Bài viết của Chu Hy
[MINH HUỆ 04-09-2013] Có một câu chuyện về một nhà khoa học nước ngoài như thế này:
Năm 1953, Luis Alvarez tham gia hội thảo vật lý hàng năm toàn nước Mỹ. Vào giờ ăn trưa, Donald Glaser, một nghiên cứu sinh PhD trẻ 27 tuổi ngồi bên cạnh và hai người bắt đầu nói chuyện. Glaser kể với Alvarez rằng sau khi quan sát bọt bia anh ấy đã có ý tưởng về việc kiến tạo một thiết bị thăm dò quan trắc các hạt cơ bản – gọi là buồng bọt. Alvarez nghĩ ý tưởng của Glaser rất quý giá, và sau khi ông trở về, ông và các trợ thủ liền lập tức hành động, tiến hành thí nghiệm. Sau nhiều năm nỗ lực khó nhọc, họ cuối cùng đã làm ra được một buồng bọt hydro lỏng. So sánh với thiết kế ban đầu của Glaser, mô hình của họ đã có thay đổi lớn; Ê-te được thay bởi Hydro lỏng và thể tích của nó lớn hơn nhiều, về thiết kế cũng càng không thể so sánh được.
Tuy nhiên, giải Nobel vật lý năm 1960 lại được trao cho Glaser. Alvarez cho rằng ý tưởng mới mẻ ban đầu đến từ Glaser. Mặc dù ông là người thực sự xây dựng buồng bọt nhưng ông vẫn cho rằng giải Nobel vật lý nên được trao cho Glaser. Lúc đó, khi Glaser không e dè gì đã chia sẻ ý tưởng mới của mình với Alvarez, ông mới chỉ nghe được trong vài phút. Sau đó ông đã dùng nhiều năm lao động gian khổ mới đưa nó ra thực tế. Khi Alvarez thành công, ông vẫn thừa nhận rằng ý tưởng ban đầu là do Glaser đề xuất. Chính là vì đạo đức học thuật thành tín như vậy, Alvarez mới có thể phát hiện ra “trạng thái cộng hưởng của hạt” thông qua việc phát triển kỹ thuật sử dụng buồng bọt hydro và việc phân tích số liệu của mình. Alvarez được trao giải Nobel vật lý năm 1968.
Ở Trung Quốc cổ đại, sự thành tín như vậy có ở khắp nơi và dễ thấy.
Có một câu chuyện là “Du Bá Nha xuất cầm tri âm” trong cuốn sách “Cảnh thế thông ngôn”. Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, đại phu nước Tấn là Du Thùy (tự Bá Nha, người nước Sở) phụng mệnh Tấn Vương đi sứ đến nước Sở. Xong việc, ông ngồi thuyền du ngoạn Trường Giang. Lúc thuyền đi đến núi Mã An ở cửa sông Hán Dương, đúng vào đêm Trung Thu, bèn neo thuyền ở chân núi. Tối hôm đó, trăng sáng như họa. Du Bá Nha ngồi ở đầu thuyền, châm hương sửa đàn. Khi đàn xong một khúc, liền nghe dây đàn “păng” một tiếng đứt một sợi, Bá Nha trong tâm kinh ngạc, lập tức đứng dậy, quan sát bốn phía, chỉ thấy một vị tiều phu đứng dưới cây, chuyên tâm nghe đàn, Bá Nhá lúc đó lại khinh khi người đốn củi sơn dã này, cho là “đàn gảy tai trâu”. Nhưng chỉ qua một lúc nói chuyện, phát hiện người này không chỉ nắm vững đàn lý, nhạc lý, mà đối với các học vấn khác cũng là thông hiểu cổ kim, lời nói bất tục, khi hỏi danh tính, đáp rằng: “Họ Chung, tên Huy, tự Tử Kỳ.” Hai người nói chuyện một lúc lâu, rồi cùng nhau kết thành mối kim lan, kết nghĩa huynh đệ. Vì kỳ nghỉ đã hết, nên Bá Nha không thể lên bờ sum họp cùng Tử Kỳ, đành tạm biệt, hẹn ước với nhau, Trung thu năm sau gặp lại.
Trước Trung thu năm thứ hai, Du Bá Nha lại xin phép Tấn Vương về quê, đúng vào đêm Trung Thu lại neo thuyền ở nơi đã gặp Chung Tử Kỳ, nhưng đợi hai ngày cũng không thấy Chung Tử Kỳ đến, Bá Nha đành lên bờ nghe ngóng, hỏi thăm mới biết Tử Kỳ lâm bệnh đã chết độ trăm ngày trước, lại nhờ phụ thân chôn tại bờ sông ở núi Mã An, nhờ đó có thể thực hiện được lời hứa với Bá Nha. Sau đó Du Bá Nha rơi lệ gảy đàn tế Chung Tử Kỳ, tế xong, liền đập vỡ đàn để tạ tri âm. Lại coi phụ mẫu của Tử kỳ như song thân, dưỡng lão đến già.
Trong thần thoại cổ đại “Sưu Thần Ký” cũng có một câu chuyện “Dĩ tín vi bản, sinh tử chi giao”. Nói về một người Sơn Dương là Phạm Thức và một người Nhữ Nam là Trương Thiệu cùng nhau đọc sách, quan hệ rất tốt, thân như huynh đệ, sau khi hoàn thành học nghề, Phạm Thức nói với Trương Thiệu: “Hai năm sau, tôi sẽ bái kiến bá phụ bá mẫu đại nhân.” Ước định với nhau ngày tháng cụ thể. Đến ngày đó, Trương Thiệu nói với mẫu thân, lại nhờ mẫu thân chuẩn bị rượu và đồ ăn chiêu đãi Phạm Thức. Mẫu thân nói: “Sơn Dương cách Nhữ Nam đến nghìn dặm, nếu đi phải mất những hai mươi ngày, hơn nữa hai năm rồi, giữa các con cũng bặt vô âm tín, chỉ e cậu ấy đã sớm quên rồi.” Trương Thiệu nói: “Phạm Thức là vị quân tử thành tín, nhất định sẽ nhỡ kỹ trong tâm, sẽ không thất tín.” Đến ngày ước định, Phạm Thức quả nhiên đăng môn bái phỏng phụ thân Trương Thiệu. Mọi người cao hứng sum vầy đàm luận cổ kim, vui vẻ hết mức mới chia tay.
Mấy năm sau, Trương Thiệu đột nhiên sinh bệnh, nằm giường không dậy, bệnh dần dần nặng hơn. Có một ngày Phạm Thức mơ thấy trong mộng Trương Thiệu nói với anh ta: “Tôi đã chết rồi, sẽ chôn cất vào ngày đó, chẳng hay anh có thể đến gặp mặt lần cuối không?” Phạm Thức tỉnh mộng nước mắt rơi đầy mặt, tin tưởng sâu sắc không chút nghi ngờ. Lập tức đi chịu tang bạn, thúc ngựa chạy gấp, đi suốt ngày đêm. Khi chưa tới nơi, ở đó Trương Thiệu đã hạ táng rồi. Nhưng quan tài nặng một cách dị thường, mấy người cũng không khiêng được. Đúng lúc không biết làm gì, đột nhiên thấy một người mặc đồ trắng cưỡi ngựa, kêu khóc chạy tới, kêu rằng: “Thiệu huynh từ từ hãy đi, đệ đến tiễn đưa huynh đây!” Phạm Thức đi tới huyệt mộ, kéo dây thừng của quan tài, khóc nói: “Thiệu huynh đi thanh thản nhé, từ đây vĩnh viễn xa cách rồi.” Quan tài lập tức nhẹ đi, lúc này mới an táng được. Câu chuyện này với chuyện “Du Bá Nha suất cầm tạ tri âm” đều rất tương đồng – “Quân tử nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Nghĩ sao nói vậy, một lòng một dạ. Đến nay đọc lại, vẫn cứ cảm động sâu sắc.
Một chuyện khác như “Lời hứa nghìn vàng” vào cuối nhà Tần cũng là lưu lại muôn đời, đều là nói về sự thành tín của cổ nhân. Trọng thành tín, thủ tín là có được sự tin cậy của người khác, một quốc gia, một chính quyền không giảng thành tín, thì nhân tâm hoán tán, bách tính miệt thị chính phủ, không được ủng hộ, cuối cùng đi đến diệt vong. Quan viên không giảng thành tín, thì sẽ đổi trắng thay đen, coi rẻ lẫn nhau. Thưởng phạt không giảng thành tín, thì bách tính coi pháp luật như trò đùa, vô pháp vô thiên. Bạn bè không giảng thành tín, thì tình bạn, thân tình sẽ mất đi, oán hận lẫn nhau, coi nhau như địch, một cá nhân không giảng thành tín tất hèn hạ suốt đời, dần dần sẽ bị xã hội đào thải, loại bỏ.
Thời Đông Chu có Chu U Vương có phi tử là Bao Tự, đẹp như hoa như ngọc, dung mạo như tiên, nhưng chưa bao giờ cười, vì để mỹ nhân cười, U Vương không tiếc tiền cầu chúng thần tính kế, một đại thần hiến kế: đốt lửa hiệu ở phong hỏa đài (lửa hiệu là tín hiệu cảnh báo cầu cứu của kinh thành, chỉ khi địch thủ bên ngoài xâm lấn, mới triệu gấp chư hầu, tướng lĩnh đến cứu viện thì mới đốt) các lộ chư hầu tất nhiên sẽ cấp tốc đến kinh thành, khi thấy kinh thành bình an vô sự, họ tất nhiên sẽ gục đầu ủ dột mà đi, nương nương khả năng sẽ cười. Kết quả Chu Ung Vương “đốt lửa kêu chư hầu”, Bao Tự thấy chư hầu tướng lĩnh vội vội vàng vàng cấp tốc đến, sau khi biết sự thật lại hoảng sợ mà khó nhọc mà đi, liền vỗ tay, mở miệng cười lớn. Mấy năm sau, Khuyển Nhung từ phía Tây cử binh phản Chu, U Vương vội vàng đốt lửa cầu cứu, nhưng chúng chư hầu giống như trong câu chuyện “Sói đến rồi”, ai cũng không bị lừa nữa. Mấy ngày sau, binh lính của địch công phá thành trì, U Vương tự tận, quốc gia diệt vong.
Dân tộc Trung Hoa là đất nước lễ nghi, là dân tộc dùng thủ tín để cam kết. Khổng Tử viết: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã (Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc).” Mạnh Tử viết: “Thành giả, thiên chi đạo dã (Người thành tín là đạo của trời).” Đều là nói đạo lý làm người cần tuân theo Thiên đạo, thành thực mới có thể tin cậy. Nhưng ngày nay, rất nhiều người Trung Quốc bị độc hại thâm sâu bởi “Giả Ác Đấu” của Trung Cộng thì khẩu thị tâm phi, gian trá giảo hoạt.
Trung Quốc ngày nay dưới sự chuyên chế của Trung Cộng, tin vào và coi vô thần luận, tiến hóa luận, duy vật luận như chân lý, ưa thích Giả, Ác, Độc, Xú, Bạo, dối trên lừa dưới, thật giả lẫn lộn.
Qua sáu mươi năm bị tà đảng Trung Cộng trấn áp máu tanh và hoang ngôn lừa gạt, khiến người ta xét đoán lẫn nhau, hoài nghi lẫn nhau, oán hận lẫn nhau, dọa nạt lẫn nhau, không thể nói lời thành tín, khiến Trung Quốc hiện đại rơi vào nguy cơ bất thành tín chưa từng có. Quá khứ tà đảng nói “Tổ quốc sơn hà một dải hồng”, mà hiện nay sơn hà là một dải lừa, một dải tục, một dải độc, một dải hủ bại. Trung Quốc hiện tại kỹ nữ nhiều không đếm xuể, đồ ăn độc hại khắp nơi, người người đánh bạc, quan quan tham dục. Đức tính đẹp thủ tín thành thực đã hoàn toàn biến mất tại mảnh đất Trung Hoa, quan chức Trung Cộng càng nói dối liên miên, lường gạt lẫn nhau, người tranh kẻ đấu, kẻ lừa người dối, tham ô hủ bại, họa quốc hại dân, đạo lý trong thương nghiệp cũng là đầu cơ mưu lợi, thật giả lẫn lộn, hàng nhái hàng kém, độc hại dân chúng.
Khi đại dịch SARS xảy ra, Bộ trưởng y tế Trung Cộng là Trương Văn Khang trước truyền thông thế giới nói dối rằng: “Đến Trung Quốc du lịch là an toàn.” Khi sữa bò nguyên chất của hãng Mông Ngưu bị kiểm tra ra có độc tố Aflatoxin M vượt quá tiêu chuẩn, hội trưởng hiệp hội chăn nuôi Cao Hồng Tân nói: “Vẫn ăn được mấy bịch, vài năm mới có thể gây ung thư.” Khi xảy ra sự kiện viêm nang nhiễm độc, quan chức bộ y tế Trần Trúc kêu gọi người dân đối với dược phẩm Trung Quốc “cần có tín tâm”. Chuyên gia Tôn Trung Thực nói đại ý là: “Nếu như uống một loại thuốc hoặc hai loại thuốc, một ngày uống ba lần, một lần uống hai viên, thì một ngày uống sáu viên nang thì cũng không uống vào bao nhiêu chromium, cho nên đối với sự việc như vậy cần tỉnh táo, không nên khủng hoảng, không nên vì vỏ viêm nang chứa chromium vượt quá tiêu chuẩn mà nói thành nguy hại rất lớn.”
Quan chức Trung Cộng coi tính mệnh của dân chúng như chuyện vặt, như chuyện đùa, nói dối không chớp mắt: có lúc nói “viêm nang thuộc da” không sao, có lúc uống sữa “Melamin” không sao, có lúc ăn bánh bao nhuộm màu không sao, có lúc ăn thịt nạc tinh không sao, có lúc ăn Sudan đỏ không sao, có lúc ăn dầu ăn múc từ cống không sao, có lúc ăn xì dầu làm từ muối công nghiệp không sao v.v. Có thể những quan chức đó còn dám nói, những chất độc này tích tụ đến một lượng nhất định, cuối cùng khiến người ta nhập viện thì cũng không sao?!
Tà đảng Trung Cộng còn dùng nói dối rợp trời bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp, bức hại chống lại những người tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn”, như vụ “Tự thiêu ở Thiên An Môn”, che đậy việc mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công nhằm mưu lợi v.v. Trung Cộng đối với dân chúng nhất quán tiến hành hoang ngôn lừa gạt, lừa gạt, lại lừa gạt, rất nhiều người bị lừa gạt đều có chút tê dại rồi, dưới tình huống như thế, chúng ta càng nên để mọi người biết được chân tướng sự thực.
Người nghe theo hoang ngôn của Trung Cộng đã bị cuốn vào trong ác báo sắp xảy đến với Trung Cộng, cực nguy hiểm rồi. Sự xuất hiện của “Tàng tự thạch” ở Bình Đường tỉnh Quý Châu mấy năm trước cho đến sự nở rộ của hoa Ưu đàm bà la ở khắp nơi mấy năm gần đây, đã là sự triển hiện từ thiên thượng đối với con người về việc hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và sự suy vong sắp tới của Trung Cộng.
Những người có duyên, những người thiện lương hãy nhanh chóng nắm chắc cơ duyên vạn cổ này, vì bản thân, vì người nhà, vì bạn bè mà chọn lựa sáng suốt, nhanh chóng thoái xuất khỏi Đảng cộng sản tà ác và các tổ chức liên đới của nó, mới có thể được Thần Phật bảo hộ, vượt qua kiếp nạn, tiến nhập vào tương lai tốt đẹp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/4/从“诚信不丢诺贝尔奖”谈起-279049.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/13/142692.html
Đăng ngày 28-10-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.