Bài của một học viên quê ở Quảng Đông

[MINH HUỆ 30-6-2008] Con gái Doudou của tôi năm nay 6 tuổi. Cháu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi cháu mới lên 3. Lúc đó, cháu thường nghe tôi đọc to Chuyển Pháp Luân. Tối đến, trước khi đi ngủ, cháu luôn bảo tôi cho nghe bài giảng của Sư Phụ. Thỉnh thoảng, cháu cũng cùng tập công với tôi. Cháu có tư thế rất đẹp khi ngồi song bàn, và cháu rất nghiêm túc khi chắp tay ở tư thế đại liên hoa và kết ấn. Mặc dù lúc đó mới 3 tuổi, trái tim trong sáng dành cho chứng thực Pháp của cháu khiến tôi thấy xấu hổ so với cháu.

Một lần khi tôi đang nói chuyện điện thoại với em gái, Doudou bất ngờ giằng lấy điện thoại và hét lên “ Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Lần đó tôi rất choáng. Vì bắt đầu thấy lo ngại, tôi bảo Doudou không được tùy tiện nói như thế với người khác, bởi vì những người cảnh sát xấu xa hiện giờ không cho người ta tập Pháp Luân Công. Nhưng chỉ vài ngày sau, Doudou nói, “ Con xin lỗi mẹ. Con đã không nghe lời mẹ. Con đã nói với những người bạn và cô giáo về Pháp Luân Công.” Lúc đó, tôi vừa chợt nhận ra là những lời nói của tôi là bắt nguồn từ tâm lo sợ, nên tôi nói với Doudou “Tốt. Con có thể nói với các bạn rằng Pháp Luân Công là tốt”

Khi Doudou lên 5, tôi đi tị nạn ở Hàn Quốc và không còn trở về Trung Quốc được nữa. Doudou được gửi cho bà nội. Sau đó, bố cháu trở về nhà và hướng dẫn cháu nghe bài giảng của Sư Phụ. Sau đó, Doudou cùng bố sang Hàn Quốc và được phép cư trú tị nạn. Sau khi đến Hàn Quốc, Doudou trở nên tinh tấn hơn. Hầu như ngày nào con bé cũng học Pháp và phát chính niệm cùng với người lớn. Cháu cũng tham gia phát tài liệu giảng thanh với chúng tôi ở trên phố. Có lẽ nhiều người đều cảm nhận được trái tim thuần tịnh của cháu, nên họ đều sẵn lòng nhận báo cháu đưa. Thỉnh thoảng, không ai nhận báo cháu phát trong một thời gian dài, khi đó cháu trở nên hơi nản lòng. Các đồng tu khác và tôi lại động viên cháu, và nói cho cháu về pháp l‎ý “ Làm nhưng không cầu” trong Hồng Ngâm mà Sư Phụ đã dạy. Cháu lại nhanh chóng lấy lại tinh thần. Cháu thường dùng câu tiếng Hàn mà cháu đã học để nói “ Pháp Luân Đại Pháp hảo”

Vào ngày đầu tiên đi nhà trẻ, tôi hơi lo là con bé sẽ không quen vì nó là người Trung Quốc duy nhất và nó không biết tiếng. Tuy nhiên, nó rất vui khi về và nói, “Cô giáo và các bạn ở nhà trẻ rất tốt. Thế nhưng có một bạn nam đã đá con, con không hề giận. Cậu ấy đã cho con đức.” Đôi lúc bố cháu không thể giữ được tâm tính tốt và cáu giận với con bé, nhưng nó cười và nói, “Bố, bố lại cấp đức cho con rồi.” Bố cháu rất ngạc nhiên trước lời lẽ của cháu và mỉm cười. Bây giờ Doudou đã có thể đả tọa lâu đến 1 tiếng. Vào 15 phút cuối, cháu thỉnh thoảng lại khóc lên vì đau. Tôi cảm thấy như vậy có vẻ hơi tàn nhẫn với cháu nên nói với cháu là nếu đau quá thì cháu có thể dừng lại. Cháu khóc và nói “ Không, con không muốn xuống địa ngục,” bởi vì tôi đã nói với cháu rằng Sư Phụ đã cứu chúng ta từ địa ngục.

Sau khi đến Hàn Quốc, con bé đã trải qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh. Nó bị sốt và đau khắp người, cổ họng cũng đau và cháu cảm thấy rất khó chịu ở ngực. Cháu khóc khi cháu quá khó chịu nhưng cháu rất kiên định trong suốt cả thời gian đó. Đến ngày thứ hai, chúng tôi phải đi diễu hành, và vào buổi sáng triệu chứng của Doudou đột nhiên biến mất. Bởi vì chúng tôi cần phải đi bộ một quãng xa trong buổi diễu hành, bố cháu lo là cháu quá yếu để làm điều đó. Tuy nhiên, cháu khăng khăng không cho bố cõng và nói “Nếu người thường thấy tiểu đệ tử Đại Pháp để người khác cõng, điều này không thể chấp nhận được”

Đối với một tiểu đệ tử, dứt bỏ chấp trước tình cảm đối với mẹ là một khảo nghiệm khó khăn. Vào buổi tối, tôi thường luyện tập với Đoàn Nghệ thuật Thần vận. Do chồng tôi tan sở muộn và chúng tôi không muốn làm muộn việc học Pháp và tập công của Doudou, tôi gửi cháu đến nhà một đồng tu khác để cháu cùng học Pháp và tập công vào buối tối. Lúc đầu, cháu đồng ‎ý ‎ nhưng khi tôi thực sự rời đi, cháu nắm lấy tay tôi, khóc to và nhất định đòi đến Đoàn Nghệ thuật Thần vận với tôi. Tôi nói với cháu rằng Sư Phụ nói là tất cả mọi học viên phải đi theo con đường của riêng mình, và nhắc nhở cháu phải dứt bỏ chấp trước về tình cảm đối với mẹ. Mặc dù đồng ‎‎ý, nhưng cháu vẫn rất buồn. Cháu khóc suốt trên đường đến điểm tập công và cứ ngoái lại nhìn mãi. Sau đó, tôi nghỉ việc với hy vọng sẽ có nhiều thời gian ở nhà hơn dành cho công tác Đại Pháp. Doudou nhất mực khăng khăng đòi ở nhà với tôi để làm 3 việc và rằng cháu không muốn đi nhà trẻ nữa. Lúc đầu, tôi cho rằng cháu muốn cứu độ thêm chúng sinh nên đồng ‎‎ý, nhưng một thời gian sau, tôi nhận ra rằng Doudou vẫn có chấp trước về tình cảm đối với tôi và thực ra cháu muốn có nhiều thời gian bên cạnh tôi. Chồng tôi và tôi đã nói chuyện với cháu vài lần và bảo cháu phải đi học nhưng cháu từ chối. Một lần, sau khi học Pháp theo nhóm, vài đồng tu nhắc nhở Doudou rằng cháu phải đi học. Tôi cũng nói với cháu nghiêm túc rằng, “Có rất nhiều bạn nhỏ ở trường đang chờ đợi con cứu. Có lẽ con đã hứa sẽ làm như vậy. Bây giờ con chỉ muốn ở nhà với mẹ, vậy con không muốn cứu các bạn đó nữa à? Nghe xong, con bé suy nghĩ một lát rồi nói “Mẹ à, con nghĩ là cứu người quan trọng hơn. Mai con sẽ lại đi nhà trẻ.” Khi tôi đón cháu từ nhà trẻ về, con bé nói “ Mẹ này, con nghĩ là chấp trước của con đối với mẹ đã đỡ hơn rồi. Trước con hay nắm tay mẹ khi đi bộ, giờ con không thấy muốn làm như thế nữa”. Nghe thấy những lời đó, tôi thấy rất hạnh phúc và xúc động.

Tất nhiên, đôi lúc Doudou muốn chơi cả ngày và thỉnh thoảng con bé cũng lười biếng. Nhưng tôi nhận ra rằng trong trường hợp đó, luôn luôn là do người lớn đã không đủ tinh tấn. Khi chúng tôi làm tốt, con bé có thể dễ dàng chấp nhận l‎‎ời dạy bảo của chúng tôi. Tôi cảm nhận rằng quá trình hướng dẫn các tiểu đệ tử giúp tôi dứt bỏ tâm ích kỷ và dần tiến đến cảnh giới “ Từ bi và Vô ngã” mà Sư Phụ yêu cầu. Tu luyện Đại Pháp là một việc cực kỳ nghiêm túc và tiêu chuẩn dành cho tiểu đệ tử cũng như vậy. Chúng ta cần phải dẫn dắt tốt các tiểu đệ tử bởi vì chúng sinh của chúng cũng đang đợi chúng trở về. Chúng ta không thể nới lỏng các yêu cầu bởi vì chúng còn nhỏ hay vì chúng ta quá bận với các công tác khác.
Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân của tôi. Xin hãy chỉ ra những gì chưa đúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/30/181136.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/7/15/98972.html
Đăng ngày 20-9-2008. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share