Bài viết của Tâm Vũ, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 08-03-2024] Gần đây, tôi có chút thể ngộ về việc tăng chính niệm và không tăng thêm tư tưởng phụ diện cho đồng tu. Tôi viết ra để chia sẻ với các đồng tu, để chúng ta cùng nhau tinh tấn.

Trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014” của Sư phụ, có đoạn hỏi đáp sau:

“Đệ tử: Những suy nghĩ phụ diện giữa các đồng tu với nhau là những “trái núi lớn màu xám”, đây là viết trong một bài đăng trên Minh Huệ Net. Con nhìn không thấy không gian khác, nhưng lúc con mâu thuẫn với các đồng tu là có cảm thấy áp lực rất lớn, bị những vật chất bất hảo bao vây. Con cảm thấy suy nghĩ bất hảo của người khác đối với mình là vật chất tại không gian khác, không thể tổn thương đến con. Chỉ cần con chiểu theo Đại Pháp mà quy chính bản thân mình, thì con có thể vượt qua quãng khói mê đó, nhưng con cũng biết rằng con bước đi rất là gian nan.”
Sư phụ: Có những tình huống cụ thể, từng người cũng khác nhau. Tình huống được nhìn thấy là một loại cảnh tỉnh mang tính hình dung đối với người tu luyện, chứ không nhất định là tình huống chân thật. Nói nó tựa như một toà núi lớn, bản thân nó không phải là ma, nhưng nó là những thứ phụ diện. Là đệ tử Đại Pháp mà muốn đột phá nó, thì phải trải qua nỗ lực một phen, thì mới có thể vượt qua được. Kỳ thực trong những năm qua, đều chẳng phải vượt qua như thế hay sao? Giúp đỡ, phối hợp, thông cảm, nhìn nhiều hơn vào sở trường giữa mọi người với nhau, hẳn là không thành vấn đề.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Học lại đoạn giảng Pháp này của Sư tôn, tôi tự nhủ rằng nhất định phải tăng thêm chính niệm, không tăng thêm tư tưởng phụ diện, không được khiến việc tu luyện và cứu người của đồng tu thêm khó khăn.

Một ngày nọ, đồng tu kỹ thuật A đến nhà tôi. Tôi nói: “Anh xem, một số đồng tu kỹ thuật bây giờ đang bị can nhiễu ở các mức độ khác nhau, chuyện lớn chuyện nhỏ gì mọi người cũng kiếm anh hết. Anh bận quá. Hãy tìm đồng tu khác giúp anh chia sẻ một phần gánh nặng đi. Anh thấy đồng tu B thế nào?” A nói: “Anh ấy không làm được đâu, tâm sợ hãi của anh ấy nặng lắm.” Tôi ngẫm nghĩ một lát, nghĩ rằng: “Ừ, B đúng là rất chú ý vấn đề an toàn. Từng có lần ba đồng tu đến nhà anh ấy để học Pháp nhóm, anh ấy nhận thấy họ thường đi và đến cùng nhau, liền thẳng thắn nói không cho họ đến nhà anh ấy học Pháp nữa. Hơn nữa, khi gặp tôi, anh ấy cũng dặn dò tôi phải chú ý an toàn và cân nhắc đến sự tiếp nhận của người nhà.” Lúc đó, tôi đã thuận theo cách nghĩ của A mà suy xét.

Lúc này, một câu Pháp của Sư phụ tiến nhập vào đầu tôi:

“không được nhìn người một cách cố định” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi lập tức đổi sang dùng chính niệm để suy xét vấn đề: “Đồng tu đều đang trong quá trình đề cao. Có thể giây trước giây sau đã ở những cảnh giới khác rồi. Làm đệ tử chân tu, nhất định phải gia tăng chính niệm cho đồng tu, tin tưởng rằng đồng tu nhất định sẽ khắc phục tâm sợ hãi và quang minh chính đại bước ra. B có lẽ sớm đã không còn ở trạng thái sợ hãi ban đầu nữa. Sư phụ dạy các đệ tử chúng ta:

“Giúp đỡ, phối hợp, thông cảm, nhìn nhiều hơn vào sở trường giữa mọi người với nhau.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Nghe lời Sư phụ giảng, tôi lập tức tìm kiếm sở trường của B: “Anh ấy đã từng không sợ tà ác và tham gia giải cứu đồng tu người nhà, anh ấy gửi thư thỉnh nguyện đến Bắc Kinh và giải cứu thành công đồng tu người nhà, đúng là tuyệt vời biết bao. Anh ấy còn in truyền đơn và phân phát để cứu người. Sợ chỗ nào đâu? Vừa nghĩ như thế, tôi tràn đầy cảm phục và lòng tin đối với B.

Một ngày kia, đồng tu C nói: “Anh phải đi cùng tôi để tìm B. Tôi có việc cần tìm anh ấy, nhưng tôi không biết nhà anh ấy ở đâu.” Nghe xong tôi nghĩ, đây chẳng phải là Sư tôn điểm hoá cho mình thời cơ đã tới hay sao? Kết quả là sau khi bàn bạc với B, B liền vui vẻ đồng ý ngay mà không chần chừ chút nào. Anh ấy biết rất nhiều về máy tính, nhưng anh ấy nói một cách khiêm tốn: “Được, ổn rồi. Còn có những chỗ tôi chưa biết về hệ thống. Tôi sẽ học hỏi từ đồng tu khác và nghĩ cách học nhanh nhất có thể.“

Trong những ngày sau đó, khi đồng tu nào muốn thành lập điểm tư liệu “bông hoa nhỏ” tại nhà, trước hết B sẽ giúp đỡ mua máy in, máy tính, cũng như lập tức lắp đặt hệ thống bảo mật và sửa chữa máy in. Tôi chưa bao giờ nghe anh ấy nói từ “sợ” cả. Như vậy, trong khu vực chúng tôi đã có thêm một học viên kỹ thuật, giảm bớt gánh nặng cho đồng tu kỹ thuật A và khởi tác dụng rất lớn trên phương diện cứu người.

Nếu tôi không làm theo Pháp của Sư phụ, mà bị ảnh hưởng bởi quan niệm thiên kiến của đồng tu A, ôm giữ quan niệm cố hữu giống như đồng tu, thì có thể tăng thêm ý niệm phụ diện cho đồng tu B, khiến đồng tu ấy không có được lực lượng của chính niệm và có thể bỏ lỡ cơ hội đề cao, cũng như làm chậm trễ lực độ cứu người của chỉnh thể.

Còn có một chuyện thế này. Một tối nọ, sau khi học Pháp ở điểm học Pháp, một đồng tu cao tuổi nói: “Tôi đã hai, ba hôm nay không ra ngoài cứu người rồi. Tôi không sao khởi tinh thần lên được, tâm tình sa sút.” Chúng tôi đều biết đồng tu này hầu như ngày nào cũng ra ngoài giảng chân tướng trực diện và đã làm rất tốt. Bà ấy nói rằng mình đã giảng chân tướng cho 60.000 đến 70.000 người. Vì thế mọi người đều cảm thấy kỳ lạ và hỏi đồng tu cao tuổi chuyện gì đã xảy ra? Bà nói: “Hai ngày trước, tôi dán áp phích chân tướng trong một khu cộng đồng. Tôi mới dán được vài tấm thì một đồng tu cao tuổi sống trong khu cộng đồng nhìn thấy tôi. Bà ấy nói: ‘Ô kìa, chị dám dán cái này ở đây à? Nơi này có bảo vệ, chị cẩn thận nha nếu bị ông ta nhìn thấy thì nguy đấy. Đừng dán nữa, mau đi đi.’ Tôi liền về nhà, không dám ra ngoài nữa.”

Tôi nghĩ: Đây chẳng phải là bị cựu thế lực lợi dụng để hù dọa đồng tu và không để đồng tu cứu người sao? Đồng tu kia nói lời phụ diện vì lo cho đồng tu này bị bức hại, còn đồng tu này nghe được cũng cảm thấy đồng tu kia là vì tốt cho mình, giúp mình chú ý an toàn, do đó đã tiếp nhận những tín tức phụ diện, nhưng cả hai đều không dựa trên Pháp. Ý niệm phụ diện về đồng tu có thể khiến đồng tu vốn tinh tấn và chính niệm mạnh mẽ như thế bị ảnh hưởng rất nhiều.

Sư tôn đã dạy chúng ta Pháp lý “Chính niệm chính hành”. Nếu đổi lại người đồng tu trong khu cộng đồng đó tăng cường chính niệm cho người đồng tu cao tuổi, nói như thế này: “Những biểu ngữ cứu người mà chị dán thực sự rất tốt. Nhiều người trong khu cộng đồng này đã được cứu sau khi đọc chúng. Chú ý phát chính niệm và quan sát xung quanh xem không có bảo vệ rồi hẵng dán nhé. Chính niệm chính hành thì không có vấn đề gì. Tôi sẽ giúp chị phát chính niệm và phối hợp với chị.” Nếu vậy thì người đồng tu cao tuổi ấy sẽ cảm thấy rất ấm áp và có động lực, cũng sẽ không trễ nải việc ra ngoài cứu người trong hai, ba ngày. Vậy, phải chăng người đồng tu đó bị cựu thế lực lợi dụng để gia tăng tư tưởng phụ diện cho vị đồng tu cao tuổi đã vô ý tạo nghiệp cho bản thân mình? Tôi ngộ rằng, cấp thêm chính niệm hay tư tưởng phụ diện sẽ tạo thành biểu hiện thực sự khác biệt một trời một vực đối với đồng tu.

Chúng ta hãy dùng tâm thuần tịnh để tăng cường chính niệm, không tăng thêm tư tưởng phụ diện cho đồng tu!

Tầng thứ hữu hạn, có chỗ nào nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ ra.

(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/8/472174.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/28/218337.html

Đăng ngày 10-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share