Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 22-07-2012] Dưới vỏ bọc “Công ty TNHH Phát triển Đông Hưng tỉnh Sơn Đông”, Nhà tù nữ tỉnh Sơn Đông đã ký nhiều hợp đồng sản xuất hàng hóa. Trước khi chuyển đến địa điểm hiện tại, nhà tù có 09 khu phòng giam, nơi các tù nhân buộc phải làm việc như nô lệ. Khu số 06 là nơi giam các học viên khoảng 60 tuổi hoặc già hơn, hay những ai có vấn đề về thể chất hay bị tàn phế, và công việc ở đây thì không nặng nề như những nơi khác. Nhưng mỗi tù nhân phải đạt được chỉ tiêu mỗi ngày. Ngay cả với những người tâm thần bất ổn và bị khuyết tật cũng phải làm việc. Hàng ngày, các tù nhân bị đưa lên xe gồm một vài người lớn tuổi và người khuyết tật để đến chỗ làm. Khu số 02 sản xuất đồ chơi, còn Khu số 07 là khu đóng gói bao bì.

Khu số 01, 03, 04, 05 và 08 là nơi sản xuất quần áo. Để tối đa hóa lợi nhuận và năng suất, các viên chức ở nhà tù đã đặt ra các chỉ tiêu thi đua. Họ đặt chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ cho lính canh, và tiền thưởng cũng như việc thăng chức cũng được xét dựa trên đó. Ngay cả việc giảm án tù và việc được thả có điều kiện cũng gắn với sản phẩm đầu ra. Điều đó gây ra sự cạnh tranh dữ dội giữa các khu nhà tù, cũng như áp lực làm việc và giao hàng. Tuy nhiên, trước quan ngại của xã hội và lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về phản đối lao động khổ sai tại các nhà tù, Nhà tù nữ đã có nhiều nhượng bộ. Trong quá khứ, các tù nhân phải làm việc 18 tiếng một ngày, và đôi khi họ còn phải làm việc 24 tiếng một ngày. Hiện tại, họ giảm giờ làm xuống còn 10 tiếng, và nói với người bên ngoài là 08 tiếng. Bất chất việc giảm giờ làm, sản lượng hàng hóa vẫn phải tăng. Lính canh đã dùng nhiều cách khác nhau để đẩy mạnh năng suất. Họ gây áp lực cho các trưởng nhóm (tù nhân), dùng phần thưởng và hình phạt, đánh đập và lăng mạ, hay giảm thời gian nghỉ hay  ăn.  Một số còn bí mật bắt các tù nhân làm việc quá giờ.

Viên chức ở nhà tù đã cử công an đi đấu thầu nhiều hợp đồng hơn. Hầu hết hợp đồng đến từ các công ty thương mại quốc tế và từ nguồn cung cấp quần áo cho các công ty thương mại. Một lượng lớn quần áo và đồ chơi được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đức và nhiều nước khác. Một số thương hiệu, bao gồm Pierre Cardin, cũng được sản xuất ở trong những nhà tù này. Khi có ít hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế, nhà tù cũng tìm kiếm các hợp đồng trong nước, như sản xuất đồng phục cho quân đội, công an, và các hàng hóa khác.

Tôi nhớ có ít nhất ba thương hiệu là có lượng đặt hàng lớn. Một cái là quần áo trẻ em ABC. Công ty ABC được thành lập ở Đài Loan vào năm 1983, và nó là thương hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc.

Loại khác là quần áo thể thao Charles River Apparel. Trên các thẻ hàng có dòng chữ “Xuất khẩu sang Mỹ”. Logo của nó cũng có ở đây.

Nhà tù cũng sản xuất một lượng lớn áo phao “Hàn – Tư”. Logo của nó cũng có ở đây.

Trại lao động cưỡng bức Vương Thôn ở Truy Bác, tỉnh Sơn Đông cũng là nơi sử dụng lao động khổ sai để sản xuất hàng hóa số lượng lớn. Trại lao động Vương Thôn được xây dựng vào năm 2004 để chuyên bức hại các học viên nữ ở tỉnh Sơn Đông. Có hàng nghìn học viên (tuổi từ 20 đến 60) đã bị giam cầm, tra tấn, và buộc phải lao động khổ sai ở đây. Những lúc cao điểm có gần 600 học viên bị giam ở đây. Tiền ăn hàng tháng của mỗi tù nhân chỉ là gần 150 nhân dân tệ, vậy mà họ bị buộc phải lao động nặng nhọc mà không được đền bù.

Các học viên còn bị tẩy não theo nhiều vòng. Mỗi học viên mới đến bị giám sát bởi vài tù nhân, và bị nhốt trong một phòng biệt giam. Học viên phải ăn, ngủ, và đi vệ sinh ở ngay trong phòng. Các học viên cự tuyệt từ bỏ niềm tin cũng bị bắt phải chịu những hình phạt trường kỳ: họ bị đánh đập, lăng mạ, bị treo lên, và cấm dùng nhà vệ sinh hay cấm ngủ.

Sau khi các học viên bị ép phải ký tuyên bố từ bỏ niềm tin của họ, họ cũng bị ép phải làm việc như nô lệ. Giờ làm việc bắt đầu từ 05 giờ 30 sáng, và kết thúc lúc 10 giờ 30 tối. Họ bị ép phải hát các bài “nhạc đỏ”, và viết nhật ký hàng tuần hay báo cáo tổng kết tháng. Trong các báo cáo đó, họ buộc phải phản đối người sáng lập môn Pháp Luân Công và môn tu luyện của họ. Ngay cả những cụ bà không biết chữ cũng phải nói những lời phản đối để những người khác ghi lại.

Sản phẩm ở Trại lao động Vương Thôn bao gồm màn cửa, hạt thủy tinh, áo sơ mi dệt kim không tay, túi xách, chăn, đồ chơi, cây thông Noel, tỏi (đã bóc vỏ), và hộp bút chì. Họ cũng phải làm các loại lao động chân tay khác: dán nhãn, đóng gói, rửa những đồ bằng thủy tinh, hay các loại bình, và bọc cuộn dây điện. Trại lao động Vương Thôn cũng nhận hợp đồng từ các công ty may mặc ở Ngụy Kiều, tỉnh Sơn Đông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/22/揭露山东省女子监狱奴工产品中的“名牌”-260564.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/7/134837.html

Đăng ngày 10-09-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share