Theo báo cáo của Dương Thuấn, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 25-04-2012] Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công, dựa trên những quyền trong Hiến pháp Trung Quốc của họ, đã tổ chức một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh. Họ yêu cầu chính quyền “Thả các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thiên Tân, cho phép xuất bản bình thường các sách của Pháp Luân Công, và cho các học viên một môi trường tu luyện hợp pháp và không thù địch”. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa và lý trí này đã bị nhà độc tài Giang Trạch Dân vu khống là “bao vây Trung Nam Hải”“có động cơ chính trị”. Việc này sau đó đã trở thành một cái cớ cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Trong dịp kỷ niệm 13 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, ông Lý, một Giáo sư Chính trị học và là cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc, đã nói lên quan điểm của mình việc chính trị hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.

Ấn tượng đầu tiên về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Về ấn tượng đầu tiên của mình, ông Lý cho biết: “Thật sự khi cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 xảy ra, tôi không để ý nhiều, vì tôi không biết nhiều về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã tiến hành đàn áp Pháp Luân Công trên diện rộng. Họ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, và nhấn mạnh về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Vì công việc của mình, tôi đã tham dự vài cuộc họp về chính sách đối với Pháp Luân Công. Một tài liệu bí mật đã được phân phát trong các cuộc họp này gây cho chúng tôi ấn tượng rằng hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã bao vây Trung Nam Hải, và họ có động cơ chính trị.”

Vậy ông có thật sự cảm thấy rằng các học viên Pháp Luân Công có động cơ chính trị không? Ông Lý trả lời: “Từ quan điểm chuyên môn của tôi, hay là từ hàng thập kỷ kinh nghiệm cá nhân trong chế độ cộng sản Trung Quốc, tôi biết rõ rằng ĐCSTQ có thể luôn tìm những cái cớ nếu họ muốn lên án ai đó. “Động cơ chính trị” chỉ là một công cụ của ĐCSTQ. Họ có thể dùng nó để tấn công bất kỳ ai trong mọi thời điểm. Khi đàn áp thành phần trí thức, họ phê phán những người trí thức là không quan tâm đến chính trị, không tập trung vào chính trị, không bị chính trị dẫn dắt và chỉ quan tâm đến nghề nghiệp của mình. Đối mặt với một nhóm người tu luyện ôn hòa không có theo đuổi chính trị, họ cho rằng hành động hợp pháp bảo vệ nhân quyền này là “có động cơ chính trị”, và tấn công nhóm này. Không ai biết ở [chế độ] Trung Quốc cộng sản, liệu có đúng đắn khi có động cơ chính trị hay không.”

Điều các học viên Pháp Luân Công quan tâm là vấn đề tu luyện

Sự thay đổi tình hình chính trị này đã khiến ông Lý quan tâm đến cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Ông cố mọi cách để thu thập thông tin mong tìm thấy điều gì chính xác đã xảy ra. “Sau khi tôi biết được điều gì xảy ra, tôi nhận ra rằng Giang Trạch Dân và tay chân của ông ta đã tấn công Pháp Luân Công trước tiên, sau đó các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện để bảo vệ quyền lợi của họ. Hoàn toàn không có động cơ chính trị nào cả. Bên cạnh đó, ba yêu cầu của các học viên Pháp Luân Công cũng không có động cơ chính trị. Ba yêu cầu là: 1. Công an Thiên Tân nên thả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam. 2. Các học viên Pháp Luân Công nên được có một môi trường không thù địch để tập luyện. 3. Việc in ấn các sách của Pháp Luân Công nên được cho phép. Rõ ràng rằng các học viên chỉ quan tâm đến tu luyện, chỉ muốn có một môi trường tu luyện không bị sách nhiễu, và họ hoàn toàn không quan tâm đến cái gọi là “chính trị” của ĐCSTQ.”

“Động cơ chính trị” là một cái cớ được dàn dựng cẩn thận

Sau đó tại sao bè phái của Giang Trạch Dân lại khăng khăng chính trị hóa cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4? Ông Lý nói: “Để giải thích điều này, trước tiên chúng ta cần phải biết tại sao Giang Trạch Dân quyết đàn áp Pháp Luân Công, và các bước ông ta dùng để đàn áp Pháp Luân Công. Tóm tắt tất cả sự thật, chúng ta có thể nói ở đây có hai lý do: đầu tiên là có rất nhiều người tập Pháp Luân Công. Trong tâm trí hẹp hỏi của Giang Trạch Dân, ông ta tin rằng có quá nhiều người tham gia tập và rằng điều này sẽ cạnh tranh với sự ủng hộ đối với ĐCSTQ. Vậy nên ông ta hoảng sợ. Thứ hai là lòng đố kỵ cá nhân của Giang Trạch Dân đối với ông Lý Hồng Chí. Ông Lý Hồng Chí rõ ràng có được sự kính trọng của một lượng lớn các học viên. Nhưng sau khi Giang Trạch Dân thâu tóm quyền lực, ông ta không có thành tựu nào khác trong mười năm qua. Thêm nữa ông ta thích khoe khoang, và có nhiều câu chuyện cười và các vụ tai tiếng chống lại ông ta tại Trung Quốc và hải ngoại. Trong khi Giang Trạch Dân mong muốn xây dựng danh tiếng và thành tựu chính trị của mình, Pháp Luân Công đã trở thành một mục tiêu trả thù của ông ta. Từ những động cơ này, chúng ta có thể nói rằng Pháp Luân Công, một nhóm tu luyện, không làm gì sai cả. Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 cũng không phải là một lý do cho cuộc đàn áp.”

Ông Lý nói: “Trong suốt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tôi nghĩ rằng có ba giai đoạn. Ban đầu, họ huy động tất cả tài nguyên quốc gia, bao gồm mọi phương tiện truyền thông, nhiều nhân lực, cũng như tiền của, để phỉ báng Pháp Luân Công. Họ cấm Pháp Luân Công, bắt giữ các học viên trên diện rộng, buộc họ từ bỏ Pháp Luân Công, và tra tấn những người kiên định. Thật ra trước cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, phương tiện truyền thông chính thức đã bắt đầu nói xấu Pháp Luân Công. Năm 1999, ban tuyên truyền trung ương đã cấm việc xuất bản và lưu hành các sách của Pháp Luân Công. Năm 1997, La Cán ra lệnh cho đồn công an điều tra Pháp Luân Công, nhưng họ không tìm thấy bất kỳ vấn đề nào. Vào giai đoạn thứ hai, ĐCSTQ tiếp tục phỉ báng Pháp Luân Công. Ban đầu ĐCSTQ tuyên bố sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong ba tháng, nhưng vì cuộc đàn áp không giành được sự ủng hộ của quần chúng, nên không chỉ Pháp Luân Công vẫn tồn tại, mà hầu hết người dân Trung Quốc đều rất không thích cuộc đàn áp. Thật khó khăn để tiếp tục đàn áp, nên bè phái của Giang Trạch Dân đã chỉ đạo vụ tự thiêu Thiên An Môn để vu khống Pháp Luân Công. Vào lúc đó, nó đã gạt được rất nhiều người tốt, nhưng người dân dần dần đã biết được sự thật. Khi sự thật khiến họ bị sốc, thì họ cũng đã tẩy chay ĐCSTQ từ trong tâm. Giai đoạn thứ ba là sau khi bè phái Giang Trạch Dân nhận ra rằng cuộc đàn áp đã thất bại, họ đã thay đổi chiến thuật và chuyển sang phương thức âm thầm lén lút đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, việc mở rộng cuộc đàn áp tà ác thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Họ thậm chí còn mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công, một điều đáng ghê tởm.”

“Chúng ta có thể nói từ những sự thật này rằng bè phái của Giang Trạch Dân đã cẩn thận dàn xếp các chính sách đàn áp. Họ cũng tạo ra những lời bào chữa theo nhu cầu cần thiết của bản thân để đạt được mục đích riêng của mình. Vì thế họ đã chính trị hóa cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Không phải là các học viên Pháp Luân Công có động cơ chính trị, mà là bè phái Giang Trạch Dân đã có động cơ chính trị. Họ đã tạo ra một cái cớ cho cuộc đàn áp.”

Những lời dối trá sẽ không kéo dài

Ông Lý nói rằng thông qua cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4, bản thân ông, người vốn không biết nhiều về Pháp Luân Công trước đó, đã có được một sự hiểu biết mới về môn tập luyện này. “Trong những thập kỷ qua, ĐCSTQ đã luôn luôn dối trá. Thực sự những lời dối trá chỉ làm mọi thứ tệ hơn. Vì những lời dối trá thường không logic. Chúng đầy những thiếu sót và có thể dễ dàng bị nhìn thấu. Và những lời dối trá chỉ có thể kéo dài trong một thời gian ngắn. Thậm chí nếu người ta tạm thời bị lừa gạt, một khi sự thật được phơi bày, độ tin cậy của kẻ nói dối sẽ hoàn toàn mất đi. Sự bất công của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đã được từng học viên Pháp Luân Công và những người theo công lý khác nói rõ. Vậy nên Pháp Luân Công ngày càng trở nên phổ biến, và bây giờ môn tập này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia. Pháp Luân Công, ở tầng cấp của một người bình thường, có thể cải thiện được sức khỏe và đạo đức. Từ một tầng cấp cao hơn, có thể khiến cuộc sống thăng hoa, vốn là điều mọi người mong ước.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/25/政治学教授谈四·二五-256176.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/6/133110.html

Đăng ngày: 16 – 7 – 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share