Bài viết của Hương Minh
[MINH HUỆ 15-04-2012] Ngay sau khi rộ lên tin về vụ ngã ngựa của Bạc Hy Lai, những tội ác của Chu Vĩnh Khang, Bí thư Ủy ban Chính trị và Luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bị vạch trần. Những tội ác bức hại Pháp Luân Công dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân của ông Chu đã nhận được rất nhiều sự chú ý.
Tuân lệnh Giang Trạch Dân và tiến hành bức hại
Sự thăng quan tiến chức của ông Chu trong nội bộ hàng ngũ ĐCSTQ dựa vào việc hối lộ trong những năm đầu tiên và sự nâng đỡ của Giang Trạch Dân trong những năm sau đó.
Những sự kiện trong đời sống cá nhân của Chu Vĩnh Khang đã tiết lộ bản chất của ông ta. Chu Vĩnh Khang không có một quan hệ tốt đẹp với người vợ trước. Ông ta thường ba hoa là quá bận rộn với công việc. Tuy nhiên, ông ta thật ra đang bận hãm hiếp phụ nữ tại Khách sạn Shiye. Có lần, trong suốt thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu Nhân dân của ĐCSTQ tại tỉnh Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Khang công khai gọi gái điếm vào khách sạn của ông ta. Sau đó, vợ cũ của ông Chu bị tai nạn ô tô. Nguồn tin bên trong tiết lộ rằng ông Chu đã sát hại vợ cũ của mình. Ngay sau đó ông Chu lấy cháu gái của Giang Trạch Dân.
Ông Chu đã có thời là Thị trưởng tỉnh Tứ Xuyên. Người dân tại Tứ Xuyên coi ông ta là một kẻ vô lại. Ông ta thường khoe khoang rằng có họ hàng với Giang Trạch Dân và nói những điều như “Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cử tôi đến” và “Tôi rất gần gũi với Chủ tịch Giang”.
Trong thời gian là Thị trưởng tỉnh Tứ Xuyên, ông Chu đã ra lệnh, theo dõi và phê chuẩn việc tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công bằng cách giết chết, tra tấn, và bắt cóc. Ông ta sử dụng một chính sách liên đới rất độc ác nhằm để cắt đứt nguồn tài chính của các học viên Pháp Luân Công: đuổi việc con cái có cha mẹ tu luyện Pháp Luân Công, và giống như vậy, đuổi việc cha mẹ hay cắt tiền lương hưu nếu có con cái tu luyện Pháp Luân Công.
Người dân tại tỉnh Tứ xuyện gọi Chu Vĩnh Khang là một “sát thủ nhân quyền”. Trong thời gian mấy năm ông ta nắm quyền ở tỉnh Tứ Xuyên, một tỉnh có dân số khoảng 100 triệu người, nó trở thành một trong những vùng bị bức hại nặng nề nhất. Chu Vĩnh Khang đã dùng cuộc bức hại và máu của những người vô tội để dọn đường cho việc thăng quan của mình.
Được chọn để kế vị La Cán
Tính bạo tàn của Chu Vĩnh Khang đã làm cho ông ta có gì đó giống với nguyên Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
Do đã theo sát chính sách bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, việc thăng chức của ông Chu trong hàng ngũ [lãnh đạo ĐCSTQ] diễn ra rất nhanh chóng và được sự nâng đỡ của Giang Trạch Dân. Vào tháng 11 năm 2002, ông Chu nhận chức Ủy viên Bộ chính trị và Bí thư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Ông ta cũng trở thành Phó Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ. Vào tháng 12 năm 2002, ông ta nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an.
Theo những báo cáo của Tạp chí Thành Minh tại Hồng kông. Ngụy Jianxing, nguyên Bí thư Ủy ban Thanh tra kỷ luật Trung ương, đã công khai chống lại việc tiến cử Chu Vĩnh Khang vào chức vụ này. Ông ta chỉ rõ rằng bộ phận công an có vai trò đặc trưng của nó và hoài nghi không biết ông Chu có gánh vác nổi không. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân hoàn toàn ủng hộ Chu Vĩnh Khang và nói rằng ông Chu đã làm việc trong những công ty lớn cũng như tại các bộ của Trung ương ĐCSTQ, vì thế ông ta sẽ không gặp khó khăn gì để gánh vác công việc và có thể đưa ra những ý kiến mới.
Vào tháng 03 năm 2003, Chu Vĩnh Khang được chỉ định là Ủy viên Hội đồng Nhà nước và giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an và Ủy viên Chính trị cao cấp của Lực lượng Công an vũ trang. Trong kỳ Đại hội Quốc hội lần thứ 17 của ĐCSTQ vào tháng 10 năm 2007, Giang Trạch Dân dàn xếp cho ông Chu kế vị La Cán. Ông Chu được thăng chức thành Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ và trở thành Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, thâu tóm quyền lực to lớn trong quá trình này.
Trong bảy tháng từ tháng 05 năm 2003 đến tháng 02 năm 2004, Chu Vĩnh Khang đã công khai thóa mạ Pháp Luân Công hay nhấn mạnh đến việc bức hại Pháp Luân Công 12 lần với cương vị là Bộ trưởng Bộ Công an.
Vào tháng 12 năm 2003, ngay sau khi nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an, Chu Vĩnh Khang đã thúc đẩy việc bức hại Pháp Luân Công tại một một buổi họp của tất cả các lãnh đạo thuộc Bộ Công an và nói: “Đàn áp Pháp Luân Công một cách mạnh mẽ vẫn là tiêu điểm của công tác an ninh ở Trung Quốc”
Triển khai và tiến hành chính sách bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân một cách không ghê tay là lý do lớn giúp cho việc thăng quan tiến chức nhanh chóng của Chu Vĩnh Khang.
Kể từ khi ông Chu trở thành Bộ trưởng Bộ Công an và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương xu thế phát triển về pháp lý của Trung Quốc đã bị suy thoái thậm tệ. An ninh công cộng bị xuống dốc nghiêm trọng. Tỉ lệ tội phạm vẫn ở mức cao, và sự khống chế của tổ chức mafia trở nên phổ biến trong xã hội. Nhân quyền hoàn toàn không được bảo vệ. Số vụ vi phạm hình sự tại Trung Quốc tăng từ 17% đến 22%. Những đơn vị công an khắp nơi giờ trở thành những cơ quan đồi bại nhất và đen tối nhất, theo lời người dân Trung Quốc. Một câu nói thông thường nhất của người dân Trung Quốc hiện nay là, “Trước đây, kẻ cướp sống trong rừng núi. Bây giờ sống ngay trong hàng ngũ công an” Là Bộ trưởng Bộ Công an, Chu Vĩnh Khang trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhận định là tích cực lãnh đạo một nhóm kẻ cướp.
Giang Trạch Dân mạnh mẽ ủng hộ Chu Vĩnh Khang tham gia vào Bộ Chính trị
Chu Vĩnh Khang là một thuộc hạ trung thành của Giang Trạch Dân. Tương lai của họ bị trói buộc vào nhau.
Mặc dù ông Chu không làm tốt trong cương vị của mình, bị chống đối bởi nhiều người từ bên trong và bên ngoài ĐCSTQ, đã nhiều lần bị người khác tố cáo, và thậm chí vài lần đã phải đệ đơn từ chức Bộ trưởng Bộ Công an, ông ta vẫn được giữ chức vụ đó vì sự ủng hộ mạnh mẽ của Giang Trạch Dân.
Vào năm 2007, Giang Trạch Dân sợ phải gánh trách nhiệm về tội bức hại Pháp Luân Công, và bằng mọi cách muốn kéo dài cuộc bức hại mà ông ta đã khởi xướng. Ông ta đã mạnh mẽ tiến cử ông Chu kế vị La Cán trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, chính ủy viên trong cơ quan đầu não của ĐCSTQ, cơ quan ra những quyết định chủ chốt. Ông ta muốn Chu Vĩnh Khang trở thành Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương. Sau khi trở thành người phụ trách hệ thống chính trị và luật pháp của ĐCSTQ, Chu Vĩnh Khang đã dốc sức thực thi việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Chu Vĩnh Khang dùng quyền hành của Ủy ban Chính trị và Pháp luật đưa sự tà ác lên đến tột đỉnh
Khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại vào năm 1999, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ là La Cán, ông này nắm quyền cho đến năm 2007. Sau đó, ông Chu nhận chức vụ này. Chu Vĩnh Khang trở thành quan chức cao cấp nhất tiếp tục duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công sau khi Giang Trạch Dân và La Cán về hưu.
Trong quá trình bức hại Pháp Luân Công, Chu Vĩnh Khang đã mở rộng quyền hành bên trong Ủy ban Chính trị và Pháp lý để đưa sự tà ác lên đến tột đỉnh.
Sau thời kỳ Cách mạng Văn hoá (1966-1976), một số lãnh tụ ĐCSTQ như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và Kiều Thạch muốn thành lập một hệ thống pháp lý để lãnh đạo quốc gia bằng luật pháp. Họ đang trong quá trình giải thể Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Tuy nhiên, vụ Thảm sát Thiên An Môn đã làm gián đoạn tiến trình này. Vào năm 1990, Giang Trạch Dân xây dựng lại Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Vào thời điểm này, luật pháp tại Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn được áp dụng, và chỉ có hiệu lực ở một vài nơi hay vài trường hợp.
Sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại vào năm 1999, hoàn cảnh đã sang một khúc ngoặt còn tồi tệ hơn mà không thể vãn hồi. Để bức hại hơn 100 triệu công dân vô tội, những người tu luyện Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã hoàn toàn phá tan hệ thống pháp lý. Chỉ tại một quốc gia mà công bằng xã hội không thể phục hồi mới có thể tiếp tục cuộc bức hại Pháp Luân Công một cách hữu hiệu.
Sau đó Giang Trạch Dân thành lập Phòng 610, và trên thực tế đã lập cơ quan này thành một phòng của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cấp cho Phòng 610 quyền lực pháp lý tối cao. Phòng 610 điều khiển tất cả các cơ quan hành pháp và chấp pháp, và phụ trách việc bức hại Pháp Luân Công thay mặt cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Cùng lúc đó, quyền lực của Phòng 610 còn vượt cả quyền lực của Ủy ban. Tất cả các cơ quan chính quyền như là công an, lập pháp, chấp pháp, an ninh nội địa, ngoại giao, bệnh viện và tài chính phải làm tuân theo Phòng 610 và phục vụ cho việc bức hại. Trong quá trình này, sự tồn tại của Phòng 610 đã nới rộng quyền lực của Ủy ban Chính trị và Pháp luật một cách vô hạn định. Chức vụ Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật được tham gia vào Bộ Chính trị trong kỳ Đại hội Quốc hội lần thứ 16. Trong kỳ Đại hội Quôc hội lần thứ 17, ông Chu tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị với vai trò Bí thư mới của Ủy ban.
Ngân sách cho an ninh tăng từ 405,9 tỉ nhân dân tệ lên 701,8 tỉ nhân dân tệ vào năm 2012. Trong hai năm liền, ngân sách cho an ninh vượt quá ngân sách quốc phòng. Ngân sách này là để chi phí cho lực lượng công an và công an vũ trang dưới sự giám sát của Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Một số người nhận xét rằng quyền lực của Ủy ban Chính trị và Pháp luật còn cao hơn quyền lực của quân đội.
Chính là nhờ bành trướng quyền lực, Chu Vĩnh Khang đã dám lên kế hoạch tiến hành đảo chính cùng với Bạc Hy Lai. Ông ta có ý định giúp Bạc Hy Lai tham gia vào Bộ Chính trị trong kỳ Đại hội Quốc hội lần thứ 18 của ĐCSTQ và sau đó sẽ nắm quyền kiểm soát Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và rồi nắm quyền lực cao nhất của ĐCSTQ trong tương lai.
Chu Vĩnh Khang hiện là thủ phạm chính bức hại Pháp Luân Công
Chu Vĩnh Khang là một trong bốn thủ phạm chính trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ba người kia là Giang Trạch Dân, La Cán và Lưu Kinh.
Chu Vĩnh Khang đã gây ra rất nhiều tội ác trong thời gian làm Bí thư ĐCSTQ tại tỉnh Tứ Xuyên và Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi tham gia vào Bộ Chính trị, ông ta càng tăng cường việc bức hại.
Chu Vĩnh Khang không những đã ra lệnh cho mọi tầng cấp của Ủy ban Chính trị và Pháp lý bức hại Pháp Luân Công, mà còn đích thân thăm viếng nhiều địa phương khác nhau trên toàn nước Trung Quốc để trực tiếp chỉ thị các Phòng 610, An ninh quốc gia, An ninh công cộng và chỉ điểm trong dân phố tại từng địa phương để đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Bất cứ nơi nào Chu Vĩnh Khang đến, các nhân viên tại địa phương bị ảnh hưởng một cách tà ác từ ông ta và tham gia vào việc bức hại. Các học viên Pháp Luân Công trong vùng đó sẽ bị bắt, bị đưa đi các trại lao động, bị kết án tù giam hay bị đưa vào các trung tâm tẩy não.
Thời gian từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, Chu Vĩnh Khang đã ra chỉ thị đặc biệt cho hệ thống toà án: xử lý nhanh và cứng rắn hơn với những trường hợp của các học viên Pháp Luân Công.
Trong suốt chuyến viếng thăm Trùng Khánh vào năm 2010 của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, nguyên Bí thư ĐCSTQ thành phố Trùng Khánh, vì để khoe khoang thành quả chính trị trong việc “bảo vệ và kiểm soát cộng đồng” (khả năng bức hại nguời dân Trung Quốc) của Trùng Khánh, đã phát động một chiến dịch bức hại ác liệt cùng với Vương Lập Quân. Họ theo dõi sát sao những người thỉnh nguyện, những người bất đồng chính kiến, những người có tín ngưỡng và các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày 16 tháng 11 năm đó, Phòng 610, An ninh quốc gia, và những gián điệp trong cộng đồng tại thành phố Trùng Khánh đã bắt hàng chục học viên Pháp Luân Công để lấy lòng ông Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai.
Vào tháng 11 năm 2010, các học viên Pháp Luân Công phát thanh những chương trình giảng chân tướng sau khi đột nhập vào đài phát thanh tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. ĐCSTQ rất sợ hãi. Chu Vĩnh Khang đích thân đến Đại Liên, huy động tất cả các lực lượng công an gồm cả bộ đội, đích thân chỉ đạo việc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công.
Vào ngày 23 tháng 03 năm 2012, khi Chu Vĩnh Khang xuất hiện trước công chúng để “dập tắt tin đồn” là bị người khác điều khiển, việc ngăn chặn trên mạng những tin tức về “mổ cướp tạng,” “cụm từ tế nhị nhất” do Chu Vĩnh Khang nhận định đã được gỡ bỏ. Hiện nay trên trang Baidu [trang tìm kiếm như Google bằng tiếng Trung], có rất nhiều bài viết về mổ cướp tạng từ những học viên Pháp Luân Công còn sống. Những tội ác này được thực hiện bởi công an và lực lượng công an vũ trang dưới sự giám sát của Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Người ta tin rằng Vương Lập Quân, nguyên Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh, đã trực tiếp dính líu đến việc này. Khi tin tức về sự dính líu của Bệnh viện Đa khoa Quân y Thẩm Dương đến việc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống rộ lên, Chu Vĩnh Khang đã trực tiếp đến Thẩm Dương ra lệnh bức hại các học viên Pháp Luân Công tại đó.
Chu Vĩnh Khang đã bị kiện ra toà nhiều lần tại hải ngoại
Dưới đây là một phần danh sách những trường hợp mà Chu Vĩnh Khang đã bị kiện:
Vào ngày 27 tháng 08, 2001, Hà Hải Ưng, một học viên Pháp Luân Công tại Boston, đã kiện Chu Vĩnh Khang về tội tra tấn, bức hại và giết hại các học viên Pháp Luân Công và những tội ác chống nhân loại tại toà án khu vực phía Bắc thuộc tiểu bang Illinois, tại Hoa kỳ.
Vào ngày 12 tháng 11 năm 2004, những học viên Pháp Luân Công tại Vancouver, Canada đã đệ đơn kiện Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, và Lý Lam Kinh lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada.
Vào ngày 30 tháng 05 năm 2005, Nhóm Thân Hữu của Pháp Luân Công tại châu Âu đệ trình một danh sách các quan chức cao cấp Trung Quốc đã trực tiếp dính líu đến việc bức hại Pháp Luân Công (trong đó có Chu Vĩnh Khang), những tội ác của họ, và bằng chứng lên Văn phòng Di trú của Anh quốc và đề nghị không cấp cho phép những cá nhân này nhập cảnh.
Vào ngày 17 tháng 07 năm 2005, hai học viên Pháp Luân Công tại Bỉ đã đệ đơn kiện Phòng 610, La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh và Bộ trưởng An ninh Quốc gia Từ Vĩnh Dược, về tội đàn áp. Vào ngày 28 tháng 05 năm 2009, Toà án cấp cao Bỉ đã tổ chức phiên toà để tường trình về vụ việc này, vốn vẫn còn đang tiếp diễn.
Chẳng bao lâu nữa, Chu Vĩnh Khang sẽ phải chịu trách nhiệm
Vào đầu tháng Hai, Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, mở màn cho một cuộc đấu đá chính trị trong hàng ngũ ĐCSTQ chưa bao giờ thấy trong hàng thập niên qua. Vào giữa tháng Ba, Bạc Hy Lai bị mất chức, và vào ngày 10 tháng 04, ông ta bị điều tra. Trong suốt suốt những diễn biến nhanh chóng giữa ông Vương và ông Bạc, lúc đầu Chu Vĩnh Khang cố tình che chở Bạc Hy Lai, nhưng khi càng ngày tội ác của chính ông ta, bao gồm việc ám hại vợ cũ, hãm hiếp phụ nữ, giúp con trai kiếm tiền bất hợp pháp, bức hại các học viên Pháp Luân Công, đồng loã với Bạc Hy Lai lật đổ chính quyền, càng bị vạch trần. Chu Vĩnh Khang thậm chí không thể bảo vệ cho chính mình.
Khi càng ngày càng nhiều sự thật bị phơi bày, Chu Vĩnh Khang sẽ bị đưa ra công lý. Chúng tôi tin rằng kết cục của ông ta sẽ không mấy tốt đẹp. Những ai vẫn mù quáng theo gót Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang bức hại Pháp Luân Công nên chú ý và rút kinh nghiệm từ những bài học này.
___________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/15/周永康的罪恶及其面临的下场-255610.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/16/133392.html
Đăng ngày: 5– 7– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.