Giác Ngộ về “Ðặt Pháp Lên trên hết”
Viết bởi một đệ tử Người Úc
[Minh huệ] Sư phụ giảng ở Giảng Pháp tại Pháp Hội Boston vào năm 2002, “Là đệ tử Ðại Pháp nên đặt Pháp lên trên và trước tất cả những gì chư vị làm–bất cứ khi nào đánh giá một điều gì chư vị phải đặt Pháp lên trên và trước tất cả.”
Trước đây, tôi chỉ hiểu ý nghĩa của “đặt Pháp lên trên và trước hết” một cách nông cạn. Theo ý tôi, mỗi một ý nghĩ của tôi đều là cho Pháp và vì thế tôi phải yêu cầu mọi người phải làm theo ý nghĩ của tôi đó là cách hay nhất để làm việc. Chỉ có cách đó tôi mới đạt được kết quả cao và phục vụ Ðại Pháp tốt hơn. Nếu không thì, tôi sẽ không giữ được nguyên tắc khi làm việc. Cái lối suy nghĩ của người thường này rất thường gây ra những đả kích và lộn xộn trong khi làm việc với người khác. Kết quả là, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội đã được dàn dựng bởi Sư phụ để cho chúng ta nâng cao. Nó cũng gây thiệt hại cho Ðại Pháp nữa.
Gần đây, chúng tôi tổ chức phát Chính niệm trước Lãnh sự quán Trung quốc trong 9 ngày liên tục và 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Có những rắc rối đã xảy ra cho vài đệ tử tại đây. Tôi không có liên can, nhưng tôi giữ đầu óc thật trong sạch để nhìn vấn đề đã xảy ra và tự mình nhìn bên trong của mình. Khi tôi thấy được những thiếu sót của tôi, bất chợt tôi hiểu được ý nghĩa sâu rộng của “đặt Pháp lên trên và trước tất cả”.
Sư phụ đã nói trong Ðại Pháp là Ngự trị trên Tất cả “…Pháp rất mạnh vô cùng, và với mọi việc, Pháp là hoàn toàn ngự trị tất cả” Khi chúng ta có được chánh tâm và lòng thuần khiết, đó là, làm việc mà không có một chấp trước nào và có lòng tin mãnh liệt với Ðại Pháp và Sư phụ, thì sức mạnh vô biên của Ðại Pháp sẽ hiển hiện. Ngược lại, khi chúng ta cứng đầu bám víu vào ý kiến của mình và lăn lóc để hoàn thành công việc, thì thường là công việc không hoàn thành một cách mỹ mãn. Thật ra, khi chúng ta cứng đầu bám víu vào ý kiến của mình và tranh cãi với người khác, chúng ta xem ý của chúng ta còn cao hơn Ðại Pháp nữa, hay chúng ta quên rằng với Ðại Pháp, công việc có thể xúc tiến khác hơn là những người bình thường làm. Ðể hoàn thành sứ mệnh cao cả, chúng ta phải theo những phương pháp cao cả. Ðiều này có nghĩa rằng bất cứ khi nào chúng ta “đánh giá việc gì, chúng ta phải đặt Pháp lên trên và trước hết”.
“Làm nhưng không theo đuổi một mục đích nào, Luôn luôn ở trong trong Ðạo” (“Ở trong Ðạo”, Hồng Ngâm)
Sự hiểu biết của tôi về vấn đề này là chỉ có khi nào chúng ta hoà nhập hoàn toàn vào Pháp thì chúng ta sẽ có được sức mạnh phi thường của Ðại Pháp. Bất cứ khi nào chúng ta không còn bám víu vào những chấp trước của mình, giữ tâm ý được trong sạch, định tĩnh, và lòng từ bi của một người tu luyện, chúng ta sẽ luôn luôn hoàn thành mỹ mãn công tác của Ðại Pháp. Thật ra mọi việc sẽ được làm với sức mạnh phi thường của Ðại Pháp. Sư phụ sẽ giúp chúng ta làm bất cứ việc gì. Ðiểm chánh yếu là hãy thực hiện với những nguyên tắc của Pháp chứ không phải những nguyên tắc của người thường. Và để đạt được điều này, chúng ta phải không ngừng học Pháp.
* * * * *
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/11/7/39200.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/11/14/28736.html.
Dịch từ tiếng Anh ngày 3-12-2002; đăng ngày 6-12-2002; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.