[Minh Huệ] Trước ngày 20 tháng 7, 1999, trong những ngày lễ đông và hạ, chúng tôi thường tổ chức những trại mười ngày cho trẻ em để học Pháp và tập Công cùng nhau. Có một lần hàng ngàn trẻ em tham dự, và chúng tôi phải mướn nhiều địa điểm vì không có nơi nào đũ để chứa tất cả cùng một lúc. Thường các nơi chỉ đủ chứa hơn 600 em. Sống với các trẻ em này ngày đêm khiến thay đỗi được tư cách của tôi rất nhiều.

Cả trong khi chịu đựng sự nhục nhã, Xiaoshang (Tiểu Thương) vẫn luôn lo cho người khác

Xiaoshang mười một tuổi và đi học một lớp nội trú. Nó học rất xuất sắc. Có một lần, một học sinh điểm kém tiểu tiện vào cái ly nước của Xiao shang. Xiaoshang thức giấc vào nữa đêm và đã uống hết phân nữa cái ly trước khi biết được cái gì ở trong ly. Trong ba ngày liền sau đó nó luôn nôn thổ ra. Đứa học sinh chơi cái trò này đã cười ngạo nó không một chút thương xót.

Khi mẹ nó đến để mang nó về nhà ngày thứ Bảy tuần đó, bà nhìn thấy sắc mặt nó không tốt. Bà hỏi nó tại sao vậy, nó nói cho bà nghe về vụ uống nước tiểu. Mẹ nó rất giận và muốn đi mét với giáo sư. Xiaoshang giữ bà ta lại và nói, “Nó đã làm điều xấu như vậy, có lẽ nó đã cảm thấy khá buồn khổ rồi. Mẹ đừng đi nói với thầy giáo. Con sẽ giải thích với nó khi nào có dịp. Là một người tu, mẹ không nhẫn được chuyện nhỏ này hay sao?”

Trong một dịp khác, Xiaoshang và bạn nó chơi với một cái óng chích, và cây kim vô tình đăm vào trong bàn tay của nó. Nghe tiếng khóc của trẻ, mẹ nó chạy vào trong nhà và thấy con bà đang chảy máu. Bà hỏang hồn la lớn, Xiaoshang chịu đựng cái đau và kéo cây kim ra bằng bàn tay kia của nó. Nó nói, “Mẹ, xin nhỏ tiếng, nếu không mẹ sẽ làm các bạn con sợ lắm.” Mẹ của Xiaoshang thường nói, “Trên con đường tu, Xiaoshang thường nhắc nhở tôi cách hành động cho chân chính.”

Sau ngày 20 tháng 7, 1999, mẹ Xiao shang đi Bắc kinh để chứng thực Đại Pháp. Nhiều lần cảnh sát đánh bà đến ngấc xĩu. Có một lần cảnh sát viên đến nhà của Xiao Shang vào nữa đêm trong khi cha mẹ của nó đều đi vắng. Họ dùng một con dao để cạy cữa sổ và leo vào nhà và hỏi cha mẹ nó ở đâu. Khi Xiao shang không trã lời, họ túm lấy đầu nó và đập vào tường, khiến nó bị đau đầu từ đó. Sau đó, mẹ nó bị gữi đi trại lao động cưỡng bách và cha nó bị cầm tù trái phép. Trong nhiều đêm, Xiaoshang ở nhà một mình. Chịu đựng sự nhức đầu và lẻ loi, nó chờ đợi cha mẹ nó trở về. Sau này, Xiaoshang bị bắt buộc phải ngưng học.

Xiaoqiu bị (Tiểu Khâu) kêu án bất hợp pháp 4 năm tù ở

Xiaoqiu lên mười bảy tuổi khi nó bắt đầu tham gia một lớp học Pháp cho người trẻ năm 1999. Là một học sinh lớn, nó luôn giúp những học sinh nhỏ hơn mỗi khi có dịp. Sau ngày 20 tháng 7, 1999, Xiaoqiu hợp sức với mẹ để chứng thực Đại Pháp. Năm 2002, trong khi nó làm những tài liệu thanh lý sự thật với những bạn tu khác, cảnh sát đến và bắt nó. Nó bị kêu án bốn năm tù ở. Nó bị tra tấn dã man và khi bà nó đến thăm nó, bà thấy nó ốm cong quèo. Cả trong trường hợp như vậy, nó vẫn nói với bà, “Bà, cháu thật mong được về nhà để săn sóc cho bà.” Trước khi bị bắt, Xiaoqiu luôn săn sóc kỷ lưởng bà nó, và có tiếng là đứa có tâm tốt.

Một đứa bé gái học sử dụng máy điện tín để cứu người

Juanzi (Quyên Tử) 12 tuổi sống nơi đồng quê. Nó rất cố gắng để học Pháp và tập Công, và nhớ nằm lòng nhiều bài Kinh văn của Sư phu. Có một lần nó bị một chiếc xe gắn máy đụng phải và kéo lôi đi một quảng xa. Nó đứng dậy và việc đầu tiên là giúp người lái xe an tâm vì người này đang hết sức lo sợ, nghì rằng nó đã bị chết.

Cũng năm đó, Juanzi tham gia lớp học Pháp dành cho trẻ em. Đó là lần đầu tiên mà nó viếng thăm một thành phố. Những trẻ khác cho nó một ít bánh khô (snacks)để ăn, nhưng Juanzi từ chối. Sau này, tôi hỏi nó có thèm ăn những thứ đó không. Nó trã lời, “Khi cháu mới nhìn thấy những bánh khô đó (snacks), cháu cũng cảm thấy thèm. Nhưng người ta phải nghiêm túc trong sự tu luyện, cháu cần phải tự chủ và buông bỏ sự thèm muốn đó.” Khi các trẻ khác thấy rằng Juanzi không có tham ăn, chúng bèn cất những bánh khô đó đi và không đem ra nữa trong suốt khóa học, sau đó đưa trã lại cho cha mẹ chúng sau lớp học. Cha mẹ chúng rất ngạc nhiên.

Juanzi chưa đầy 18 tuổi. Để cứu độ chúng sinh, nó học cách sử dụng máy điện tính. Nó và cha mẹ nó bị bắt cách đó ba tháng trong một nơi sản xuất tài liệu thanh lý sự thật. Juanzi đuợc thả ra nhưng cha mẹ nó vẫn còn bị bắt và có lẻ bị kêu án tù bất hợp pháp. Hiện tại, Juanzi ở nhà một mình và lo cho một đứa em trai của nó. Cho dù cảnh sống của chúng khó khăn, Juanzi vẫn kiên trì làm sáng tỏ sự thật vể Đại Pháp.

Lanlan nói, “Nếu không bị bênh, sao nằm lại trên giường?”

Lanlan (Lam Lam) lên bảy tuổi khi nó bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Trước đầu năm 1999, nó tham gia lớp học Pháp giành cho trẻ em. Đến ngày thứ tư, nó và những học viên khác phát triển những triệu chứng của sự tiêu trừ nghiệp lực như là nóng và ho, và chúng không thể ngũ suốt đêm. Trước lúc khóa tập Công năm giờ sáng, một phụ trách viên nói với chúng, “Các em có muốn thức dậy và đi tập Công không? Nếu không muốn dậy thì không sao. Các em có thể nằm lại trên giường thêm một chút.” Chúng nghe như vậy và đều thức dậy. Lanlan nói, “Nếu không bênh thì tại sao nằm lại trên giường?” Chúng đều đi ra và tập Công. Trời sáng dần và chúng trở nên khá hơn, và đến giờ ăn trưa, tất cả đều bình phục. Người học sinh lớn tuổi khen chúng học Pháp giỏi.

Với Thiên mục mở, Lanlan nhìn thấy Sư phụ mang nó đến những nơi thật đẹp. Nó bây giờ đang học lớp tư. Khi nhà trường chuẩn bị một tờ khai thóa mạ Pháp luân Công, nó từ chối không ký tên vào. Các học sinh khác nói với thầy giáo và thầy giáo nói, “Lanlan là một học sinh giỏi, nếu nó không muốn ký vào thì đừng bắt nó.” Lanlan tự nói, “Ta cũng không thể để cho các học sinh khác và thầy giáo ký vào đấy.” Nó bèn nói với thầy giáo của lớp học rằng Đại Pháp tốt như thế nào. Thầy giáo của nó không nói gì, nhưng kể từ đó không nói gì xấu đối với Đại Pháp. Lanlan đi ra ngoài cùng với mẹ em để phát tài liệu nói lên sự thật mỗi khi nó có dịp. Khi mẹ nó làm xong các tờ bích chương (posters) làm sáng tỏ sự thật, nó và cha nó (là một người không tu) liền đem các bích chương đó ra phơi.

Khi những người lớn cải nhau, tôi không tránh được nhớ đến những bạn trẻ tu luyện khi chúng muốn chia sẻ kinh nghiệm

Vào cuối buổi học Pháp, các học sinh trẻ bận rộn ghi xuống những kinh nghiệm của chúng để đem ra bàn. Vì có nhiều học sinh muốn tham gia, nên chúng cần trước hợp bàn nhau trong nhóm nhỏ. Sau đó, chỉ một vài số nhỏ kinh nghiệm được đem ra trình bày trước mọi người.

Chúng tôi vẫn còn đang chọn lựa những bài vỡ để được trình bày trong đêm trước ngày đại hội. Các bạn tu nhỏ này thật là trong sạch và bài của chúng rất hay khiến chúng tôi tất cả đều cãm động. Chúng tôi rất khó khăn để chọn lựa vì chúng tôi không muốn bỏ rơi một bài vỡ nào. Các bạn nhỏ này chạy vào để hỏi xem chúng tôi đã lấy quyết định chưa, vì họ tất cả đều muốn chia sẻ kinh nghiệm của họ. Một học sinh bảy tuổi nói với chúng tôi một cách nghiêm trọng, “Hãy chọn bài của em đi, đó là một bài hay!”

Lúc bấy giờ tôi chưa quen lối tự khoe như vậy. Tôi nghĩ rằng, “Phải chăng sự truy cầu danh vọng là có ở mọi tuổi?” Tôi nói, “Tôi thấy khó chọn lựa lắm là vì tất cả bài của các em đều hay.” Một em trẻ an ủi tôi nói rằng, “Dì ơi, đừng cảm thấy buồn, nếu tất cả các bài viết của mọi người đều hay và giúp được những người khác, thì xin hãy chọn của một người khác – em không cần nói đâu.” Một em trẻ khác cũng nói với tôi hãy chọn bài của người khác nếu tôi nghĩ rằng tốt hơn nên để những người này nói.

Một trong họ nói một cách rất chân thật, “Zhang Qi và em đều thích ăn bánh khô (snacks). Trong khi sự chấp trước của em về ăn bánh khô đã qua đi rồi, nó vẫn còn. Nếu em chia sẻ bài của em, điều đó sẽ giúp nó buông bỏ sự chấp trước này. Vậy em rất muốn nói lên trong buổi họp để giúp những người khác.”

Đầu óc của tôi được thanh hóa bỡi những đầu óc trẻ thơ này, nghĩ cho người khác trước. Sau này, khi tôi bất đồng ý kiến với các bạn tu khác và đang tưởng tượng họ nghĩ gì, tôi luôn nhớ lại sự sốt sắng của những người bạn trẻ này để chia sẻ và nhớ đến cách hẹp hòi của tôi trong sự suy đoán họ nghĩ gì. Tôi nghĩ rằng cái lý do khiến nhiều bạn tu đối nghịch nhau là vì họ áp dụng sự hẹp hòi tư tưởng của họ và sự tưởng tượng hỗn loạn để đoán những gì người khác nghĩ. “Thật là hay nếu họ có thể tìm trong họ những điều mà họ có thể tim trong người khác.” (trích trong bài, ‘Một cuộc đối thoại với thời gian’, Tinh tấn yếu chỉ). Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta theo được những lời dạy của Sư phụ thì kết quả sẽ khác đi nhiều.

Nếu sự bức hại không xảy ra, các bạn tu trẻ này sẽ tiếp tục tu luyện vui vẻ, giống như trong quá khứ. Nhưng ngày hôm nay, các bạn tu trẻ này đang đau khổ cả tinh thần lẫn cơ thể. Họ rất ước ao có được môi trường như các bạn tu trẻ ở ngoại quốc.

Thành văn 6-1-2004

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/1/7/64233.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/2/8/44887.html.

Dịch và đăng ngày 4-3-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share