Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 02-04-2024] Có đồng tu Đại lục ra xuất ngoại, sau khi ra nước ngoài đã tham gia tổ hạng mục, hoặc phối hợp với đồng tu hải ngoại làm một số việc, nắm được một số tình huống của vài thành viên trong hạng mục, còn có người tham gia Thần Vận, được gặp Sư phụ, khi liên lạc điện thoại với đồng tu người thân thiết hoặc đồng tu người nhà, hay hữu ý vô ý tiết lộ vài tình huống, việc đó là do họ làm, đồng tu nào thế nào thế nào, hạng mục kia ra làm sao, sự việc nào đã được Sư phụ tán thành đồng ý, trên núi thế nào thế nào, v.v., rồi đồng tu Đại lục lại đem thông tin nghe được đi phát tán truyền rộng hơn, truyền đạt cho người khác. Có lẽ có người vốn ý nguyện ban đầu chỉ là muốn giúp đồng tu Đại lục tăng thêm chính niệm, nhưng cẩn thận suy xét thì những điều này đều thuộc về hành vi làm loạn.

Lan truyền tin đồn tồn tại rất nhiều vấn đề:

Một, có những đồng tu Đại lục rất ao ước được như đồng tu hải ngoại vì được ở trong hoàn cảnh buông lỏng, không có các loại hạn chế và uy hiếp của Trung Cộng, không có áp lực tâm lý, không bị bức hại, có thể thoải mái, tự do làm những việc muốn làm, cần làm, được ở bên cạnh Sư phụ, còn có người trông mong được tận mắt nhìn thấy Sư phụ, chỉ cần biết được chút tin tức nào về Sư phụ hay tin tức về đồng tu hải ngoại chứng thực Pháp liền cảm thấy rất ấm áp, được an ủi, rất mãn nguyện, điều này có lẽ cũng khiến họ cảm thấy được động viên, phấn chấn nhân tâm, tinh tấn hơn nữa, thế nhưng cũng chỉ có tác dụng nhất thời, không thể lâu dài, vì là những thứ cảm tính đang phát huy tác dụng, đều là có lậu cả, chúng ta tu luyện đã nhiều năm như thế rồi, không thể chỉ dừng lại và dựa vào nhận thức cảm tính được.

Sư phụ giảng:

“Có Sư phụ ở đây thì tín tâm mười phần đầy đủ, không có Sư phụ ở đây thì không có hứng tu, cứ như là vì Sư phụ mà tu, vì hứng thú mà đến, ấy là chỗ yếu rất lớn của kẻ ‘trung sỹ’. Thích Ca, Jesus, Lão Tử, Khổng Tử đã ra đi hơn hai nghìn năm rồi, nhưng đệ tử của họ xưa nay không cảm thấy rằng không có sư phụ ở đó thì không thể tu. Tu ấy là việc của bản thân mình, không ai làm thay, người làm sư phụ về bề mặt chỉ là bảo cho họ Pháp Lý. Tu tâm đoạn dục, minh huệ bất hoặc ấy là trách nhiệm của tự mình. Vì hứng thú mà đến, tâm ắt không vững, nhập thế tục liền quên mất cái gốc này. Nếu không giữ vững niệm ấy, cả đời sẽ không được gì. Không biết bao giờ mới lại có cơ duyên, khó lắm thay!” (Kiên Định, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tuy là Sư phụ không ở cạnh bên, thế nhưng Pháp thân của Sư phụ vẫn luôn coi sóc mỗi từng vị đệ tử Đại Pháp chân tu, có gì mà không buông tâm được chứ? Gặp được Sư phụ thì có thể tu tốt, làm tốt chăng? Nếu bản thân mình không tinh tấn, gặp được Sư phụ thì sẽ là thế nào? Nói với Sư phụ những gì đây? Muốn Sư phụ nói gì với mình đây? Bạn có từng nghĩ đến cảm nhận của Sư phụ chăng? Hay là muốn hỏi Sư phụ đòi tiên đan, muốn đi đường tắt chăng?

Tu luyện không phải là chuyện ngày một ngày hai, nhất thời hưng phấn rồi qua mất, chẳng phải còn cần dựa vào chính niệm và ý chí của bản thân sao? Điều gì nên được, điều gì nên được cấp thì Sư phụ đều sẽ cấp, điều không nên được cấp thì dù ngày ngày có ở bên cạnh Sư phụ cũng không có tác dụng gì! Đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại cũng không phải cả ngày luôn ở cạnh bên Sư phụ, đều là việc ai nấy làm mà thôi.

Trung Quốc dường như cách rất xa nước Mỹ, nhưng hiện tại xã hội người thường đều đang nói “thôn toàn cầu”, thế nhân đều cảm thấy trái đất này không hề lớn, là người tu luyện mà nói, chúng ta ở trong vũ trụ mênh mông mà nhìn thì trái đất này nhỏ đến thế nào, chúng ta được đồng tại cùng Sư phụ trên một lạp tử, căn bản chính là cùng tại một điểm, nào có khoảng cách nào đáng nói chứ?

Mỗi một đệ tử Đại Pháp ở vị trí nào đều là có nguyên nhân và an bài, buông tâm xuống, ở ngay hoàn cảnh của bản thân mà tu luyện vững chắc, làm tốt là được rồi, ai cũng đều là tốt nhất rồi, hâm mộ người khác thì có tác dụng gì! Dù cho là ở đâu, thì đồng tu nào tinh tấn đều sẽ không thư thái thoải mái, thoải mái quá, không có khó khăn gì thì còn không đề cao nổi, ít nhất cũng có khổ cực, mỗi một người đều có những khó khăn và áp lực mà bản thân phải đối diện, chỉ là đổi hình thức khác nhau mà thôi.

Hai, các hạng mục mà đồng tu hải ngoại làm trước mắt không liên quan nhiều với đồng tu Đại lục, rất nhiều chi tiết mà đồng tu Đại lục không cần phải biết. Nhưng truyền bá những thứ này gây rất nhiều tác dụng phụ diện, nó có thể khiến đồng tu khởi rất nhiều nhân tâm, còn lấy cớ là để hình thành chỉnh thể, cùng nhau đề cao để che đậy. Một số đồng tu Đại lục chính là có chấp trước liên quan: chấp trước vể hình thế ở hải ngoại, các tin tức hải ngoại, chấp trước được gặp Sư phụ, chấp trước nghe ngóng tin tức về Sư phụ, chấp trước một vài tin đồn, tin nội bộ, cái tâm nhiều chuyện, hiếu kỳ, tâm hoan hỷ, tâm sùng bái, tâm hâm mộ, tâm đố kỵ, tâm hiển thị, tâm cầu danh, tâm chứng thực bản thân, tâm đưa bản thân lên cao, thói quen lan truyền tin đồn, cái tình con người với Sư phụ, cái tình con người với đồng tu hải ngoại, tình cảm con người với đồng tu thân thiết, tâm hướng ngoại nhìn hướng ngoại cầu, không tu khẩu, tâm hữu vi, cùng với trạng thái không thể thực tu bản thân đều được bộc lộ hoàn toàn.

Đối với các đồng tu hải ngoại, cũng tồn tại vấn đề về tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, nhân tình, không tu khẩu, cảm giác ưu việt, kiêu ngạo, v.v. Thật ra có rất nhiều công ty người thường đều yêu cầu nhân viên giữ vững các thông tin cơ mật của doanh nghiệp, có công ty còn phải ký thỏa thuận bảo mật. Làm một đệ tử Đại Pháp, tuân thủ một số quy phạm cần thiết là điều nên làm, thể hiện ra tố chất của người tu luyện, cũng tránh sinh ra thị phi, tạo nghiệp cho bản thân.

Địa phương xuất hiện những sự việc thế này, có người lan truyền nói trên núi uống trà, dâng hương như thế nào, sau đó liền khởi hứng thú với việc uống trà, còn nói về dâng hương thế nào đó, mà lại không có hứng thú gì với việc giảng chân tướng; còn có học viên cá biệt ra nước ngoài sau khi quay về nước nói mình được gặp Sư phụ rồi, nói công thức sản phẩm nào đó đã được Sư phụ công nhận, sau đó liền sản xuất lượng lớn, việc này, sản phẩm này lưu truyền trong học viên với phạm vi rất rộng, dẫn khởi những cuộc tranh luận lớn, sau này nghe nói học viên này nhận sai, nhà máy đó cũng bị tà ác chú ý, tạo thành ảnh hưởng xấu.

Không biết đồng tu nào làm những sự việc này đã từng nghĩ chưa, không tu tâm, không tu khẩu như thế, bịa đặt, lan truyền những tin tức dối trá ở trên núi và về các đồng tu hải ngoại như thế, không cần biết là thật hay giả, đối với việc tu luyện và cứu người thì có gì tốt, tâm tư của bản thân rốt cuộc nằm ở đâu, lãng phí thời gian quý báu và sức lực bản thân, tạo thành ảnh hưởng xấu nghiêm trọng, có phải tự mình đang tạo nghiệp chăng!

Sư phụ giảng:

“Ai truyền bá những điều không thuộc về Chính Pháp trong các học viên, thì người đó chính là can nhiễu đệ tử Đại Pháp, và phá hoại hình thế Chính Pháp! Tội còn to lớn hơn cả [tội mà] ma làm, theo [cách] cựu thế lực nói, còn hung hơn cả ma làm. [Đây] là thật sự đang phá hoại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Ba, biểu hiện của việc thích lan truyền tin đồn và thích nghe tin đồn xem chừng không có gì to tát cả, nhưng lại rất dễ bị tà ác chiếm lý, chúng ta đều biết rằng những thông tin người truyền người thường hay bị lệch đi đôi chút và có thể dẫn khởi mâu thuẫn, mà biểu hiện của loại tâm chấp trước và hành vi bất hảo ấy rất dễ bị tà ác tại không gian khác nhìn thấy, trở thành cái cớ cho việc tạo ra rắc rối, cũng có lẽ đây vốn không phải ý muốn của đồng tu, nhưng có thể dẫn đến những tác dụng như thế, và cũng đã có rất nhiều bài học giáo huấn về phương diện này rồi.

Trước đây từng có website tà ác và kinh văn giả, nhắm thẳng những thứ này, Sư phụ đã giảng:

“Cũng giống như website tà ác vào một đoạn thời gian trước cũng thế, những người bị làm dao động là có một số người đầu óc lộn xộn, lý trí không rõ ràng, quả thực tựa như đều không phải là bản thân mình nữa rồi, lại còn truyền bá những website tà ác đó nữa. Vì sao như thế? Chẳng phải là vì chư vị có chấp trước kia, có nhân tâm kia, có thói quen nói dối, thích truyền những lời đồn đại, [nên] bày ra cho chư vị, thông qua việc đó để chư vị trượt ngã, để chư vị thấy chỗ thiếu sót của bản thân mình, cũng là để những ai thật sự không đạt nữa bị đào thải đi phải không?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Bốn, việc liên lạc giao lưu giữa đồng tu hải ngoại và đồng tu Đại lục còn liên quan đến vấn đề an toàn. Tuy cuộc bức hại của Trung Cộng nhắm vào các đồng tu tại hải ngoại không quá mạnh và ngông cuồng, nhưng vẫn có. Trung Cộng sẽ dựa vào các cuộc điện thoại của đồng tu tại Đại lục tiết lộ để lấy được thông tin điện thoại của đồng tu hải ngoại, hiện nay nghe lén cùng theo dõi đều rất gắt gao, sẽ mang đến cho đồng tu tại hải ngoại và hạng mục những hiểm họa tiềm tàng, điều này rất khó nói, hải ngoại cũng có đặc vụ của Trung Cộng đang hoạt động, chúng ta không nên chỉ vì nhất thời nhanh mồm nhanh miệng, vui vẻ cao hứng mà làm ra những việc bất lợi với sự an toàn của bản thân, với sự an toàn của đồng tu!

Có đồng tu thời còn ở Đại lục chưa từng trải qua bức hại xuất ngoại ra nước ngoài, còn có một số đồng tu đắc Pháp trễ, không bị lộ ra, chưa hiểu thấu mức độ nghiêm trọng của việc Trung Cộng nghe lén điện thoại. Còn những đồng tu tại Đại lục không kiêng kị gì mà liên lạc với các đồng tu hải ngoại ấy, có một số cũng không chú trọng về an toàn điện thoại. Có đồng tu khi bị bức hại kêu khổ thấu trời, vừa được rời khỏi hang ổ hắc ám lại buông lỏng cảnh giác, ôm giữ tâm lý cầu may tùy ý mà làm, “vết sẹo lành rồi thì quên mất cái đau”, không biết trân quý hoàn cảnh buông lỏng của địa phương.

Đối với những đồng tu tại Đại lục đã bị lộ, có điện thoại từ nước ngoài gọi về cũng rất đường đột, đã có những trường hợp đồng tu bị bắt cóc, ác cảnh lấy cớ là “liên lạc với đồng tu hải ngoại” để tăng cường bức hại. Còn có đồng tu cho rằng tà ác không có lực lượng cảnh sát đủ để nghe lén từng người, từng giờ. Đây là đang hạ thấp tà ác rồi, tà ác nghe lén ai, hạ thủ với ai cũng không cần báo trước với người ấy. Hiện tại đã có công cụ kỹ thuật chuyển đổi giọng nói thành văn bản, còn có kỹ thuật thông báo và lọc từ ngữ nhạy cảm. Còn một điểm nữa, chớ quên rằng tà ác tại không gian khác cũng giám sát, mà lại siêu việt khoảng cách của không gian và thời gian này. Có đồng tu cường điệu rằng những đồng tu bị bức hại vì bị nghe lén đều là người có nhân tâm bị tà ác nắm cứng rồi, ý tứ là người ấy không có nhân tâm, không có lậu; thế nhưng chính trong trạng thái này và những lời người ấy nói ra đã bộc lộ ra vô số nhân tâm và lỗ hổng rồi, lại có thể nhìn mà không thấy, tránh né không bàn, chính là khi muốn bảo hộ nhân tâm thì đưa ra vô vàn những lý do! Còn có đồng tu dùng điện thoại của người nhà liên lạc với đồng tu, cho rằng thế là an toàn rồi. Thật ra cảnh sát cũng không phải kẻ ngốc. Nhớ có vị đồng tu nọ khi bị bức hại, cảnh sát lục soát nhà đã lấy luôn điện thoại của con trai bà không tu luyện. Con trai của đồng tu này có liên lạc điện thoại của mấy vị đồng tu khác, chính là nói tà ác sớm đã phát hiện rồi.

Có đồng tu dùng “có xảy ra chuyện không” để đo lường tính cần thiết trong vấn đề an toàn điện thoại, dùng “lâu vậy rồi mà có sao đâu” làm lý do trên miệng, tiêu chuẩn đo lường đều sai rồi, là tự bản thân người ấy không nghĩ, cũng không tiêu trừ được hiểm họa tiềm tàng về an toàn điện thoại. Thật ra, lúc này chưa xảy ra vấn đề không đồng nghĩa với chuyện này không có vấn đề, rất nhiều khi là được Sư phụ bảo hộ, nhưng họ vẫn cho rằng đó là chính niệm mạnh, không có nhân tâm, chứng cứ chứng thực cách làm của bản thân là đúng đắn, thật ra chính là không biết trân quý sự từ bi của Sư phụ.

Tà ác bức hại bằng nhiều hình thức, trực tiếp bắt cóc chỉ là một trong số ấy, không bị bắt cóc không đồng nghĩa với việc không bị bức hại. Hiện nay đang là thời kỳ Chính Pháp, rất nhiều việc đều là vô cùng nghiêm túc. Không để tâm đến cái sai nhỏ thì sẽ phải gánh chịu hậu quả. Có những trạng thái không đúng đắn và ma nạn xuất hiện mà chúng ta không tìm ra nguyên nhân, nhưng suy xét cẩn thận thì điều gì cũng không phải ngẫu nhiên, liệu có phải là có liên quan đến từng những lần không giữ vững tâm tính, không chiểu theo tiêu chuẩn quy phạm của người tu luyện mà làm các việc chăng. Thông qua điện thoại của bạn và liên hệ giữa các đồng tu, bị tà ác vây bắt nghe lén trên diện rộng, liệu có thể nói bản thân mình không giúp tà ác tiện làm việc này được không? Không phải cũng đang khởi tác dụng rất xấu hay sao? Có đồng tu cái này không để tâm, cái kia cũng không chú ý, cứ thể hiện bản thân rất “mạnh mẽ”, nói nào là “không cần cẩn thận điều nhỏ nhặt”.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện ấy, thế nào gọi là ‘vô lậu’? Không có chuyện nhỏ đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015),

Chúng ta chẳng phải cần nghiêm khắc yêu cầu bản thân ư?

Pháp luật của người thường nghiêng về trừng phạt sau khi xảy ra chuyện, mà các loại chế độ quy tắc lại có thể khởi tác dụng nhắc nhở, phòng bị, tránh sự cố. Đợi đến khi xảy ra bức hại rồi mới đi phản bức hại, vậy vì sao không tỉnh táo, lý trí, cẩn trọng, giữ vững các quy định tất yếu, làm tốt việc để phòng bị sự cố chứ? Trong người thường còn có một câu “biết thì đã muộn”, nghĩa là sau khi xảy ra chuyện rồi mới nói: “Ôi, nếu lúc đó làm thế này thế này thì tốt”, “ai mà biết sẽ thế này chứ?”, v.v. Không nhìn thấy liền không thừa nhận những biểu hiện của ngộ tính sai kém, trong người thường mà nhìn thì chính là không có tầm nhìn, vì sao không thể làm “Gia Cát Lượng đoán trước việc”, ngăn chặn nguy cơ về an toàn chẳng phải chính là cách bảo đảm tốt nhất để tránh bị bức hại và tổn thất sao?

Vì mấy năm nay, số đồng tu Đại lục ra nước ngoài không ít, dẫn đến một số hiện tượng bất lương cần chúng ta sớm chú ý, đề phòng cẩn thận, tránh khiến hình thế Chính Pháp phức tạp hơn.

Trên đây là ý kiến cá nhân, có chỗ chưa thỏa đáng, kính mong được từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/2/474804.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/21/218194.html

Đăng ngày 10-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share