Bài viết của Mục Văn Thanh

[MINH HUỆ 12-07-2012] Gần đây, một phóng viên của Thời báo Chủ Nhật tại miền tây nước Úc muốn xác thực thông tin mà ông nhận được về các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị buộc phải lao động khổ sai để làm ra các sản phẩm cho các nước phương Tây. Có hai học viên địa phương đã kể lại những trải nghiệm của họ cho ông.

Lao động khổ sai ở Trại lao động cưỡng bức số 01 và 03 tại Thượng Hải

Ông Triệu hiện đang sống ở miền tây nước Úc. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996. Từ năm 2001 đến năm 2003, ông đã bị giam tại Trại lao động cưỡng bức số 01 Thượng Hải và Trại lao động cưỡng bức số 03, nơi ông bị tra tấn và phải lao động khổ sai. Ông Triệu nói rằng ông đã làm ra rất nhiều thứ để xuất khẩu, như đồ chơi bằng vải, bảng đấu nối dây điện, đèn tiết kiệm năng lượng 110W, đèn trang trí Noel, và rất nhiều loại áo sơ mi nam nữ, bộ com lê, và nhiều quần áo khác.

Ông Triệ̣u nói thời gian làm việc trong mùa cao điểm và lúc ế ẩm là khác nhau. Trong lúc ế hàng, các tù nhân hàng ngày buộc phải bắt đầu làm việc sớm và thường kết thúc vào trước 06 giờ chiều. Trong mùa cao điểm, giờ làm việc được kéo dài ra. Trong thời gian nước rút, các tù nhân buộc phải bắt đầu làm trước 06 giờ sáng. Sau đó họ ăn sáng lúc 06 giờ sáng. Sau bữa sáng, họ tiếp tục làm việc cả buổi sáng. Mỗi người chỉ được dùng nhà vệ sinh một lần trong buổi sáng.

Vào buổi trưa, hàng trăm tù nhân ở nhiều đội khác nhau thay phiên nhau ăn trưa. Thời gian nghỉ ăn trưa chỉ diễn ra hơn 10 phút. Nếu không ăn kịp, thì sẽ không còn cơ hội ăn. Vào buổi chiều, các tù nhân chỉ được dùng nhà vệ sinh một lần.

Khu làm việc bao gồm một xưởng lớn dài 50 mét và rộng từ 20-30 mét. Sản xuất com lê được hoạt động theo dạng dây chuyền. Trong lúc sản xuất, nếu ai đó quỵ xuống, thì người đó có thể bị đánh hoặc bị tra tấn. Trong lúc sản xuất đèn trang trí Noel, các tù nhân buộc phải làm việc ngay cả khi đã quay về phòng giam. Vài người còn phải làm đến nửa đêm để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Hai tay của các tù nhân thường bị sưng tấy hoặc bị thương khi sản xuất đèn và các quả bóng.

Lao động khổ sai tại các trại giam ở Cao Kiều và Tương Thành

Bà Trương sống tại nhà con gái ở Perth, nước Úc. Vào ngày 30 tháng 06 năm 2001, khi bà vẫn ở Trung Quốc, có 07 đến 08 công an đã xông vào nhà và bắt giữ phi pháp bà vì bà tập Pháp Luân Công. Họ giam bà tại Trại giam Cao Kiều ở thành phố Hứa Xương, tỉnh Hồ Nam, nơi bà bị ép phải lao động khổ sai để làm các sản phẩm xuất khẩu.

Bà Trương nói: “Ban đầu chúng tôi buộc phải làm tóc giả. Hàng ngày mỗi người phải làm 05 bộ tóc. Nếu người nào không hoàn thành, người đó sẽ bị đánh. Giờ làm việc có thể lên đến 14 tiếng, mà được coi là khá nhẹ. Có nhiều học viên Pháp Luân Công khác bị giam tại đây. Họ bị ép phải làm đai lưng cho bộ kimono của Nhật và thường phải làm việc qua đêm.”

Bà Trương nói tiếp: “Khi tôi bị giam tại Trại giam Tương Thành, tôi buộc phải làm các bóng đèn neon và những thứ khác để xuất khẩu. Nhãn bìa của sản phẩm là tiếng Anh. Bữa ăn hàng ngày của chúng tôi là 1 cái bánh bao cho bữa sáng, 1 cái cho bữa tối và nửa cốc mỳ cho bữa trưa. Cũng không có rau trong bữa ăn. Đôi khi còn có xác côn trùng chết hay chuột ở trong mỳ. Cũng không có giường để ngủ. Nếu bạn muốn ăn gì đó ngon hơn, bạn phải nhờ viên chức ở trại lao động mua. Khi họ bán đồ cho chúng tôi, họ thường đòi giá cao hơn 3 lần giá phải trả.”

Các trại lao động thu được lợi nhuận từ các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm phi pháp

Theo Tổ chức Thế giới Ðiều tra về bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), Công ty TNHH Sản xuất tóc Hồ Nam Rebecca ở thành phố Hứa Xương, công ty liên doanh Sino-U.S đầu tiên trong ngành sản xuất tóc và là công ty lớn nhất trong ngành này ở Trung Quốc, đã dùng các trại lao động cưỡng bức, nhà tù, và trại giam để kiếm lợi nhuận thông qua lao động khổ sai.

Nhiều công ty lớn dựa vào sản xuất hàng Trung Quốc giá rẻ để xuất khẩu, và các trại lao động kiếm lợi nhuận bằng cách ép các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm phi pháp lao động khổ sai. Để kiếm thêm lợi nhuận, Trại lao động cưỡng bức số 03 ở tỉnh Hồ Nam thậm chí còn lấy các học viên Pháp Luân Công từ các trại khác với giá 800 nhân dân tệ/người.

Nhờ nỗ lực của học viên, người dân Úc đang ngày càng quan tâm hơn tới hoàn cảnh của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và giới truyền thông đang ngày càng quan tâm tới những câu chuyện như vậy. Ở các sự kiện của học viên, mọi người đánh giá cao công sức của các học viên trong nỗ lực giúp nhiều người biết về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Một số doanh nhân muốn biết nhiều hơn, để có thể đảm bảo rằng những vật dụng họ mua từ Trung Quốc được sản xuất với phương thức chính thống.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/12/法轮功学员在澳洲揭露中共奴工迫害-260105.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/17/134461.html

Đăng ngày: 19-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share