[MINH HUỆ 23-07-2013] Tòa án khu Vọng Hoa thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã tiến hành xét xử phi pháp các học viên Pháp Luân Công Trương Đức Diễm, Tôn Hải Phong, Mục Quốc Đống, Vương Ngọc Mai và Uông Quế Hoa vào ngày 09 tháng 07 năm 2013. Gia đình bà Trương đã thuê một luật sư biện hộ cho bà. Trong phiên xử, thẩm phán chủ tọa nói với luật sư: “Đừng nói luật với tôi.” Luật sư trả lời trong ngạc nhiên: “Không nói luật thì kể chuyện cười chăng?”

Nhiều thẩm phán trên khắp Trung Quốc cũng có những lời ngông cuồng như vậy trong suốt 14 năm đàn áp. Hàng loạt những trích dẫn sau đây minh họa sâu sắc vấn đề này.

• Tòa án thành phố Tăng Thành, thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông đã tiến hành xét xử phi pháp học viên Pháp Luân Công là bà Mạc Tiếu Mai vào ngày 11 tháng 05 năm 2007. Thẩm phán liên tục ngắt lời luật sư của bà Mai. Thẩm phán nói: “Đừng nói luật ở đây!”

• Cố Nghênh Khánh, thẩm phán của Tòa án Nhân dân Trung cấp của Tô Châu, từng nói: “Anh nói luật với tôi để làm gì? Tôi đang nói về chính trị.” “Đừng mong luật pháp cao hơn chính trị.” Tuy nhiên, khi hỏi chính trị là gì, ông ta từ chối không dám nói ra tại phiên xét xử.

• Lưu, Phó bí thư của Ủy ban Tư pháp và Chính trị thành phố Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, từng nói: “Đừng nói luật với tôi. Chúng tôi không tuân theo luật.”

• Nhân viên tại Tòa án thành phố Thiên An, tỉnh Hà Bắc đã công khai thông báo rằng những trường hợp của Pháp Luân Công sẽ không theo các thủ tục hợp pháp.

• Tòa án Trung cấp thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã công bố bản án mà không thông qua xét xử, đồng thời nói rằng trường hợp của Pháp Luân Công không cần phải theo các thủ tục pháp lý.

• Một thẩm phán ở thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam, người đã chủ trì phiên xét xử học viên Trương Xuân Thu, từng nói: “Hiện tại, quyền lực của Đảng vượt trên luật pháp để trấn áp Pháp Luân Công. Chúng tôi đơn giản là chỉ theo thủ tục. Không có cách nào khác. Không phải lỗi của chúng tôi.”

• Một nhân viên Phòng 610 ở Nông An, tỉnh Cát Lâm, đã nói với luật sư của một học viên: “Chúng tôi nắm quyền ở đây. Chúng tôi không theo luật. Chúng tôi theo chính trị. Ông/bà có thể kháng báo bất cứ nơi nào.”

• Tạ Thế Nông của Phòng 610 đường Phủ Cầm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên nói: “Chúng tôi chắc chắn không tuân theo bất kỳ luật lệ nào.”

• Công an của Đội An ninh Nội địa ở Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, đã bắt giữ một học viên và nói: “Chúng tôi chính là không tuân theo pháp luật.”

• Cố, giám đốc Đội An ninh Nội địa ở khu Bảo Sơn, thành phố Thượng Hải, đã công khai nói: “Luật gì chứ? Những gì tôi nói là luật.”

Thẩm phán và các chuyên gia pháp lý của ĐCSTQ đã công khai công bố việc họ tự ý vi phạm pháp luật. Mặt khác, họ tiến hành “các phiên xử,” buộc tội, và trích dẫn “theo quy định Bộ luật Hình sự” trong các phán quyết. Họ giả vờ tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt khi xử lý các trường hợp Pháp Luân Công, nhưng trên thực tế là không hề tuân theo.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đào tạo các thẩm phán, công tố viên và công an làm công cụ thực thi cuộc đàn áp. Luật pháp được dùng như vũ khí và làm vỏ bọc.

Tuy nhiên, thông qua những nỗ lực không mệt mỏi của các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới, ngày càng nhiều người nhận ra những điều sau đây:

• Thứ nhất, tín ngưỡng là vô tội. Pháp Luân Công không phải tà giáo, giáo lý của Pháp Luân Công là Chân – Thiện – Nhẫn, trong khi ĐCSTQ là giả – ác – đấu, ĐCSTQ mới đích thực là tà giáo. Hiến pháp Trung Quốc không cấm Pháp Luân Công.

• Thứ hai, các học viên Pháp Luân Công không vi phạm pháp luật hay quy định nào, và luật pháp Trung Quốc cũng không thể định tội các học viên Pháp Luân Công. Tín ngưỡng Chân – Thiện – Nhẫn là vô tội.

• Thứ ba, các học viên Pháp Luân Công không bao giờ “phá hoại việc thực thi luật pháp” như điều mà họ bị buộc tội ở các tòa án Trung Quốc. Các công tố viên và thẩm phán không thể xác định được các quy định thực thi luật pháp nào bị “phá hoại.” Đây chỉ là thủ đoạn được dùng để hợp thức hóa việc kết tội Pháp Luân Công.

• Thứ tư, Trung Cộng vô cớ bức hại Pháp Luân Công, việc bắt giữ phi pháp, bỏ tù, tra tấn và những thứ khác mới chính là tội ác thực sự.

• Thứ năm, cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã vi phạm cả luật Trung Quốc và quốc tế. Những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm cho tội ác tra tấn, diệt chủng, giết người và mổ cướp tạng sống tại các tòa án trên khắp thế giới.

“Pháp trị” là cái mà đảng rao rêu rằng hiện tại Trung Quốc đang tuân theo, nhưng bằng chứng dường như cho thấy rằng không phải. Trong một xã hội như vậy, làm sao mà người ta có thể không phải tự hỏi: “Nếu điều này xảy ra cho Pháp Luân Công hôm nay, vậy điều gì sẽ xảy đến với tôi vào ngày mai?”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/23/“不讲法律”的法院遍中国-277040.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/23/141661.html

Đăng ngày 11-06-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share