Bài viết của Tôn Tư Hiền
[MINH HUỆ 26-03-2012] Bí thư Ủy Ban chính trị pháp luật trung ương, Chu Vĩnh Khang, là một ủy viên trong Ban thường vụ Bộ Chính trị trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hiện là người đứng đầu của một ban có tên là “Ban ủy ban trung ương chỉ đạo về giải quyết vấn đề Pháp Luân Công.” Ủy ban này được ĐCSTQ thành lập dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân với mục đích là đàn áp Pháp Luân Công. Là một tổ chức của ĐCSTQ, Ban chính trị pháp luật là một tổ chức chủ chốt trong việc phá hoại tính độc lập của tư pháp. “Phòng quản lý sự vụ”, “Phòng duy trì ổn định” và Phòng 610 đều nằm dưới sự điều khiển của Ủy Ban chính trị pháp luật thuộc ĐCSTQ. Tất cả những cơ quan này đều có một văn phòng chung và các thành viên. Ủy Ban chính trị pháp luật trung ương và Phòng 610 kết hợp với nhau trong việc lên kế hoạch và triển khai cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ủy Ban chính trị luật pháp trung ương được Ban trung ương ĐCSTQ thành lập sau năm 1980. Từ thời điểm đó, Bộ công an, Viện kiểm sát, tòa án, tư pháp, Cục an ninh nội địa, và công an vũ trang vốn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, thì giờ chịu sự kiểm soát và chi phối của Ủy ban này. Sự tồn tại của ủy ban này là vi phạm Điều 126 thuộc Hiến Pháp, ghi rõ: “Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp phù hợp với quy định pháp luật độc lập, không có sự can thiệp từ bất kỳ cơ quan quản lý, đoàn thể, hay cá nhân nào.” Ban chính trị luật pháp trung ương ĐCSTQ là một cơ quan phi pháp không có căn cứ pháp lý vốn phá hoại tính độc lập của tư pháp.
Bản tính tà ác của Chu Vĩnh Khang khiến ông ta trở thành lãnh đạo ủy ban sự vụ chính trị luật pháp
Trong thời gian Chu giữ chức bí thư đảng tỉnh Tứ Xuyên, ông ta bị buộc tội là đã cưỡng hiếp rất nhiều phụ nữ. Sau khi vợ ông ta qua đời trong tai nạn xe hơi, mà được nhiều người tin do chính bản thân Chu dàn dựng, ông ta nhanh chóng cưới cháu gái của Giang Trạch Dân. Giang đã chọn Chu là người phụ trách đàn áp Pháp Luân Công vì ông ta biết Chu là người có tham vọng. Sự thèm khát quyền lực và bản tính không từ thủ đoạn nào của Chu Vĩnh Khang đã biến ông ta trở thành một người lý tưởng để thực hiện chính sách của Giang trong việc đàn áp Pháp Luân Công.
Vào cuối những năm 90, Chu được thuyên chuyển từ chức Bộ trưởng Bộ đất đai và Tài nguyên sang chức Bí thư đảng ủy Tứ Xuyên. Sau đó ông ta trở thành ủy viên thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thứ 16. Tháng 03 năm 2003, Chu được đề cử làm ủy viên quốc hội và là Bộ trưởng Bộ công an trong Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Mỗi đề cử đều được Giang chỉ định trực tiếp. Giang đã tự chọn và chỉ định Chu vào Ban thường vụ Bộ chính trị. Ông ta cần Chu vào vị trí cũ của La Cán là người phụ trách ủy ban sự vụ chính trị luật pháp, để có thể thực hiện việc đàn áp Pháp Luân Công của ông ta.
Chu Vĩnh Khang đàn áp Pháp Luân Công bất chấp đạo đức hay luật pháp.
Sau cuộc động đất có tính tàn phá ở Tứ Xuyên, có nhiều sự thật làm tổn thương đến người dân đã được mang ra ánh sáng. Ban đầu ĐCSTQ không báo cáo về vụ động đất có ảnh hưởng rộng này, và người ta đã phát hiện ra rằng hầu hết những trường học bị phá hủy đều thuộc “Dự án đậu phụ” (một từ dùng để miêu tả các dự án xây dựng sử dụng các vật liệu chất lượng kém hay thi công tồi). Vì Chu là cựu viên chức tỉnh Tứ Xuyên, trách nhiệm được đặt trực tiếp lên vai ông ta. Để thoát khỏi áp lực của xã hội, Chu đã cố chuyển sự chú ý từ cuộc khủng hoảng sang việc liên tục phỉ báng Pháp Luân Công.
Bị Chu Vĩnh Khang xúi bẩy, các viên chức ĐCSTQ đã tấn công tàn bạo các học viên Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc bằng nhiều cách thức bao gồm giám sát, lăng mạ, đe dọa, và đánh đập. Trong thời gian khủng hoảng trong nước, Chu đã dùng truyền thông ở trong và ngoài Trung Quốc để kích động thù hận đối với Pháp Luân Công. Ông ta sử dụng Báo Trung Quốc ở Mỹ để thay đổi thông điệp được các học viên Pháp Luân Công phổ biến rộng rãi. Thông điệp ban đầu có nội dung là “Trời diệt ĐCSTQ, thần phù hộ Trung Quốc”. Và thông điệp này đã bị thay đổi thành “Trời diệt ĐCSTQ”. Nó đã kích động lòng thương tổn và thù hận đối với Pháp Luân Công.
Ngày 26 tháng 02 năm 2011, học viên Pháp Luân Công, ông Tần Nguyệt Minh ở thôn Kim Sơn thành phố Y Sơn, tỉnh Hắc Long Giang đã qua đời vì bị bức hại ở Nhà tù Giai Mộc Tư. Vợ ông, bà Vương Tú Thanh, và hai con gái họ đã vượt qua nhiều khó khăn để kháng cáo lên các cấp chính quyền trong nỗ lực đòi lại công bằng cho chồng bà, nhưng không có kết quả. Ngày 13 tháng 11 năm 2011, bà Vương và cô con gái út, Tần Hải Long bị bắt đến Trại lao động cưỡng bức Tiền Tiến, chỉ còn lại chị gái là Tần Vinh Sảnh, kháng cáo cho cha mẹ và em gái cô.
Đi cùng với một luật sư chính nghĩa ở Bắc Kinh, cô Tần Vinh Sảnh đã đến trại lao động cưỡng bức và yêu cầu được gặp em gái Tần Hải Long, điều này được quy định theo luật pháp. Sau khi cô Tần và luật sư rời đi, giám thị Vương Á La, dưới sự chỉ đạo của Chu Vĩnh Khang, đã gọi đường dài đến Bắc Kinh để chỉ định vị luật sư bị “trừng phạt nặng nề”.
Chu Vĩnh Khang không chỉ giám sát tất cả các cấp chính quyền bức hại Pháp Luân Công, ông ta còn trực tiếp đi đến nhiều vùng miền của đất nước và trực tiếp chỉ đạo Phòng 610 địa phương, Cục an ninh nội địa, và Bộ công an, gián điệp ở địa phương, cùng nhiều tên tội phạm được thuê để bức hại học viên Pháp Luân Công. Nơi nào ông ta đến, bức hại đều gia tăng, nhiều học viên địa phương bị bắt, nhiều trại tẩy não được thành lập, và người dân ở khu vực đó bị đầu độc bởi những phỉ báng mới chống Pháp Luân Công.
Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, Chu đặc biệt nhắm đến Pháp Luân Công. Ông ta chỉ đạo cho nhiều phòng ban chính trị khác nhau, bao gồm toà án, giải quyết các vụ án liên quan đến các học viên Pháp Luân Công “nhanh chóng và khắc nghiệt”
Trong lúc Chu đang công du đến thành phố Trùng Khánh vào năm 2010, Bạc Hy Lai là bí thư đảng ở thành phố Trùng Khánh, và Vương Lập Quân là giám đốc sở công an Trùng Khánh. Bạc và Vương đã làm dấy lên nỗi kinh hoàng với một chương trình có tên là “kiểm soát và điều khiển cộng đồng” Chu và Vương đã dùng Phòng 610, Đội an ninh nội địa, Bộ công an, và gián điệp cộng đồng để giám sát chặt chẽ những người thường xuyên kháng cáo cho công lý, bao gồm những người bất đồng chính kiến, bức hại những người tin vào tôn giáo, và các học viên Pháp Luân Công. Để lấy lòng Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, Phòng 610 Trùng Khánh và Đội an nội địa, cùng gián điệp cộng đồng đã bắt hàng chục học viên Pháp Luân Công vào ngày 16 tháng 11 năm 2010 trong một kế hoạch được tổ chức hoàn hảo và có suy tính.
Tháng 11 năm 2010, các học viên Pháp Luân Công đã phát sóng thành công sự thật về Pháp Luân Công trên Đài phát thanh giao thông của thành phố Đại Liên, Liêu Ninh. Chính quyền ĐCSTQ đã rất lo sợ. Chu Vĩnh Khang đang ở Đại Liên lúc đó. Ông ta đã phái đi một lượng lớn công an và thậm chí cả quân đội để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ở địa phương.
Sự thật được đưa ra ánh sáng
Cụm từ nhạy cảm “thu hoạch nội tạng” và những cụm từ khác liên quan đến “an ninh cao” mà ĐCSTQ gần đây đã mở khóa, đã xuất hiện cho người truy cập trên website Baidu, một công ty dịch vụ website nổi tiếng ở Trung Quốc. Một số lượng đáng kể các bài báo tiết lộ tội ác tàn bạo cướp mổ nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã có thể truy cập được. Chu Vĩnh Khang đã xuất hiện trước công chúng để bác bỏ những tin đồn vào ngày 23 tháng 03 năm 2012. Thảm kịch thu hoạch nội tạng từ học viên Pháp Luân Công đã xảy ra ở nhiều tỉnh thành hay các trại lao động cưỡng bức ở thành phố, đều được Ban chính trị luật pháp quản lý một cách có hệ thống. Cựu giám đốc sở công an Trùng Khánh, ông Vương Lập Quân, đã trực tiếp tham gia vào việc này. Khi sự thật được phơi bày liên quan đến những dính líu của Bệnh viện quân y trung ương Thẩm Dương trong việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống, Chu Vĩnh Khang đã đến Thẩm Dương để trực tiếp giám sát việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở địa phương.
Chu Vĩnh Khang đã phạm nhiều tội ác ghê tởm trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta chắc chắn sẽ bị vạch trần và bị xét xử khi ĐCSTQ sụp đổ. Nhiều người tin rằng Chu sẽ mất quyền lực và ảnh hưởng trong cuộc đấu đá nội bộ hiện nay của ĐCSTQ. Đằng sau toàn bộ những rối loạn này chính là việc làm điều tốt thì được thưởng, làm điều xấu thì bị trừng phạt. Ngày càng có nhiều người nhận thức được những tội ác được gây ra bởi phe phái của Giang và cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo của ĐCSTQ, cũng như vai trò của Chu Vĩnh Khang trong tấn thảm kịch này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/3/26/周永康是迫害法轮功的恶首之一-254762.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/30/132989.html#.T57K7OWumc5
Đăng ngày 29-5-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.