Bài viết của Thanh Liên, đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-9-2007] Trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội New York 2007”, Sư Phụ có nói về can nhiễu của xã hội người thường đến tình trạng tu luyện của các đệ tử trẻ tuổi. Tôi cảm thấy điều này vô cùng thích đáng với cá nhân tôi. Nhìn lại, từ khi tôi bắt đầu tập luyện vào năm 1997, trên con đường tu luyện và hỗ trợ Sư Phụ Chính Pháp, tôi cũng đã trải qua một số can nhiễu và bức hại vì sự ảnh hưởng của “thùng thuốc nhuộm lớn” xã hội người thường. Nhờ ơn chăm sóc từ bi của Sư Phụ, tôi có một môi trường tốt để học Pháp, và tôi càng ngày càng trở nên lí trí hơn, trầm tĩnh và vững vàng hơn trong tu luyện. Giờ đây, tôi muốn chia sẻ một vài hiểu biết của mình về việc học Pháp, đặc biệt với các bạn đệ tử trẻ tuổi, như vậy chúng ta sẽ cùng nhau tinh tấn như một tổng thể.

Chống lại Can nhiễu từ Xã hội Đời thường

Tôi là học sinh trung học khi bắt đầu luyện tập. Thậm chí trước đó, Sư Phụ từ bi của chúng ta đã giúp tôi tránh được nhiều hình thức ô nhiễm từ xã hội người thường. Khi còn bé, tôi đã rất ít xem vô tuyến và đọc những quyển sách nổi tiếng ngoài xã hội. Từ khi bắt đầu tu luyện, tôi thậm chí còn ít đọc hơn nữa những thứ sách vở bên ngoài Đại Pháp. Mỗi khi có thời gian, tôi học Pháp và đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến tu luyện. Tôi cảm thấy rất trọn vẹn. Nếu tôi mất thời gian mà đáng lẽ để dùng học Pháp, tôi thấy đấy là một tổn thất.

Khi tôi vào đại học, tôi phải đi xa nhà và mất đi môi trường học Pháp tốt. Tôi bắt đầu dùng nhiều thời gian trên Internet và những yêu cầu đối với bản thân ngày càng thấp dần. Tôi trở nên thiếu tinh tấn. Tôi không nhận thức được tình trạng này cho đến khi tôi đọc những lời của Sư Phụ, “Người ta giống như một vật chứa, và anh ta chính là cái mà anh ta chứa” (“Hoà tan trong Pháp”, Tinh tấn yếu chỉ), tôi nhận thức rằng với sự xuống dốc tiêu chuẩn đạo đức của con người, các chương trình Internet và vô tuyến đều tràn ngập những quan niệm và biểu hiện của đủ loại bản chất ma quỉ. Sao tôi lại cho phép chúng ô nhiễm những tư tưởng thuần tịnh mà tôi có được từ tu luyện Đại Pháp? Nếu tôi cứ tiếp tục như vậy, chẳng phải tôi rồi cũng sẽ thành người xấu? Nhận thức được như vậy, tôi liền rời xa Internet và vô tuyến. Bên cạnh công việc và nhà trường, tôi chỉ để Pháp trong suy nghĩ của mình. Tư tưởng của tôi nhờ đó trở nên thuần tịnh hơn, và tôi lại có thể hoà mình vào trong Pháp.

Hoà tan Hoàn toàn vào Pháp và Cứu độ Chúng sinh

Ít lâu sau khi bắt đầu tập luyện, tôi đã vô cùng may mắn được tham gia vào nhóm học Pháp và các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm được các trung tâm phụ đạo địa phương tổ chức trong thành phố chúng tôi. Chúng tôi học Pháp và tập công cùng nhau hơn mười ngày liên tục. Tôi có thể chia sẻ với nhiều đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Điều này đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc học Pháp trong tương lai của tôi. Từ đó, hai mẹ con tôi tạo một môi trường học Pháp tốt ở nhà. Ngoài những ngoại lệ như ăn ngủ, còn lại mọi việc chúng tôi làm ở nhà là học Pháp. Khi chúng tôi giác ngộ ra điều gì đó sau khi đọc sách, chúng tôi liền chia sẻ cùng nhau. Chúng tôi có thể dành một thời gian lớn cho việc học Pháp. Cùng lúc, chúng tôi cũng có thể trao đổi những quan niệm đời thường. Những chuyện như các bài kiểm tra vào trường hay việc tìm công việc tốt, những thứ mà người thường coi trọng, chúng tôi đều dễ dàng giải quyết với một tâm trí sáng suốt và thanh tịnh sau khi học Pháp.

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, chúng tôi bắt đầu giảng sự thật trực diện và phân phát tài liệu nhiều hơn. Hồi đầu, khi tôi theo mẹ và phát tài liệu, tôi rất sợ. Khi chúng tôi đi đến một làng, tôi chỉ dám đứng thật xa tung tài liệu vào cửa nhà. Hơn nữa, tôi cũng rất lo lắng, chỉ hy vọng làm cho nhanh và không có ai nhìn thấy mình cả. Khi đêm xuống, thậm chí đi bộ tôi cũng rất sợ. May mắn thay, tình trạng này không kéo dài. Suốt mùa hè, tôi học các bài giảng mới của Sư Phụ và các bài báo chia sẻ của các đệ tử khác với mẹ. Tôi đã học được rằng sợ hãi cũng là một chấp trước mà tôi cần loại bỏ.

Một lần, tôi đã học Pháp với mẹ trong cả ngày. Tối đó, chúng tôi mang tài liệu giảng sự thật đi trong khi phát chính niệm mạnh mẽ. Tôi cảm thấy toàn thân mình được hỗ trợ bởi một lực rất mạnh mẽ. Tôi không có một chút sợ hãi nào. Tôi bước đến từng ngôi nhà không chút lo sợ, và đặt tài liệu vào chỗ thích hợp nhất. Nếu một con chó nào đó sủa ầm, tôi liền phát chính niệm với tâm trí an tĩnh, như các đệ tử khác đã làm. Tôi nói với con chó là Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại, và cần phải hỗ trợ chúng tôi giúp Sư Phụ Chính Pháp. Sau khi tôi phát tài liệu xong, tôi liền đi dán bích chương giảng sự thật. Một lần, trước khi rời đi, tôi dùng một viên phấn để viết vài chữ lên tờ bích chương. Một nhân viên tuần tra trong đồng phục cảnh sát tiến đến bên và hỏi tôi đang viết gì. Tôi không trả lời, mà thay vào đó quay ra với mẹ tôi và bỏ đi trong khi phát chính niệm. Người này nhìn vào tấm bích chương và bất động, cứ như bị đông cứng. Anh ta không nói được câu nào. Tối đó, chúng tôi đi khoảng mười dặm.

Chúng tôi gặp những tình huống tương tự khoảng bốn năm lần. Mỗi lần, chúng tôi đều có thể bước đi mà không gặp một rắc rối nào vì có chúng tôi có chính niệm.

Những kinh nghiệm này dạy tôi rằng học Pháp không nên chỉ giới hạn bởi hơn chục trang giấy chúng ta đọc hàng ngày, như kiểu thông lệ. Chúng ta có thể làm tốt ba điều và sử dụng Pháp chỉ đạo mọi tư tưởng và hành động của chúng ta chỉ khi chúng ta thực sự hoà hợp với Đại Pháp và chỉnh sửa mình đạt đến tiêu chuẩn của một người tu luyện. “Nếu quí vị luôn luôn tinh tấn bằng cách ấy, thì những gì quí vị làm với tâm trong sạch luôn là điều tốt nhất và thiêng liêng nhất.” (“Nhận thức hơn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi muốn kết thúc bài viết bằng chia sẻ một câu của Sư Phụ, “Là một học viên, nếu đầu óc không có gì ngoài Đại Pháp, người ấy đích thị là kẻ chính tu. Như vậy quí vị phải hiểu rõ vấn đề này. Đọc sách và học từ sách nhiều hơn nữa là chìa khoá đưa người tu tiến lên. Nói đơn giản, chừng nào quí vị còn đọc Đại Pháp, quí vị càng thay đổi; chừng nào quí vị còn đọc Đại Pháp, quí vị càng tiến lên. Nội dung vô biên của Đại Pháp cộng với các phương tiện hỗ trợ – các bài động công – sẽ cho phép quí vị tu thành Viên Mãn.” (“Hoà tan trong Pháp”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2007/9/2/161986.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/9/10/89403.html

Đăng ngày 23-1-2008; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share