lao động và ra lệnh cho trưởng Phòng 610 Lưu Kinh thành lập “Chuyển hóa thông qua cơ sở giáo dục Mã Tam Gia” càng sớm càng tốt. Dự án sau đó đã tăng lên 10 triệu nhân dân tệ và tỉnh Liêu Ninh được nói rằng là để bù đắp sự thiếu hụt kinh phí.
Ngoài ra, với mỗi học viên từ tỉnh Liêu Ninh bị đưa đến Mã Tam Gia, chính quyền địa phương phải đưa cho trại lao động 10.000 nhân dân tệ. Từ tháng 10 năm 1999 đến tháng 04 năm 2004, Mã Tam Gia đã giam hơn 4.000 học viên. Nói cách khác, số tiền đổ vào Mã Tam Gia từ các chính quyền địa phương trong tỉnh đã hơn 40 triệu nhân dân tệ.
Một quan chức cấp cao của Văn phòng Tư pháp tỉnh Liêu Ninh từng nhận xét tại một cuộc họp “thả tù nhân” vào năm 2004 rằng: “Tài chính dùng vào việc đối phó với Pháp Luân Công đã vượt qua chi phí của một cuộc chiến tranh.” Vào thời điểm đó thậm chí là chưa đến 5 năm của cuộc bức hại. Bây giờ cuộc bức hại đã 14 năm, và người ta có thể suy ra bao nhiêu tiền đã dành cho cuộc đàn áp môn tu luyện này.
Những cuộc tấn công tàn nhẫn của Mã Tam Gia vào các học viên đã giành được ân huệ từ Phòng 610 Trung ương
Tại sao Mã Tam Gia lại nhận được sự đối đãi đặc biệt từ Phòng 610 Trung ương? Chủ yếu là do những nỗ lực tàn nhẫn của nó trong việc khiến các học viên Pháp Luân Công bị đau khổ.
Trong những năm đầu của cuộc bức hại, hầu hết các học viên bị giam trong những trại lao động của chế độ. Trong khi các trại lao động khác vẫn còn đang dự tính phải làm gì với những người vô tội này, Mã Tam Gia đã thực hiện một hệ thống tra tấn và tẩy não. Những thủ đoạn của nó đối với Pháp Luân Công đã giành được sự ủng hộ và tán thành từ Giang Trạch Dân. Không có gì ngạc nhiên khi chế độ cộng sản tiếp tục bơm tiền và trút vào nó những phần thưởng và sự công nhận.
Trưởng Phòng 610 Trung ương là Lưu Kinh và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật La Cán đã nhiều lần đến Mã Tam Gia để tìm hiểu về những thủ đoạn mới chống lại Pháp Luân Công. Bộ đôi này đã đích thân chỉ đạo những lính canh gây áp lực lên các học viên để khiến họ từ bỏ tín ngưỡng. Mã Tam Gia từng phát sóng bài phát biểu của Lưu Kinh, vốn đầy những lời dối trá và lăng mạ vị sáng lập Pháp Luân Công.
La Cán và Lưu Kinh đã giúp đưa những thủ đoạn của Mã Tam Gia đến những trại lao động khác ở tỉnh Liêu Ninh, và sau đó là phổ biến chúng trên khắp đất nước. Kết quả là, tất cả trại lao động đã tăng cường tấn công các học viên Pháp Luân Công.
Mã Tam Gia đã trở thành “con đẻ” trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bởi giành được sự ủng hộ của Giang Trạch Dân và sự tận tâm của nó đối với chính sách của ông ta.
Các phương thức tra tấn được báo cáo trong bài viết của Tạp chí’Lens’không thể so sánh với những thủ đoạn áp dụng với các học viên
Một hình thức tra tấn trong bài viết của Tạp chí Lens đề cập đến các nạn nhân bị ép ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ trong một vài giờ trong lúc đọc nội quy của trại lao động.
Có một hình thức tra tấn tương tự áp dụng cho các học viên Pháp Luân Công nhưng nó tàn bạo hơn nhiều. Thực tế là các học viên thường bị ép ngồi trên ghế đẩu nhỏ gần 20 giờ mỗi ngày, có lúc trong nhiều tháng liên tục.
Mã Tam Gia thậm chí còn giới thiệu phương pháp này cho cả nước. Vào năm 2005, nhà tù nữ số 2 tỉnh Vân Nam đã gửi một nhóm viên chức đến Mã Tam Gia để học những phương thức tra tấn của nó. Khi trở về, những người này không chỉ học “phương thức chiếc ghế đẩu nhỏ”, mà còn cải tiến nó. Các học viên ở Vân Nam vẫn bị ép ngồi thẳng lưng trên ghế đẩu nhỏ nhưng không được cử động trong thời gian dài. Bất kỳ cử động nhẹ nào sẽ bị đánh đập tàn bạo. Thông thường các học viên không được thoát khỏi tình trạng này cho đến khi mông của họ mưng mủ trầm trọng.
Theo một tài liệu mật của Phòng 610 Trung ương và Bộ Tư pháp, tính đến tháng 11 năm 2011, Mã Tam Gia đã đón tổng cộng hơn 500 khách từ 25 tỉnh trong 31 chuyến đi đến trại lao động.
Những gì được phơi bày trong bài viết của Tạp chí Lens chỉ là một cái nhìn thoáng qua của bức tranh lớn. Các cuộc phỏng vấn tiếp theo với các nạn nhân trong bài viết thậm chí còn tiết lộ những chi tiết sốc hơn.
Cô Cái Phương Trân ở quận Thiết Tây, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, một trong những nạn nhân được đề cập trong bài viết, đã bị giam hai lần trong Mã Tam Gia vì thỉnh nguyện. Cô nói: “Khoảng 9 giờ 30 phút tối ngày 09 hay 10 tháng 09 năm 2008, khi đi tắm, tôi thấy các lính canh đang tra tấn hai học viên Pháp Luân Công. Sáu lính canh nam đang đánh đập một nữ học viên họ Trương. Họ dùng kẹp nhồi bông gạc vào cơ quan sinh dục của cô ấy. Cuối cùng, họ đã đánh một học viên đến chết.”
Sáu người đàn ông đeo găng tay trắng mang thi thể cô ấy ra ngoài, nhưng chúng tôi không biết tên của cô. Nhiều tù nhân đã chứng kiến họ mang thi thể cô ấy đi. Trưởng đội an ninh của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia cũng có mặt.
Chúng tôi thấy các lính canh chôn gì đó đằng sau trại. Ngày hôm sau chúng tôi thấy họ đào lên một số quần áo dính máu – đó là một bộ đồng phục tù nhân. Sau đó chúng tôi báo cáo việc này cho Viện kiểm sát Thành Giao và công tố viên được đưa đến trại lao động để thu thập bằng chứng, nhưng các viên chức của Viện kiểm sát và Mã Tam Gia đều chối bỏ cái chết này.”
Mã Tam Gia và các viên chức của nó đã nhận nhiều giải thưởng vì nỗ lực chống lại Pháp Luân Công
Giang Trạch Dân và đồng bọn đã cho Mã Tam Gia nhiều phần thưởng, và công khai tổ chức những cuộc tấn công tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Ngày 26 tháng 02 năm 2001, nhiều cơ quan trung ương khác nhau, gồm có Ban Tổ chức và Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương Đảng, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Nhân sự và Phòng 610 Trung ương đã tổ chức một hội nghị tại Đại lễ đường Nhân dân. Tô Cảnh, trưởng Đội 2 của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, đã được mời đến để báo cáo. Dĩ nhiên bà ta không đề cập đến việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công tại Mã Tam Gia. Bà ta miêu tả sự tàn bạo là “chăm sóc nhẹ nhàng.”
Đội 2 đã nhận nhiều giải thưởng, gồm có Mô hình Văn minh thành phố Thẩm Dương, Tập thể tiên tiến đấu tranh chống Pháp Luân Công cấp tỉnh và quốc gia, Tập thể Hồng kỳ (Cờ đỏ) 3-8 tỉnh Liêu Ninh, Tập thể tiên tiến Chuyển hóa Giáo dục Hệ thống Hành chính Tư pháp toàn quốc, và bằng khen cấp hai của Phòng Tư pháp tỉnh Liêu Ninh.
Bản thân Tô Cảnh cũng nhận được vô số giải thưởng, gồm có Chuyên gia giáo dục xuất sắc của Bộ Tư pháp, Nhân viên Công an đạt yêu cầu trong Hệ thống Chính trị và Pháp luật tỉnh, và Viên chức Ưu tú của tỉnh Liêu Ninh.
Kết luận
Mã Tam Gia không phải là trại lao động duy nhất được hỗ trợ bằng tiền và danh tiếng của chế độ. Tất cả nhà tù và trại lao động bức hại các học viên Pháp Luân Công đều bị cám dỗ bởi lợi ích tiền bạc và sự công nhận. Tội ác tiếp diễn vì ĐCSTQ hỗ trợ. Phương pháp hành động thông thường của ĐCSTQ là dùng người khác để thực hiện công việc bẩn thỉu của nó, và kích động những người đi theo thực hiện chính sách của nó bằng cách thưởng cho họ tiền bạc và danh tiếng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/26/中共用金钱和名利支撑起来的罪恶马三家-274478.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/12/140460.html
Đăng ngày 21-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.