Bài viết của Trịnh Húc Quân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-07-2012] (Tiếp theo từ phần 1:

https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/12/134906.html)

Ma quỷ đằng sau bức tường cao

Dãy tường cao ở trại lao động cưỡng bức giống như một cái khố, nơi những hành vi phạm pháp được phô bày. Đã từng có một khu dành cho những người nghiện tại Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà ở Bắc Kinh. Sau khi được thành lập, vài lính canh đã bán thuốc cho tù nhân. Có ít nhất 10 nhóm vận chuyển thuốc đã cấu kết với công an. Trong năm 2002, một phạm nhân đã báo cáo tình huống này lên chính quyền. Chính quyền bắt đầu mở cuộc điều tra, và sa thải một phó trại lao động, giải tán khu dành cho người nghiện. Một tù nhân bị kết án ăn trộm đã được chỉ định lên làm nhóm trưởng. Anh ta đã học cách hít ma túy tại trại lao động cưỡng bức.

Điều kiện lao động không hợp vệ sinh

Trong một thời gian dài, các tù nhân ở các trại lao động cưỡng bức tại Bắc Kinh phải làm loại đũa dùng 01 lần. Loại đũa gỗ này thường được bọc một lớp giấy bằng tay trước khi chúng được bó lại. Đầu tiên những bó đũa này được chất ở trên sàn nhà. Mỗi đôi đũa phải được bọc trong một lớp giấy. Để thuận tiện cho việc lấy giấy, nhiều tù nhân đã nhổ nước bọt lên tay họ. Bởi điều kiện vệ sinh tồi tàn ở trại lao động, họ không thể rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vài phạm nhân còn dùng giấy bọc đũa để chùi mũi khi họ bị lạnh, sau đó lại dùng những tờ giấy này để bọc đũa. Khi tôi làm nghiên cứu sinh tại Học viện nghiên cứu Điện lực, phòng ăn tối ở đây đều sử dụng loại đũa này. Nhiều quán ăn nhỏ ở xung quanh học viện cũng sử dụng loại đũa này, với cam kết “tiệt trùng ở nhiệt độ cao” được in ở vỏ bọc giấy. Theo một số tù nhân, trước năm 2000, Trung tâm điều khiển Bắc Kinh chỉ là một cái kho mất vệ sinh. Những đôi đũa dùng 01 lần nằm la liệt ở trên sàn, và người ta hay dẫm lên chúng khi họ bước qua.

Nhiều phạm nhân liên tục tố giác hành vi phạm pháp của giám thị, bao gồm việc đánh đập và tra tấn, lên các cấp, nhưng trong hàng thập kỷ, nhưng hầu như chưa có ai bị trừng trị vì hành vi xấu của họ. Kết quả là, giám thị công khai làm những việc phi pháp. Trong nhiều trường hợp, họ che đậy việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, bởi vì họ sợ truyền thông quốc tế sẽ phơi bày việc ngược đãi và họ cũng nhận thấy mức độ tàn bạo trong việc đàn áp Pháp Luân Công là chưa từng có. Một lần Tô Cự Phong, trợ lý giáo dục thuộc Đội số 03 ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, đã nói với tôi, “Ông có thấy Nhà tù Đại Bắc đi ngược với chúng ta không? Bề ngoài nó có vẻ khá là nghiêm, nhưng bên trong nó có vẻ được quản lý hợp lý. Hầu hết quyền lợi của tù nhân có thể được đảm bảo. Hầu hết những người đến trại lao động của chúng ta đều phạm tội không nghiêm trọng, nhưng họ không biết  ở đây nghiêm khắc và hỗn loạn đến vậy.” Tất nhiên, học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù Đại Bắc cũng bị ngược đãi tàn bạo giống như ở Mã Tam Gia.

Là nơi phát sinh ra nhiều thói xấu

Trại lao động cưỡng bức là nột nơi phát sinh ra nhiều thói xấu, nơi giám thị và phạm nhân học lẫn nhau. Sau khi làm việc tại trại lao động một thời gian, hầu hết các nhân viên nói chuyện và hành xử như phạm nhân. Môi trường tràn ngập những lời giả dối và những người phụ trách thì thường xuyên đánh phạm nhân. Nhiều năm trước, đội nam ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia thường đi ra ngoài để làm việc. Một ngày nọ, có một công an ở Mã Tam Gia đã nhìn thấy một vài chiếc xe đạp đậu bên đường. Ông ta đã bảo phạm nhân mang xe đạp lên máy kéo và chở chúng về trại lao động. Từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, trại lao động đã tăng cường lực lượng công an. Một số sinh viên đã trở thành công an ở trại lao động sau khi hoàn thành kỳ thi nghĩa vụ dân sự. Lần đầu tiên khi họ đến trại, thái độ của họ tốt và họ không đánh hay lăng mạ phạm nhân, nhưng chỉ sau vài lần, đạo đức của họ đã xuống cấp. Chi Thuận Xương, giám thị ở Đội số 03 ở tỉnh Hà Bắc, tự nhận là bạn học cấp ba của học viên Pháp Luân Công, ông Vương Bác. Trong một thời gian dài, kể từ khi gia nhập trại lao động, ông  không đánh người nào. Khi Đội số 03 (Kỷ luật riêng biệt) được thành lập, ông bị chuyển đến Đội số 03. Trong một cuộc họp với các phạm nhân, ông ta đã ca thán “Trong xã hội ngày hôm nay, không có tương lai cho một người có đạo đức không suy đồi, vì thế tôi phải khiến bản thân tôi suy đồi một chút”. Không lâu sau đó, ông ta bắt đầu đánh phạm nhân. Dù ông ta không bao giờ đánh tôi, nhưng ông ta cũng không cho tôi dùng nhà vệ sinh khi tôi đề nghị. (Ghi chú: Tại phân xưởng, khi dùng nhà vệ sinh thì phải xin phép). Những người mớt tốt nghiệp từ học viện cảnh sát thường xuống cấp đạo đức một cách nhanh chóng. Lấy ví dụ, một đội trưởng mang họ Vu, tốt nghiệp học viện cảnh sát. Không lâu sau khi ông Vu đến đây, ông ta đã đánh phạm nhân tàn bạo. Đội trưởng một đội khác, Vương Phi, là bộ đội phục viên, ngay sau khi ông ta đến đây, ông ta đã đánh phạm nhân. Ngay cả người ở Phòng Giáo dục lao động cũng khinh thường ông ta, nói ông ta đánh người vô cớ.

Vài phạm nhân đi tìm các quan hệ ở bên trong trại lao động. Viên chức ở Phòng Giáo dục lao động gọi những phạm nhân đó là “những người nhờ vả”. Những người này không bị giám thị đánh. Sau đó, Vương Phi còn trở nên tồi tệ hơn, trở thành một trong những kẻ tàn bạo nhất trong Đội số 03. Giám thị ở Trại lao động Mã Tam Gia cũng tự nhận họ là “luật pháp”. Tại thời điểm đó, đội trưởng Đội kỷ luật đặc biệt là Vu Giang. Viên chức ở Phòng Giáo dục lao động nói Vu Giang là một kẻ tồi tệ đến ma quỷ cũng phải sợ ông ta. Vu tin rằng ông ta là một người có năng lực đã bị đánh giá dưới tầm. Ông ta cũng tự cho rằng mình là một công an đạt tiêu chuẩn. Viên chức ở Phòng Giáo dục lao động đã nói đùa là ở trại lao động cưỡng bức,  lưu manh lớn (giám thị) quản lý lưu manh nhỏ (phạm nhân).

Một hệ thống đút lót và “nô lệ đỏ”

Một trại lao động cưỡng bức chính là một nhà máy tư nhân ngầm. Dù nhà cửa và đồ đạc đều thuộc về chính phủ và giám thị thậm chí còn được hưởng quyền lợi của viên chức chính phủ, tuy nhiên những lợi tức từ trại lao động cưỡng bức đều thuộc về giám thị trại, và họ còn được miễn thuế. Những đặc điểm nổi bật của loại nhà máy này là 1) chi phí lao động âm, vì phạm nhân làm việc miễn phí và tự trả tiền y tế, nhưng họ cũng đút lót cho giám thị để giảm thời hạn giam, được cho làm đội trưởng, giảm tải công việc, v..v.. 2) nó là loại hình nô lệ hợp pháp – một “hệ thống nô lệ đỏ”. So sánh với hình thức nô lệ đã tồn tại trong xã hội loài người thế kỷ trước, “nô lệ đỏ” rất khác biệt. Trong quá khứ, những nô lệ là tài sản của người sở hữu nô lệ. Vì thế, trong hầu hết các trường hợp “người quản lý” sẽ quan tâm đến “tài sản” của ông ta. Tuy nhiên “nô lệ đỏ” chỉ ở trại lao động cưỡng bức trong vài năm, vì thế giám thị dùng mọi cách để bóc lột sức lao động và tài chính của phạm nhân. Điều kiện sống của những “nô lệ đỏ” thấp kép hơn rất nhiều so với những lao động trong quá khứ. Một phạm nhân từng là đội trưởng một nhóm ở Mã Tam Gia nói rằng ông ta đã mất gần 80.000 nhân dân tệ ở trại lao động (hầu hết số tiền được dùng để đút lót cho giám thị). Tại các trại lao động khác, phạm nhân trên danh nghĩa sẽ nhận được một vài nhân dân tệ tiền trợ cấp một tháng, nhưng phạm nhân ở Mã Tam Gia thì không có gì. Lý Hải Long, một phạm nhân ở Nội Mông, là người không có gia đình. Ban đầu, vài phạm nhân đã cho anh ít thức ăn và vật dụng cần thiết, nhưng điều này sau đó bị tố giác, giám thị đã không cho các phạm nhân khác giúp đỡ anh Lý. Khi anh rời khỏi trại lao động (thời điểm đó, anh đã bị bức hại đến mức tinh thần bất ổn), giám thị đã không cho anh tiền để đi xe và nói anh phải đi bộ về nhà. Một trợ lý hành chính đã nói với tôi, vì tiền lương của giám thị ở Mã Tam Gia thấp hơn so với tiền lương của giám thị ở các trại lao động tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, họ phải bắt các phạm nhân làm việc lâu hơn để thu thêm lợi nhuận và bù đắp cho khoản tiền lương ít ỏi của họ.

Hoàn toàn thiếu các quy định và tiêu chuẩn

Không có một tiêu chuẩn quản lý nào ở các trại lao động cưỡng bức tại Trung Quốc. Không chỉ mỗi trại lao động đều có luật lệ riêng của nó, mà mỗi đội ở bên trong trại lao động cũng có quy định khác nhau. Thậm chí giám thị hầu như không tuân theo các quy định trong quản lý phạm nhân, nhưng họ lại hành động theo cảm tính của họ. Lấy ví dụ, Đội số 03 ở Mã Tam Gia đã tạo ra “Những quy định của Đội số 03”, ở mỗi lối vào để cấm các phạm nhân dùng nhà vệ sinh vào ban đêm. Ban đầu, quy định này được dùng cho học viên Pháp Luân Công, nhưng sau đó nó được mở rộng để ngăn không cho viên chức Phòng Giáo dục lao động sử dụng nhà vệ sinh vào ban đêm. Tại Đội số 03 có học viên Pháp Luân Công lớn tuổi. Một vài người phải  vệ sinh ra quần vì họ không được phép đi vệ sinh vào ban đêm. Anh Lý Hải Long cũng gặp tình huống này nhiều lần. Tương tự ở khu nam, toàn bộ các phạm nhân đều phải cắt trọc. Bất cứ khi nào tóc họ mọc được một ít, họ lại phải cắt đi. Trong những giờ quy định, phạm nhân không được phép đội mũ. Vào mùa đông, nhiều phạm nhân bị lạnh từ đầu đến chân sau khi đứng ở bên ngoài vài phút, vì nhiệt độ ở Thẩm Dương vào mùa đông là khoảng -30 độ C.

Tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, các phạm nhân không được phép đọc sách. Họ còn bị cấm không được xem TV trong hầu hết thời gian. Tuy nhiên, có thời gian Đội số 03 đã cho phạm nhân xem tin tức của CCTV. Chúng tôi đã xem tin tức trong một tháng. Một ngày nọ, khi CCTV thông báo thông tin về chính phủ Trung Quốc phản đối tổng thống Mỹ tiếp kiến Đạt Lai Lạt Ma. Lý Mãnh là người trực vào hôm đó. Ông ta đã xông đến và ra lệnh tắt TV. Từ thời điểm đó đến khi tôi được thả, chúng tôi không còn được xem thời sự nữa. Có vẻ những thông tin thời sự tiêu cực là cái gì đó khủng khiếp đối với viên chức trại lao động. Khi trận động đất Ngọc Thụ xảy ra, người ở trại lao động đã không nói cho chúng tôi về điều đó nhưng lại đi hạ quốc kỳ xuống. Nhiều phạm nhân đã nghĩ lá cờ bị bay xuống bởi gió mạnh. Còn một điều không thể tin được là Trung tâm điều phối Bắc Kinh quy định  toàn bộ phạm nhân phải đi thẳng, với hai tay chạm chân mà không được lắc tay. Họ thậm chí còn không thể đi lại bình thường! Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà còn có quy định đặc biệt, ví dụ, ngay trước bữa ăn, các phạm nhân còn phải hát đồng ca. Những bài hát thường có liên quan đến lao động cưỡng bức, cũng như những bài gọi là “nhạc đỏ”. Ở những đội các học viên Pháp Luân Công bị bức hại, những bài “nhạc đỏ” cũng bị cấm, như bài hát mang tính yêu nước “Đoàn kết là sức mạnh” cũng bị cấm, bởi trong bài có một câu “hãy để chế độ vô dân chủ sụp đổ” và họ nghĩ rằng nó ám chỉ sự sụp đổ của ĐCSTQ.

(còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/20/中共劳教制度的罪恶(中)-260414.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/13/134929.html

Đăng ngày: 26-9-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share