Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 20-05-2024] Sau khi đọc bài chia sẻ trên Minh Huệ Net có tiêu đề “Chịu bức hại là vốn liếng sao?”, tôi cảm thấy rằng đây là một lời nhắc nhở thẳng thắn và nghiêm túc. Đồng tu trong bài đã nhắc đến những hiện tượng như “lấy ác trị ác”, “độc tài”, “xem ai lợi hại” là khá thường gặp, có người thì xảy ra trong cuộc sống tu luyện thường nhật, có người thì xảy ra khi làm hạng mục giảng chân tướng, lại có người xảy ra trong quá trình phối hợp hỗ trợ Shen Yun, có người thì ngữ khí khi nói chuyện vô cùng thiếu lịch sự, ác hơn cả kẻ ác. Tu luyện Chính Pháp đã đến cuối cùng của cuối cùng, những hiện tượng này thật sự lẽ ra không nên xảy ra.

Đại đa số những đồng tu nào đã đi qua ngày 20 tháng 7 năm 1999, có lẽ hoặc ít hoặc nhiều đều đã từng bị tà đảng bức hại. Cá nhân tôi cho rằng, bản thân việc chịu bức hại hiển nhiên không thể khiến nó trở thành vốn liếng của chúng ta, vì như lời nhắc nhở trong bài viết “Chịu bức hại là vốn liếng sao?”, bản thân trường bức hại này là thứ mà Sư phụ triệt để phủ định. Thế thì, nếu như chúng ta coi việc bị bức hại là vốn liếng, thì chẳng phải là thừa nhận cựu thế lực một cách biến tướng sao? Pháp lực của Sư phụ vô biên. Dù cho cựu thế lực có tồn tại hay không, dù cho có trường bức hại này hay không, Sư phụ đều có biện pháp để độ đệ tử thành công. Chỉ là, cựu thế lực cứ nhất định lựa chọn hành ác, khiến cho trường bức hại này xảy ra trong tình huống Chính Pháp vốn căn bản không cần đến nó. Đối diện với trường bức hại này, Sư phụ vẫn luôn tương kế tựu kế, lợi dụng ngược lại cuộc bức hại này để thành tựu các đệ tử; còn chúng ta là đệ tử thì cần phải theo Sư phụ phủ định bức hại, trong phản bức hại cũng làm tốt việc cần làm, từ đó mới có thể dựng lập uy đức của đệ tử Chính Pháp.

Từ sau 1999, tôi cùng người nhà đã năm lần bảy lượt bị tà đảng bức hại, từ tra tấn thân thể, uy hiếp về tinh thần, cho đến vắt kiệt tài chính, v.v. Nhưng hồi tưởng lại những năm tháng gian nan ấy, nếu không có Sư phụ từ bi gia trì và bảo hộ, thì chúng tôi không thể nào theo Sư phụ đi đến hôm nay trong Chính Pháp, càng không thể nào được may mắn trợ Sư chính Pháp trong hoàn cảnh tự do thế này. Mà chúng tôi bị bức hại, hoàn toàn là do chấp trước và nghiệp lực của bản thân tạo thành.

Sư phụ giảng:

“Những chủ nợ của nợ nghiệp mà chư vị nợ qua hàng bao nhiêu đời, thậm chí những ai bị hại [chủ] món nợ to lớn, cứ nhất định đòi chư vị trả, thì làm sao đây? Pháp Lý vũ trụ cũng đang đo lường mỗi từng cá nhân, cho nên trong tu luyện sẽ có ma nạn, nên mới bị bức hại.

Hết thảy điều chư vị làm, gồm cả những gì đã làm và những bức hại gánh chịu khi giảng chân tướng, là [điều] trong quá trình tu luyện và điều ắt phải làm, bức hại mà cựu thế lực cưỡng chế cũng là do nghiệp lực tồn tại nơi bản thân chư vị tạo thành. Hết thảy điều ấy không phải làm vì Đại Pháp, không phải làm cho Sư phụ, mà là bởi vì chư vị có nợ nghiệp nên mới bị cựu thế lực nắm được cán.” (Tránh xa hiểm ác)

Tôi là đệ tử Đại Pháp ra nước ngoài sau năm 2005. Sau khi xuất ngoại, trong nội tâm của tôi vẫn ôm giữ một nỗi oán hận một thời gian rất dài, trong đó bao gồm nỗi oán hận những cảnh sát đã từng bức hại tôi và người nhà khi còn trong nước, oán hận những thế nhân phổ thông đã tạo ra những thứ gọi là “tổn thương” trong cuộc sống và công việc của tôi, thậm chí còn oán hận đồng tu. Chỉ là nó đã bị cái gọi là “hàm dưỡng” ở tầng bề mặt con người che đậy mà thôi, những chấp trước này tại phần bề mặt con người rất khó nhìn ra được. Thế nhưng, “hận” là một linh thể tà ác, là nhân tố tổ thành tà linh cộng sản, là thứ được hữu ý rót vào xã hội của tà đảng, nó khởi tác dụng bất hảo trong người chúng ta, ảnh hưởng đến tu luyện của cá nhân, kích động những mâu thuẫn không đáng có giữa các đồng tu, hoặc trong xã hội, đồng thời cũng cản trở việc chúng sinh được cứu…

Trong những năm học Pháp tu luyện, trong mỗi từng điểm hóa từ bi của Sư phụ, trong quá trình đối diện với những kẻ bức hại hoặc thế nhân phổ thông để giảng chân tướng, bản thân tôi cũng dần nhận thức ra được những thứ không tốt như “hận”, “ác” này, vẫn luôn bài trừ, nỗ lực tu bỏ. Dần dần, tôi đã có thể tha thứ cho những người từng bức hại mình, cũng thể hội được sự đáng thương và bất hạnh của họ; dần dà, tôi cũng học được cách cảm ơn và chúc phúc từ tận đáy lòng với những người từng làm “tổn thương” mình. Cũng dần phát hiện ra rằng, yêu thương một người thay vì hận một người, sẽ khiến bản thân càng nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn. Mà điều này chẳng phải chính là nguyện vọng ban sơ của chúng ta sao, bắt đầu từ việc làm người tốt, đầu tiên là phải trở thành một người lương thiện hơn, một người tốt có ích hơn cho người khác hay sao? Chỉ là, có khi sẽ hối hận vì sao bản thân không ý thức được những thứ bất hảo này sớm hơn? Vì sao không sớm tu bỏ chúng đi?

Khi cái “hận” trong tâm tôi dần dần được thay thế bởi “yêu thương”, Sư phụ đã giúp tôi cảm nhận được hồng ân của Đại Pháp hết lần này đến lần khác. Những trái núi lớn trong tu luyện tưởng chừng không thể đục đẽo đã được dời đi, những quan những nạn từng vây khốn bản thân đã tan thành mây khói, những mâu thuẫn tưởng chừng không có cách nào hóa giải đều được thiện giải rồi, những chúng sinh tưởng chừng không thể chuyển biến đã chủ động lựa chọn đắc cứu… Tuy vẫn còn cách rất xa yêu cầu của Sư phụ và Đại Pháp, nhưng tôi đã đi đúng hướng, bản thân có tín tâm thì nhất định sẽ nỗ lực tu tốt.

Thật ra, khi trong tâm một người tu luyện ôm giữ những vật chất bất hảo như “ác”, “hận”, thì rất khó đoái hiện thệ ước của mình trong Chính Pháp. Trong bài viết “Chịu bức hại là vốn liếng sao?” viết rằng: “Nhưng có rất nhiều người vẫn mang theo những thứ ác và độc kia, thậm chí sau khi ra nước ngoài, còn đem những thói quen trong trại lao động ra áp dụng với các đệ tử Đại Pháp khác, hình thức biểu hiện là lời nói, hành vi hung hãn, độc đoán, tâm tranh đấu rất mạnh, “lấy ác trị ác”, “xem ai lợi hại”, khởi tác dụng không tốt cho môi trường ở nước ngoài.”

Cá nhân tôi cảm thấy đây là hiện tượng khiến người ta vô cùng đau lòng. Khi lấy ác, lấy hung bạo để đối xử với đồng tu, khi dùng thủ đoạn “lấy ác trị ác” để đối phó với đồng tu của mình, thử nghĩ xem, lúc đó, chúng ta có gì khác với những phần tử tà ác của tà đảng chứ? Đương nhiên, rất nhiều đồng tu có lẽ còn không ý thức được rằng việc làm ấy của mình là sai, thế thì, bản thân việc không cách nào nhận thức điều đó lại càng đáng sợ hơn sao? Vì nhân tố tà ác ấy đã lớn đến mức có thể khống chế được người tu luyện rồi. Nếu như bị khống chế một thời gian dài như vậy, cách làm không lý trí như vậy, thế thì là đang khởi tác dụng gì trong tu luyện Chính Pháp đây?

Cá nhân tôi thể ngộ rằng, là người tu luyện, không phải nói rằng đến thời khắc cuối cùng của tu luyện mới được đo lường mình có đạt tiêu chuẩn hay không, mà chính là thông qua những khảo nghiệm trong suốt quá trình tu luyện lâu dài.

Nếu không chủ động tu bỏ những vật chất bất hảo như “ác”, “hận”, “hung bạo”, “đấu”, mãi vẫn nắm chặt nó không buông, thì trên con đường này sẽ bị những nhân tố bất hảo này xúi giục mà làm ra vô số những việc sai lầm, tạo thành những tổn thất không thể cứu vãn trên con đường tu luyện và Chính Pháp, đến lúc cuối cùng bản thân nên đối diện thế nào đây?

Tiêu chuẩn tu luyện Đại Pháp là vô cùng nghiêm túc. Sư phụ giảng:

“Rốt cuộc có thể bao nhiêu người bước qua được, có bao nhiêu người thật sự có thể đạt tiêu chuẩn viên mãn của đệ tử Đại Pháp? Có những lúc Sư phụ quả thực không lạc quan lắm. Chính Pháp tất thành, đó là nhất định. Đệ tử Đại Pháp tu luyện viên mãn, đó cũng là nhất định, nhưng là bao nhiêu người? Hiện giờ tôi quả thực không lạc quan lắm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Từ lúc Sư phụ giảng đoạn Pháp này đến nay cũng đã hơn chín năm rồi, thế thì, chúng ta so với chín năm trước, tâm tính liệu đã tốt hơn hay chưa? Những tâm chấp trước và dục vọng liệu đã coi nhẹ chút nào hay chưa? Những vật chất bất hảo như “ác”, “hận” trong tâm đã được tu bỏ hay chưa?

Đương nhiên, là đệ tử hay học viên Đại Pháp mà nói, tôi tin rằng trong bản năng của mỗi từng cá nhân đều hy vọng có thể tu tốt bản thân, viên mãn theo Sư phụ quay về gia viên chân chính nơi thiên thượng. Nhưng rốt cuộc bản thân có thể đạt viên mãn hay chăng?

Sư phụ cũng giảng:

“Có học viên thường hỏi tôi: “Sư phụ, con có thể đạt viên mãn không?” Vậy thì tôi muốn hỏi chư vị: “Chư vị có thể làm như tôi vừa nói không?” Kỳ thực câu này, [chư vị] nên hỏi chính mình liệu chư vị có thể viên mãn không.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Hôm nay khi đả tọa, từ sâu thẳm nội tâm tôi phát ra một niệm: ‘hận’ là lời nguyền của ma. Khi tôi ý thức được điểm này từ nội tâm, trong nháy mắt, một số thứ âm tính từ tầng thâm sâu trong thân thể bị đẩy ra, sau đó tôi cảm thấy vô cùng thoải mái dễ chịu. Sau đó, khi mở Minh Huệ Net, tôi liền đọc được bài chia sẻ “Chịu bức hại là vốn liếng sao?” này của đồng tu, và cảm nhận được tiến trình Chính Pháp rất nhanh, Sư phụ trông chờ các đệ tử có thể nhanh chóng tỉnh ngộ. Là đệ tử, có rất nhiều tâm và hành vi bất hảo cần được quy chính khẩn cấp, bởi vậy, tôi muốn viết ra bài chia sẻ này, hy vọng là một lời nhắc nhở đối với bản thân và các đồng tu.

Trên đây là chút thể ngộ của cá nhân, tầng thứ có hạn, có gì thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/20/477745.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/7/218523.html

Đăng ngày 21-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share