Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-06-2012] Bên cạnh hình thức tẩy não và tra tấn thể xác tàn bạo, như nằm trên giường kéo căng, các học viên Pháp Luân Công ở Trại lao động cưỡng bức Bản Khê bị buộc phải làm ra nhiều sản phẩm ở hoàn cảnh lao động khổ sai. Trong khi lãnh đạo trại lao động cưỡng bức tận dụng sức lực của học viên đến cực điểm, thì chính quyền Trung Quốc lại hưởng lợi. Những sản phẩm được làm bởi các lao động khổ sai cung cấp cho chính quyền một nguồn vốn, và họ tiếp tục dùng số tiền này để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Dưới đây là danh sách các sản phẩm, vật liệu sử dụng, ở hoàn cảnh khổ sai tại Trại lao động cưỡng bức Bản Khê.

1. Những quả cầu bằng kim loại

Đằng sau bề mặt sạch sẽ, ngăn nắp và sang trọng ở bên ngoài Trại lao động cưỡng bức Bản Tây, là một cái xưởng ngột ngạt sản xuất những quả cầu bằng kim loại. Xưởng này thuộc sở hữu của một tư nhân, đã thuê các tù nhân ở các trại lao động cưỡng bức. Trại lao động thu lợi từ việc thuê bất hợp pháp những người bị giam. Xưởng cầu sẽ nghiền quặng kim loại thành bột và sau đó đúc bột thành hình dạng giống quả bóng. Sau đó họ nung những quả cầu trong lò. Những quả cầu này sau đó được chuyển đến Tập đoàn Sắt thép Bản Tây để xử lý thêm.

Xưởng sản xuất nằm trên sân của trại lao động cưỡng bức. Đây chỉ là một túp lều đơn giản, nơi các tù nhân buộc phải thay nhau làm việc trong ba ca, mỗi ca là tám tiếng để xưởng luôn sản xuất liên tục. Ở trong xưởng, bụi bay ở khắp nơi. Ngay cả mặt nạ hai lớp cũng không thể bảo vệ nhân công khỏi bụi quặng. Sau khi trở về từ chỗ làm, trên mặt và trên người tù nhân đen xì bởi bụi kim loại. Thậm chí cả nước dãi của họ cũng có màu đen.

Trại lao động cưỡng bức Bản Tây không hề quan tâm đến bảo vệ an toàn sức khỏe cho những tù nhân. Chính quyền trại chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền từ lao động khổ sai. Các học viên Pháp Luân Công từ chối “chuyển hóa” đều bị chuyển đến các đội lao động tại xưởng sản xuất quả cầu.

2. Gạch lỗ

Hiện tại không có người nào sống trong các tòa nhà cũ ở Trại lao động cưỡng bức Bản Tây. Chúng đã được chuyển thành một xưởng sản xuất gạch lỗ. Sân tập thể dục ở khu vực này được chất đầy gạch. Các học viên Pháp Luân Công bị buộc phải đi sản xuất những viên gạch đó.

3. Nước benzen

Benzen là một loại chất độc hóa học. Môi trường sản xuất dung dịch benzen không đạt tiêu chuẩn cơ bản về sức khỏe, và sức khỏe của những người phải làm việc với hóa chất này hoàn toàn bị bỏ qua.

4. Đi-ốt

Các học viên Pháp Luân Công bị giam ở tầng hầm, nơi gọi là “trung tâm luật pháp” bị buộc phải chuốt đi-ốt bằng các tấm da để cung cấp cho Công ty TNHH Điện tử Thế giới Bản Tây. Các khu nhà tập thể được chuyển thành xưởng sản xuất tạm thời được sử dụng cho tù nhân ngủ buổi đêm và làm việc chuốt đi-ốt vào ban ngày. Mỗi đi-ốt có chiều dài 7-8 cm. Các điốt được lấy từ bể mạ điện và sau đó rửa sạch, nhưng chúng vẫn còn hóa chất gây hại dính ở trên đó.

Các học viên Pháp Luân Công phải chuốt 30 đến 40 hộp đi-ốt mỗi tuần, mỗi hộp nặng hơn 10kg. Học viên bị buộc phải chuốt đi-ốt vào sáng sớm, trước khi tham gia các phiên tẩy não vào buổi sáng. Vào buổi chiều tối, họ bị ép phải làm việc đến sau 9 giờ tối trước khi được phép đi ngủ. Hàng năm các học viên Pháp Luân Công kiếm được 30.000 nhân dân tệ cho trại lao động.

Ví dụ của việc chuốt đi-ốt ở Trại lao động cưỡng bức Bản Tây

5. Các bông hoa lụa thủ công

Khi thiếu hụt đi-ốt từ các nhà sản xuất, công an Lưu Thiệu Thuật sẽ tìm nhiều cách khác nhau để kiếm tiền. Họ bắt các học viên làm các bông hoa lụa thủ công. Những bông hoa này sau đó được xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một bông hoa lụa làm thủ công ở Trại lao động cưỡng bức Bản Tây

Các sản phẩm được làm ra bằng lao động cưỡng bức ở Trại lao động cưỡng bức Đại Liên

1. Chuốt đi-ốt – cả hai đầu điốt phải được kéo thẳng đứng.

2. Tăm xỉa răng – nhân công phải làm việc vất vả để có được loại tăm xỉa răng chất lượng tốt

3. Cái kẹp phơi quần áo – Lò xo được gắn vào các cái kẹp bằng nhựa.

4. Đậu – đậu phải được lựa chọn bằng tay.

5. Tảo biển – đầu tiên các ngọn tảo biển dài được cắt thành các sợi mảnh, sau đó cắt thành đoạn 10 cen-ti-mét và được buộc thành nút. Sau đó chúng được chuyển ra chợ để bán.

6. Gạch chịu lửa – Đội số 1 ở Trại lao động cưỡng bức Đại Liên chuyên sản xuất gạch. Lò nung gạch dùng để nung các viên gạch

Các sản phẩm được làm ra bằng lao động khổ sai ở Trại giam Đại Liên

1. Hộp dùng để đựng bánh trung thu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/6/辽宁本溪劳教所的奴工产品(图)-258578.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/30/134196.html

Đăng ngày 21–7– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share