Bài viết của Chung Duyên
[MINH HUỆ 29-03-2012] Trong những năm gần đây, ngân sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dành cho việc “duy trì ổn định xã hội” (duy ổn) đều tăng hàng năm và đã vượt quá ngân sách quốc phòng trong ba năm liền. Tuy nhiên, ngân sách càng gia tăng, thì nhiều nhân tố bất ổn định càng nổi lên. Cốt lõi vấn đề là gì? Cái gì là nhân tố ổn định hay bất ổn định căn bản trong xã hội Trung Quốc?
Những học viên Pháp Luân Công và những người dân lương thiện là nền tảng của sự ổn định
Trước khi chính sách đàn áp bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, theo Tân Hoa Xã, thì con số học viên Pháp Luân Công ước chừng từ 70 đến 80 triệu tại Trung Quốc. Con số thật sự là gần đến 100 triệu. Qua việc tu luyện Pháp Luân Công, những người dân Trung Quốc không những có được sức khoẻ tốt hơn và giúp nhà nước tiết kiệm rất nhiều về chi phí y tế, mà còn trở thành những người tốt và lương thiện sống đúng theo những nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.
Khi những người tu luyện gặp chuyện mâu thuẫn, họ biết phải tự hướng nội mà tìm và tự đề cao bản thân. Với một nhóm lớn như thế đã trở thành một thế lực mạnh và là nền tảng cho sự ổn định của Trung Quốc.
Sau khi được giới thiệu ra công chúng vào tháng 05 năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp nhanh chóng phổ biến tại Trung Quốc Đại lục. Những câu chuyện cảm động lan truyền khắp mọi nơi: những người hấp hối sống trở lại; những quan hệ gia đình tan vỡ được hàn gắn… Chân-Thiện-Nhẫn đã thức tỉnh Phật tính trong tâm của con người. Trong một thời gian bảy năm ngắn ngủi, con số các học viên đã lên đến 100 triệu người. Nếu chính sách đàn áp không xảy ra, sẽ còn rất nhiều người đã hưởng được phúc lành từ việc tu tập trong thập niên qua.
Thậm chí trong suốt hơn mười năm bị bức hại, trong khi các học viên Pháp Luân Công đã gánh chịu sự bất công và đau đớn rất nặng nề, họ vẫn kiên trì phản bức hại một cách ôn hoà, giảng rõ sự thật cho mọi người, và thực hành Chân-Thiện-Nhẫn.
Chính sách đàn áp Pháp Luân Công biến Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành nhân tố bất ổn định lớn nhất tại Trung Quốc
Vào tháng 07 năm 1999, vì ganh ghét cá nhân, Giang Trạch Dân đã bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Ông ta ra lệnh “nhổ tận gốc Pháp Luân Công trong ba tháng” và đã ban hành một chính sách đàn áp bằng mọi giá và bất chấp hậu quả. Ông ta nói “xử lý Pháp Luân Công có thể không dùng luật” và phải “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể của Pháp Luân Công.”
Để bức hại các học viên Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã cho tất cả các tầng cấp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) và cơ quan liên quan của chúng là Phòng 610 được “đặc quyền” nằm trên hiến pháp và luật pháp Trung Quốc. Toàn bộ guồng máy của nhà nước đều nằm trong chính sách đàn áp. Công an, quốc phòng, công an vũ trang, trại lao động, tư pháp, kiểm tra, tuyên truyền, ngoại giao, giáo dục, văn hoá, v.v.. UBCTPL được lồng vào tất cả mọi tầng cấp và tất cả các cơ quan chính phủ và bắt buộc họ phải tham gia vào chính sách đàn áp.
Lừa dối và thù hận kèm theo với bắt bớ, mạ lỵ, tra tấn, giết hại và thậm chí mổ cắp nội tạng. Cựu thư ký UBCTPL, La Cán, đã đích thân thiết kế và dàn dựng vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn nhằm mạ lỵ Pháp Luân Công và kích động lòng thù hận của người dân Trung Quốc đối với Pháp Luân Công và các học viên.
Từ Giang Trạch Dân cho đến La Cán, từ Chu Vĩnh Khang cho đến Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân, UBCTPL và Phòng 610 của nó đã dần dần trở thành “trung tâm quyền lực thứ hai” tại Trung Quốc trong suốt thập niên của chính sách đàn áp. Theo những báo cáo của truyền thông Trung Quốc mới đây, những thủ lãnh của UBCTPL tại các tầng cấp chính quyền tỉnh và huyện đã lên đến hơn 3,300 người. Với mạng lưới tà ác toàn quốc như thế đã biến ĐCSTQ trở thành một “xã hội chủ nghĩa đen.”
Những thủ đoạn mà UBCTPL chế ra để bức hại những người dân Trung Quốc lương thiện đã được sử dụng một cách rộng rãi. Trong việc cưỡng chế đất phá sập nhà cửa của người dân, đàn áp dân ngụy trang dưới chiêu “đả hắc,” bắt bớ người dân khi họ đi ký đơn thỉnh nguyện, kiểm duyệt mạng internet, tịch thu tài sản cá nhân, trả thù các luật sư đã biện hộ cho những người bị bức hại, trả thù những người bênh vực nhân quyền và các nhà báo, và những bất công khác trong xã hội, chúng ta đều có thể thấy hình bóng tà ác của UBCTPL.
Để giữ vững chính sách đàn áp, Giang Trạch Dân và thuộc hạ đã dùng một phần tư tài sản quốc gia cho chính sách đàn áp. Theo bản báo cáo vào ngày 6 tháng Ba của tờ Trung Quốc Thật Thời báo (China Real Times), thì ngân sách an ninh quốc nội cho năm 2012 của Trung Quốc đã vượt quá ngân sách quốc phòng trong ba năm liền. Vào ngày 5 tháng Ba, trong buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội, ĐCSTQ tiết lộ rằng ngân sách “an ninh công cộng” cho năm 2012 sẽ tăng 11.5% lên đến 701 tỉ nhân dân tệ (chừng 111 tỉ đô la Mỹ). ĐCSTQ cũng tuyên bố rằng ngân sách quốc phòng sẽ tăng 11.2% lên đến 670.3 tỉ nhân dân tệ. Thật ra, ngân sách cho “duy trì ổn định” càng tăng lên, thì nhiều nhân tố bất ổn định càng nổi lên. Xã hội Trung Quốc càng ngày càng trở nên bất ổn định. ĐCSTQ đang ngồi trên một núi lửa mà nó có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Ví dụ như việc hạ bệ Bạc Hy Lai mới đây. Theo truyền thông Trung Quốc Đại lục, dựa trên việc kiến thiết “năm Trùng Khánh”, Bạc Hy Lai đã “mượn” và “xoay xở” một số tiền rất lớn và đã đưa món nợ của thành phố Trùng Khánh lên hơn 500 tỉ nhân dân tệ.
Trừ bỏ UBCTPL và ĐCSTQ là con đường tự cứu duy nhất của Trung Quốc
UBCTPL với những người đứng đầu là Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh và Chu Vĩnh Khang là nhân tố bất ổn định lớn nhất cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Sự giải thể của ĐCSTQ là vô phương cứu vãn. Tuy nhiên, đối với các đảng viên của ĐCSTQ, thái độ và lập trường của họ đối với chính sách đàn áp và hành động đúng đắn của họ chống lại những tên đầu sỏ tà ác có thể giúp họ có cơ hội tách rời số phận của mình với số phận của ĐCSTQ.
Trừ bỏ UBCTPL và ĐCSTQ là con đường duy nhất cho mọi tầng lớp đảng viên ĐCSTQ và cũng là con đường duy nhất để đạt được sự ổn định thật sự cho xã hội Trung Quốc.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/29/当今中国最稳定与最不稳定的因素-254891.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/2/132506.html#.T5VZ6dlBwoF
Đăng ngày: 15– 5– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.