Bài viết của Đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 24-03-2025] Tu luyện Chính Pháp từ năm 1999 đến nay đã là 27 năm. Trong quá trình này, cùng với sự phát triển của một số hạng mục giảng chân tướng, cũng như số học viên từ Đại lục ra nước ngoài sau cuộc bức hại ngày càng nhiều, hoàn cảnh tu luyện và hoàn cảnh chứng thực Pháp ở nước ngoài đã có những thay đổi rất lớn.

Chẳng hạn, trong nhiều hạng mục, tình trạng phổ biến và chủ yếu là gặp chuyện thì không chú trọng đề cao tâm tính và nhận thức Pháp, mà lại phản ánh ra quan niệm, tư tưởng, và hành vi người thường. Rồi như, các Phật Học Hội ở nước ngoài không phát huy được tác dụng chính diện, hoặc còn tiêu cực, hoặc chỉ đóng vai trò người truyền lời, hoặc biến thành người phụ trách hạng mục (lấy hạng mục chứ không phải trách nhiệm của Phật Học Hội làm trọng tâm công tác). Lâu dần, mọi người quen rồi mà coi là bình thường, quan hệ giữa các hạng mục cũng từ chỗ phối hợp hạng mục, trong đại cục thì ai lo việc nấy, biến thành tranh giành người, tranh giành vị thế (so bì xem hạng mục nào quan trọng nhất, quan trọng hơn), chứ không trao đổi kết nối với nhau. Thêm vào đó là Trung Cộng vẫn liên tục bức hại, một số người và việc không nên có trong quần thể người tu luyện đã xuất hiện, người thì trường kỳ bận rộn với cuộc sống người thường, người thì dụng tâm không đúng, người không tu, người giả tu, người có vấn đề về lai lịch lại có thị trường, có vị thế vị trí, từ đó gây tổn thất cho hoàn cảnh và hiệu quả chứng thực Pháp ở hải ngoại. Điều này đòi hỏi mỗi đồng tu phải bắt đầu xét từ bản thân, nắm chắc việc hướng nội tu, thì hoàn cảnh bên ngoài mới có thể cải biến.

Học viên lâu năm ở nước ngoài chúng ta đều biết, trách nhiệm của người phụ trách Phật Học Hội ở nước ngoài là phụ trách [tạo dựng] hoàn cảnh tu luyện của các học viên địa phương. Ai cũng biết, là người phụ trách Phật Học Hội, mặc dù Đại Pháp đều có yêu cầu với mỗi người tu luyện, bản thân mỗi người tu luyện cũng có yêu cầu dựa trên Pháp đối với mình, không có ngoại lệ, nhưng Đại Pháp lại không yêu cầu người phụ trách Phật Học Hội phải là “hình mẫu” tu luyện cho mọi người, mà nói rằng người phụ trách cũng là một thành viên trong quần thể người tu luyện, cũng sẽ phạm sai lầm, chỉ là có sứ mệnh và trách nhiệm cụ thể, cho nên cũng giống như mọi người, trong quá trình hoàn thành sứ mệnh, đều cần dĩ Pháp vi Sư, có sai thì sửa, không ngừng thành thục, cùng mọi người tu luyện trong Pháp, cùng nhau đề cao. Bởi vậy, người phụ trách Phật Học Hội bất kể là chấp trước vào bản thân, hay lơ là chức trách của mình, thì đều là không ở trong Pháp. Mà những lời chỉ trích và phủ định vô lý của người khác đối với mình cũng chính là ma nạn trong quá trình tu luyện của mình, chỉ có coi đó là cơ hội đề cao tâm tính, ôm giữ từ bi, tâm nghĩ đến chúng sinh, thì mới có thể thực sự vượt qua, càng làm càng tốt. Thực tế là, trong xã hội người thường, muốn làm thành bất cứ một việc chính [diện] nào, thì đều phải trải qua loại ma nạn và gian khổ này, huống hồ là những đệ tử Đại Pháp gánh vác sứ mệnh khởi tác dụng chính diện đối với hoàn cảnh tu luyện của đệ tử Đại Pháp?

Năm 1999, sau khi Trung Cộng bắt đầu bức hại, rất nhiều học viên Đại lục cũng như những người có lai lịch đặc biệt từ Trung Quốc Đại lục ra nước ngoài. Hơn nữa, số học viên Đại lục ở các nơi nhanh chóng vượt quá số học viên nguyên đã ở nước ngoài. Đến nay, mọi người đều thấy rằng, trong những học viên ra khỏi Đại lục sau cuộc bức hại, một số ít là có sứ mệnh ở hải ngoại, còn đại đa số là muốn rời khỏi hoàn cảnh bị bức hại ở Đại lục, muốn ra nước ngoài để sống một cuộc sống nhẹ nhàng hạnh phúc. Trong đó, có những người từng bị bức hại tàn khốc, từng viết “tam thư”, “ngũ thư” cho Trung Cộng, từng phối hợp với cuộc bức hại, thậm chí từng làm “trợ giáo” để chuyển hóa các học viên khác; có người sau khi được khôi phục tự do thân thể đã đăng nghiêm chính thanh minh, có người vì thể diện mà không đăng Nghiêm chính thanh minh; còn có một số người vì sợ bị bức hại hoặc không minh bạch Pháp lý mà trượt xuống người thường, dù chưa viết “tam thư”, “ngũ thư”, nhưng vì tương lai của con cái nên cũng ra nước ngoài. Người đã đăng Nghiêm chính thanh minh chỉ có thể được coi là học viên mới; người cứ mãi sống cuộc sống người thường thì rất nhiều người là không tu, không biết tu, giả tu, do đó khó tránh khỏi tình trạng mang những vấn đề trong hoàn cảnh tu luyện ở Đại lục ra nước ngoài.

Ngoài ra, trong các học viên từ Trung Quốc Đại lục ra nước ngoài sau cuộc bức hại, không thể tránh khỏi việc mang theo văn hóa đảng của Trung Cộng ra nước ngoài. Văn hóa đảng đã tạo ra những “ông lớn bà lớn Trung Quốc”, cũng khó tránh được tình trạng các học viên Đại lục biểu hiện ra đặc tính của ông lớn bà lớn Trung Quốc này. Hành vi tư tưởng không bình thường, phản truyền thống, trái với lẽ thường là những hành vi bất thiện, là tự cao tự đại, đấu tranh mạnh mẽ, là do bị Trung Cộng trường kỳ tẩy não và thống trị, là minh chứng cho việc người Trung Quốc bị Đảng Cộng sản đầu độc thâm sâu bằng tẩy não. Tuy nhiên, những bản tính như ỷ mạnh, vị tư vị ngã, tranh đấu, đố kỵ, không tôn trọng người khác, khinh miệt nước ngoài (tâm thái kiểu như “nước tôi lợi hại thế”), tùy tiện ngắt lời và lợi dụng sơ hở của người khác mọi lúc mọi nơi, không tuân thủ kỷ cương pháp luật… mang từ Đại lục ra này, trong xã hội bình thường ở nước ngoài (không kể người nước ngoài giao thương với Trung Cộng lâu mà bị ma quỷ chủ nghĩa cộng sản làm ô nhiễm nghiêm trọng), lại là điều rất chướng mắt, khó được chấp nhận.

Lâu dần, những học viên nào nguyên đã ở nước ngoài mà không chú trọng thực tu đề cao, chỉ làm việc mà không tu, thì cũng bị hành vi văn hóa đảng của Đại lục từ xung quanh làm ô nhiễm.

Đối với bộ phận học viên Đại lục này, vì đã ra nước ngoài, nên Đại Pháp đã ban cho rất nhiều cơ hội để dù họ đã từ bỏ việc thực hiện thệ ước tiền sử ở Đại lục, dù chưa tu luyện được bao nhiêu, dù đã từng rớt xuống, cũng đều có hoàn cảnh hạng mục, có thể từ trong đó mà tu luyện đề cao, chứng thực Pháp, có cơ hội khởi tác dụng chính diện trong việc giảng chân tướng. Đây là Đại Pháp từ bi cứu độ học viên, cũng là phủ định sự hủy hoại ngấm ngầm của cựu thế lực. Cá nhân tôi lý giải rằng, dù rằng Đại Pháp không kể đến những ảnh hưởng phụ diện mà những người này gây ra cho hoàn cảnh ở nước ngoài, ngược lại còn cho họ cơ hội trọng đại, vậy thì người phụ trách Phật Học Hội ở hải ngoại cũng cần hiểu cho cảnh khổ đặc thù của họ (vì bản thân họ không hiểu, cũng không thừa nhận trạng thái của mình là không tốt, không đúng), hết sức trong khả năng mà tạo điều kiện cho họ tu luyện, nhưng đừng bị nhân tâm và văn hóa đảng của họ dẫn động, thậm chí bị chi phối, lợi dụng.

Đồng thời, các học viên nguyên đã ở nước ngoài có lẽ lý tính mạnh hơn một chút, nhưng cũng cần chú ý vấn đề của bản thân: bản thân cũng có một số chấp trước và quan niệm khó nhận thấy. Sư phụ đã đề cập đến việc này trong các bài giảng Pháp ở nước ngoài trước năm 1999.

Là người tu luyện, bất kể sứ mệnh là ở Đại lục hay nước ngoài, nếu không trừ bỏ nhân tâm, không trừ bỏ quan niệm hiện đại, không trừ bỏ cái tôi vị tư, thì đều không thể tu thành, bất kỳ chấp trước nào của bản thân cũng sẽ trở thành hòn đá cản đường trong tu luyện Chính Pháp của mình, trở thành nhân tố tu người khác trong hoàn cảnh, trong hạng mục, và giữa các hạng mục.

Là người phụ trách Phật Học Hội ở nước ngoài, nếu vì các loại khó khăn, vì sự phức tạp và áp lực do thay đổi hoàn cảnh, mà từ bỏ trách nhiệm của mình, nếu không đề cao trong thực tu, thì tương lai khi chân tướng đại hiển, nhất định sẽ hối hận vì kiểu viện cớ của mình hôm nay. Chỉ là, đến lúc kết thúc rồi mới nhận ra, khi các loại tổn thất đã thành kết cục đã định, thì đã quá muộn rồi.

Còn về các hạng mục giảng chân tướng, đó là do các học viên kiến lập để kiên trì phản bức hại, giảng chân tướng cứu người trong thời gian dài. Nói cách khác, không phải là để thể hiện bản thân, chứng thực bản thân, mà là để làm các việc, làm việc cứu người, đạt được hiệu quả cứu nhiều người hơn. Cho nên, nếu không coi trọng tu luyện, không chú trọng trừ bỏ tâm vị tư và quan niệm của con người, thì rất khó làm tốt.

Có một số nơi, như Việt Nam, Nga, Hồng Kông, nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Đệ tử chân tu đều hiểu rõ rằng, Sư phụ có an bài cho việc tu luyện của những học viên ở đó, nhưng có một số hạng mục, vì sự phát triển và lợi ích riêng của hạng mục mình, mà dùng tư tưởng của chủ nghĩa vị kỷ của người thường làm chỉ đạo, kết quả là hạng mục của mình tuy nhận được một số hỗ trợ về tiền bạc và nhân lực, nhưng lại trực tiếp hoặc gián tiếp gây vấn đề cho hoàn cảnh tu luyện ở những nơi này.

Chẳng hạn như học viên Việt Nam, Sư phụ đã đặc biệt đăng kinh văn để quy chính các vấn đề trong tu luyện của họ, nhưng vì hạng mục nào đó ở hải ngoại, ở Việt Nam vẫn luôn có một số học viên vì có chỗ dựa mà không biết sợ là gì, giống như một số học viên Đại lục vậy, ham thích tổ chức các hoạt động rầm rộ, công khai, không nghe lời khuyên thiện ý, tạo dựng phe nhóm nhỏ của riêng mình (phạm vi thế lực và mạng lưới quan hệ), lấy đó làm vốn để chứng thực và khoe khoang bản thân.

Rồi như Hồng Kông, sau khi người phụ trách cũ của Phật Học Hội Hồng Kông không may qua đời, những người đã tham gia vào bè nhóm nhỏ bại hoại ở Hồng Kông vào thời đầu Trung Cộng bức hại Đại Pháp đã làm ra một bộ khác, lại được người phụ trách Phật Học Hội mới trọng dụng, gây can nhiễu rất lớn cho những học viên thực tu, kiên trì giảng chân tướng tại Hồng Kông.

Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, một số hạng mục (có học viên Tây phương, cũng có học viên từ Đại lục ra sau năm 1999), vì tình người và quan niệm người thường, đã đem tài nguyên giảng chân tướng mà các đệ tử Đại Pháp hải ngoại tích lũy qua nhiều năm dâng tặng cho những người trường kỳ không thực tu, không biết tu luyện, đưa cho những người có thân phận không rõ ràng từ Đại lục sang, v.v. Những người đó có thể làm người phát ngôn, người liên lạc cho đệ tử Đại Pháp ở nước ngoài không? Họ có thể đại diện cho quyền lợi của đệ tử Đại Pháp ở nước ngoài không? Trước áp lực và can nhiễu, họ có biết làm sao để giữ vững bản thân trong Pháp không?

Trên thực tế, một số hành vi, việc làm và những thiếu sót lộ rõ trong tu luyện của các học viên Nga nhiều năm trước, dưới tác động của nhân tâm của một số hạng mục, đã gây tổn thất nghiêm trọng cho hoàn cảnh tu luyện tại đó. Về vấn đề này, không chỉ các hạng mục liên quan cần rút ra bài học, mà các học viên ở các quốc gia cộng sản khác cũng cần rút ra bài học, chú trọng đề cao và thành thục trong Pháp. Nhưng khi những người liên quan đều tự cho mình đứng ở đỉnh cao đạo đức, thì ai muốn nói những điều người ta không thích nghe? Có mấy ai dám nói điều người ta không muốn nghe? Thực sự nói ra thì có được mấy người liên quan muốn nghe chứ? Một khi địa phương hình thành dòng chủ lưu không lý trí, coi trọng làm việc mà không biết thực tu, thì tất sẽ để Trung Cộng ở không gian này và cựu thế lực ở không gian khác dùi vào sơ hở, gây tổn thất cho bản thân và hoàn cảnh tu luyện của chính nước mình.

Tu luyện nhiều năm qua cho chúng ta thấy rằng, dù là địa khu nào, dù là hạng mục nào, không thể nào mọi người hễ đọc sách là tự động trở thành một miền tịnh thổ được. Rất nhiều vấn đề, vô vàn hiện tượng không như ý xuất hiện trong hoàn cảnh tu luyện là do nghiệp lực, do quá trình tu luyện, do tu luyện không vững chắc mà ra. Khi không tu trong Pháp, không nghe theo an bài của Sư phụ, thì chính là mặc cho cựu thế lực an bài. Sư phụ muốn chúng ta tu thành bậc “chính giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã”, cá nhân tôi thể ngộ đó là vì chỉ khi chúng ta làm được, thì mới có thể phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ mới; mới có chính niệm, sự kiên định, và ý chí tròn đầy trong quá trình tu luyện để tiêu trừ loạn tượng, chủ động thiện ý giảng rõ chân tướng cho thế nhân, trong khi không ngừng nỗ lực và đề cao tu luyện mà phát huy tác dụng chính diện, thậm chí là xoay chuyển càn khôn.

Trong các đệ tử Đại Pháp mà chỉ phát chính niệm tập thể về hình thức là không đủ; chỉ có hình thức học Pháp nhóm lớn, có người được chỉ định đọc bài trong nhóm lớn thì cũng không phải là phương thức học Pháp tập thể, giao lưu tập thể mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta. Người ta có nguyên lai khác nhau, hoàn cảnh sinh trưởng khác nhau, tiếp thụ nền tảng giáo dục khác nhau, môi trường văn hóa khác nhau, nên giao tiếp giữa người với người đâu có dễ dàng! Sau khi bị văn hóa đảng tẩy não thâm sâu, sự tin tưởng và tôn trọng giữa người với người lại càng phi thực tế biết bao!

Xin kể một ví dụ về giao tiếp giữa những người thân trong môi trường bình thường, để minh họa điểm chính:

Một người mẹ rất bận, bèn nói với con mình: Con đi giúp mẹ cho mèo ăn đi. Đứa trẻ không nói lời nào, liền đi lấy một quả táo, đặt vào bát ăn của mèo. Mèo không có gì ăn, lại đến thu hút sự chú ý của mẹ. Người mẹ thắc mắc, đi kiểm tra thì thấy quả táo còn nguyên trong bát ăn của mèo, bèn sửa lại lời mình, ôn hòa nói với con: Con đi cho mèo ăn một ít thức ăn của mèo nhé. Lần này, đứa trẻ làm đúng ngay, vậy là đạt được hiệu quả cho mèo ăn. Ví dụ trong cuộc sống người thường này phản ánh sự khác biệt trong suy nghĩ giữa người với người, và tầm quan trọng của việc xuất phát từ góc độ của đối phương để lựa chọn cách diễn đạt bằng ngôn ngữ. Đối với người mẹ, cho mèo ăn đương nhiên là cho ăn “thức ăn của mèo”, đây là chuyện thường tình. Còn đối với đứa trẻ, cho ăn là cho “thức ăn”, chỉ cần là thức ăn là được. Nếu người mẹ thấy quả táo liền mắng đứa trẻ một trận, thì kết quả sẽ thế nào? Người mẹ đã xả được cơn giận, những điểm trách mắng có thể đều đúng, nhưng đứa trẻ chưa chắc đã học được cách cho mèo ăn đúng. Tôn trọng lẫn nhau, thông cảm cho nhau là rất quan trọng, đây cũng là lẽ thường cơ bản để làm người tốt.

Hãy bắt đầu làm từ những việc nho nhỏ từng chút từng chút một cách vững chắc, đừng từ bỏ, đừng chấp trước vào tự ngã. Chỉ cần bản thân nỗ lực theo hướng đúng, thì thần uy của Đại Pháp tự sẽ hiển hiện — điều khởi tác dụng tịnh hóa nhân tâm, thực chất là Đại Pháp, chứ không phải cá nhân.

Bài viết vội. Chủ đề giao lưu trên đây có hơi lớn, chỉ xin dùng bài viết này để nêu lên ý kiến khởi đầu, hy vọng sẽ thu hút sự chú ý của các đồng tu, cùng nhau nỗ lực, dần dần khôi phục lại hoàn cảnh tu luyện chính thường như trước cuộc bức hại năm 1999, để các học viên mới và cũ đều có thể mở lòng giao lưu trong Pháp, tỷ học tỷ tu. Ngôn từ có chỗ nào không thỏa đáng, mong được bao dung và thiện ý lý giải.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/3/24/491987.html

Đăng ngày 30-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share