Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Úc
[MINH HUỆ 03-10-2013]
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!
Trong suốt một đoạn thời gian dài, tôi luôn ý thức về tâm tranh đấu và tâm oán thán mạnh mẽ của mình. Những chấp trước này thể hiện ra thường xuyên, và có lúc trở nên rõ ràng. Vào những lúc khác thì chúng ẩn giấu, nhưng vẫn thể hiện ra, đôi khi thể hiện ra ở hình thức khác.
Tôi nhận thấy rằng tôi thích phát biểu những kiến giải của cá nhân tôi, và thường xuyên gây sự và phản bác người khác. Với mỗi ý tưởng, đề nghị hoặc kế hoạch do người khác đưa ra, suy nghĩ đầu tiên của tôi là dùng những tiêu chuẩn và quan niệm của tôi để đánh giá nó, mà điều này thường dẫn đến tiêu cực và tranh cãi, hơn là đi đến sự tán đồng và bội phục. Đôi lúc tôi cầu kỳ một cách thái quá, thậm chí nếu ý kiến vĩ mô hơn được chấp nhận, thì tôi dường như luôn nhắm đến những tiểu tiết.
Tôi cũng nhận ra rằng khi tranh luận với người khác, hoặc thậm chí khi diễn tả những ý tưởng của tôi, tôi thường tỏ ra thô lỗ. Những từ ngữ, nội dung, ngữ điệu hoặc thái độ trong khi tôi nói thường đanh thép và có tính gây hấn. Đôi khi tôi nói lớn tiếng hoặc nói nhanh, với một cách mạnh mẽ chứng tỏ bản thân, với tâm hiển thị và tranh đấu. Tôi ghen tị với những người mà có thể diễn đạt suy nghĩ của họ theo một cách từ tốn, mạch lạc, bởi vì hiếm khi tôi có thể nói một cách bình tĩnh, hòa ái và kiên nhẫn.
Tâm tranh đấu của tôi có một lịch sử lâu dài. Tôi luôn thích tranh luận về thậm chí cả những vấn đề tầm thường, thậm chí khi giao tiếp thông thường. Tâm tranh đấu như thế là liên hệ gần gũi với văn hóa đảng thấm sâu vào tâm trí từ khi còn nhỏ. Sau khi đọc Cửu Bình và Giải thể văn hóa đảng, điều này trở nên rõ hơn bao giờ hết. Vì vậy tôi thường nhắc nhở bản thân chú ý vấn đề này, nhưng thường không thành công.
Ví dụ, gần đây trong hai ngày tôi nói chuyện với hai người, và từ những gì tôi quan sát, họ không cảm thấy thoải mái sau đó. Đầu tiên là một cuộc nói chuyện với một học viên là thành viên của Đoàn nhạc Tian Guo, người này đã không đến luyện tập nhiều lần trong một tháng, và tôi hỏi: “Tại sao chị luôn quên buổi tập? Chị vẫn còn muốn ở trong đoàn nhạc chứ? Chị nên chú ý hơn đến đoàn nhạc.” Cô ấy trả lời thẳng thừng: “Sao anh lại thô lỗ như vậy? Tôi vẫn chú ý đến điều đó.” Tôi có thể nói rằng ngôn từ của tôi khiến cô ấy không thoải mái.
Ví dụ thứ hai diễn ra khi một học viên muốn đi cùng xe với chúng tôi đến buổi học Pháp vào thứ Bảy, nhưng anh ấy đến muộn khiến mọi người trong xe phải chờ thời gian lâu. Tôi gọi anh ấy và nói: “Trong những lần sắp tới, anh cần phải cố định thời gian nhất định để tôi đón, hoặc bắt xe của người nào sống gần chỗ của anh.” Anh ấy giải thích rằng có việc đột xuất ngày hôm đó, và vào những ngày khác anh ấy sẽ không muốn làm muộn người khác. Anh ấy nói trong tương lai anh sẽ bắt xe từ người học viên khác bởi vì người đó “dễ nói chuyện hơn”. Trong suốt cuộc nói chuyện, tôi có thể cảm nhận rằng tôi lại khiến anh ấy không thoải mái.
Hai trường hợp này ví dụ về những phản ứng giống hệt nhau từ những người khác nhau, và trong hai ngày tiếp theo, lại có thêm một người thứ ba khi trò chuyện với tôi đã nảy sinh tình huống tương tự. Ngôn từ của tôi rất khó tiếp thụ, và khiến những người khác không thoải mái, và rồi điều này khiến tôi không thoải mái. Tôi nghĩ: “Tôi đã nói với ý định tốt, và không có gì là vì bản thân tôi, sao nó lại trở thành như vậy?”
Tôi lập tức nghĩ rằng: “Là một người tu luyện, tôi cần hướng nội. Tôi càng thấy khó chịu, thì tôi càng phải nhìn vào trong.” Vì điều này xảy ra nhiều lần, tôi biết vấn đề nằm ở tôi. Ví dụ, tôi có thực sự đúng không? Tôi đã nói một cách đúng mực hay không? Câu trả lời là không. Vì vậy tôi cần phải cảm thấy khó chịu. Đó là điều tốt, vì nó cho phép tôi nhìn ra vấn đề của tôi.
Tôi biết rằng tôi thường nói theo một cách mà không xét đến cảm nhận của người khác. Thậm chí nếu dự định ban đầu của tôi là không phải vì bản thân, tôi chẳng đã áp đặt ý kiến của mình cho người khác thông qua cách mà tôi nói hay sao? Tôi đã nghĩ về việc họ sẽ cảm thấy thế nào? Tôi có hỏi hay quan tâm đến tình huống của họ không? Tôi đã hành sự với thiện tâm chưa?
Sau khi xem xét chuyện này, tôi nhận ra ngôn từ của mình chứa nhân tố tự ngã mạnh mẽ, tâm tranh đấu và oán thán mạnh mẽ. Điều này là bài học cho tôi. Hơn nữa, một trong số họ đề cập đến một học viên khác mà “dễ nói chuyện hơn”. Đây chẳng phải phản ánh thiện tâm của họ sao? Rõ ràng, tôi vẫn còn thiếu sót về phương diện này.
Liên quan chặt chẽ đến tâm hiển thị và tâm tranh đấu là tâm oán thán, mà tôi cũng đôi lúc có. Khi một tình huống xảy ra không như tôi muốn, khi mọi chuyện không phát triển như tôi mong đợi, khi người khác không đồng ý với cách nghĩ và cách làm của tôi, hoặc khi tôi nhìn thấy khuyết điểm của người khác, thì tâm oán thán của tôi lại nổi lên.
Tất nhiên, những khuyết điểm mà tôi nhìn ra có thể tồn tại, nhưng trong nhiều trường hợp nó chỉ do giả định của tôi – “Làm sao nó lại trở thành như vậy?” “Ai đã làm điều này?” Khi tôi hành xử hoặc nói với tâm này, nó có thể tạo ra sự không vui cho người khác và làm gián đoạn nhịp điệu của cả đội, và kết quả không bao giờ tốt đẹp. Đôi khi tôi không thể hiện nó và che đậy nó trong tâm. Điều này khiến tôi không vui và có thái độ tiêu cực không giống với trạng thái của một người tu luyện.
Tôi biết tôi cần phải loại bỏ tâm oán thán này. Vào đầu năm ngoái, tôi nói với em gái tôi: “Chúng ta nên làm một quyết tâm thư cho năm mới.” Những quyết tâm thư năm mới thường được trẻ em viết vào đầu năm với sự khuyến khích của cha mẹ và thầy cô. Em gái tôi không còn trẻ con nữa, vì vậy cô ấy nghĩ tôi đang đùa, và trả lời: “Không cần thiết.” Nhưng tôi nói với cô ấy: “Anh thì cần, và anh rất nghiêm túc, ‘Anh biết rõ, đó chính là: không oán thán’.” Sau đó tôi luôn chú ý nhắc nhở bản thân về điều đó, ví dụ sử dụng từ “không oán thán” làm mật khẩu cho máy tính của tôi. Kết quả là, có một số cải thiện, nhưng sau hơn một năm tôi nhận ra tôi vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ nó. Nó chỉ khá hơn chút, và tôi phải liên tục ngăn cản nó nổi lên – và nếu nó xuất hiện, tôi chế ngự và tiêu diệt nó.
Gần đây tôi rời Sydney để tham dự vào một cuộc diễu hành. Chúng tôi đến sớm, và hai học viên định đến đúng vào ngày diễu hành muốn để hành lý của họ trong phòng chúng tôi trước khi chúng tôi đi đến đó cùng nhau. Ngày trước cuộc diễu hành, chúng tôi được thông báo rằng thời gian tập hợp được rời đến sớm hơn, không còn nhiều thời gian rảnh nữa, và nơi ở của chúng tôi rất khó tìm. Liệu họ có đến đúng giờ không? Họ có thể tìm được chúng tôi không? Nếu không, chúng tôi có nên đợi không, hay là đi mà không có họ? Nếu như trước đây, tôi sẽ bắt đầu oán thán họ vì đã để chúng tôi chờ, hoặc khiến chúng tôi bị muộn dù đã nỗ lực nhất để đúng giờ.
Tuy nhiên, lần này tôi đã ngăn không cho những suy nghĩ như vậy nổi lên. Tôi không nhìn vào những mặt tiêu cực của người khác, mà đây là vấn đề mà trước đây tôi luôn mắc phải. Lần này, tôi chỉ nhìn vào mặt tốt của họ. Tôi biết thật khó để hai học viên này nghỉ làm, và họ phải đi suốt đêm để tham gia vào sự kiện. Sự quan tâm đến sự kiện của họ là đáng quý. Vì vậy chúng tôi nói rằng vì chỗ của chúng tôi khó tìm, nên chăng chúng tôi thay phiên nhau đứng ở trên đường và vẫy họ vào? Ngoài ra, Sư phụ đang quản chúng tôi, và sẽ không có vấn đề gì. Cuối cùng, mọi chuyện diễn ra suôn sẻ và hai học viên đó đã đến ngay khi chúng tôi bước ra để đợi họ.
Khi tôi xem xét bản dịch cho hãng truyền thông, tâm oán thán của tôi dễ xuất hiện. Khi tôi thấy một lỗi dịch đơn giản, hoặc việc xóa bỏ không phù hợp nội dung quan trọng, thì tôi phàn nàn: “Sao lại thế được?” hoặc “Sao lại có thể mắc lỗi đơn giản như thế?” Sau đó tôi nhắc nhở bản thân không oán thán, và không để tâm oán thán nổi lên. Nếu nó nổi lên, tôi sẽ bài xích nó. Thay vào đó tôi nghĩ, mọi người đều cố hết sức, vì vậy không có gì phải oán thán. Hơn nữa nếu không có lỗi, chúng tôi đã không cần phải đối chiếu lại.
Vào một buổi tối lúc 07 giờ, tôi được yêu cầu giúp xem xét một vài bài báo cho dù lúc đó không phải đến phiên tôi. Bởi đó là việc cần phải hoàn thành, tôi không nói gì và không nghĩ gì về nó. Nếu như là trước đây, tôi hẳn sẽ làm một cách gượng ép, và sẽ oán người khác đã không tổ chức công việc hợp lý. Tôi lấy một bài báo có vẻ có nhiều lỗi và dành nhiều công sức và thời gian để sửa lại. Khi tôi tải lên và kiểm tra bài báo, tôi lập tức thấy rằng nó đã được người khác kiểm tra, và nó đã được đẩy đến giai đoạn kế tiếp. Dường như mọi nỗ lực của tôi là vô ích – nhưng lần này tôi không nghĩ như thế. Tôi hiểu rằng những điều không mong đợi có thể xảy ra, và người xem xét khác cũng đã dành hết sức làm điều đó, vì vậy kết quả dù sao cũng tốt. Tôi hài lòng rằng tôi đã dành hết sức mình để xem xét bài. Lần tới, tôi sẽ kiểm tra cẩn thận trước để tránh trùng lặp. Không cần thiết phải bận tâm về thời gian đã mất, hoặc công sức của tôi không được sử dụng.
Tôi đã đạt được một số tiến bộ trong nỗ lực loại bỏ tâm oán thán của mình, nhưng tôi vẫn có nhiều tâm chấp trước phải bỏ, và tâm oán thán này chưa hoàn toàn biến mất. Nhưng ít nhất lần này, tôi đã có thể ngăn nó nổi lên.
Con xin cảm ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/3/点点滴滴中修去抱怨心-280636.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/11/142650.html
Đăng ngày 20-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.