Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 09-04-2024]

Năm 2017, tà đảng Trung Cộng tiến hành cái gọi là chiến dịch “Gõ cửa”, quấy rối bức hại trên diện rộng khắp các thành thị, thị trấn, nông thôn. Ngay cả những người trước đây từng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng hiện tại không tu nữa cũng bị kiểm tra, bắt ký tên. Theo các báo cáo trên Minh Huệ Net, đồng tu các nơi đã chính niệm chính hành ức chế bức hại, không ký tên, lên án cuộc bức hại, chỉ ra hành vi của nhân viên tà đảng là phạm pháp, v.v… làm được rất tốt, khiến mọi người thấy được khích lệ rất nhiều.

Từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2021, Trung Cộng lại tiến hành cái gọi là chiến dịch “Xóa sổ”, so với “Gõ cửa” thì phạm vi quấy nhiễu có phần hẹp hơn, nhưng mức độ tà ác lại tăng mạnh hơn, khiến một vài đồng tu làm chuyện trái lòng là ký tên. Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp, làm sao có thể có những thỏa hiệp không thể có ấy chứ? Vì sao không thể bước thật tốt bước này? Đúng là đáng để ngẫm nghĩ.

Tác giả căn cứ vào tình huống xảy ra của một số đồng tu trong “Xóa sổ”, thiển ngộ cho rằng: tâm lợi ích chưa buông bỏ và tình thân chưa xả bỏ được là nguyên nhân chủ yếu khiến không bước đi được tốt bước đi này.

1. Lợi ích thiết thân gây nguy hiểm cho cuộc sống, áp lực tình thân như mắc lưới khó thoát ra

Theo hiểu biết của tôi, cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, tà đảng Trung Cộng khí thế hùng hùng làm ra cái gọi là “Xóa sổ”. Kẻ hành ác có những kẻ như cảnh sát của đồn cảnh sát, phường, văn phòng khu phố, văn phòng quản lý chính phủ, ủy ban chính trị pháp luật, đơn vị, đội hợp tác xã cũng tham gia. Những nhân viên bất chấp pháp luật này không chỉ uy hiếp bằng cách dọa cắt đứt tiền đồ của con cháu, mà còn bức ép người nhà của học viên Pháp Luân Công tham gia vào trong bức hại, dùng tình thân để gây áp lực, để tăng cường thêm cái gọi là “lực độ” trong bức hại tà ác, mưu đồ muốn tất cả những học viên Pháp Luân Công nào còn kiên trì tu luyện lần lượt bị “xóa sổ”, “chuyển hóa”.

Các vận động liên tiếp theo chính sách liên lụy của Trung Cộng đã tàn hại khiến gia đình, người nhà của người bị hại phải sống trong khổ đau dằn vặt. Người nhà của các học viên Pháp Luân Công vì bảo toàn tiền đồ của con cháu của mình, lo sợ bị liên lụy vì những bi kịch có thể xảy ra, nên không thể không phối hợp với nhân viên của tà đảng mà tham dự vào cuộc bức hại, uy hiếp bức ép người già trong nhà phải “chuyển hóa”, ký tên “không luyện nữa”. Áp lực về lợi ích và tình thân đè nặng, khiến những học viên Pháp Luân Công trong chiến dịch bức hại “Xóa sổ” rơi vào ma nạn cực lớn. Xin nêu ra một vài ví dụ từ các bài viết trên Minh Huệ Net và tình huống mà tôi được biết như sau:

Đồng tu A, 70 tuổi, là công nhân về hưu, sống một mình ở thị trấn. Tháng 3 năm 2021, con trai bà sống ở thành phố gọi điện về khóc lóc kể lể, nói rằng có người gọi điện thoại uy hiếp: “Mẹ anh nếu không chuyển hóa, thì anh không được đi làm, vợ anh cũng không được đi làm, con anh cũng không được đi học.” Con trai bà vô cùng lo lắng, nói trong điện thoại: “Mẹ, mẹ mà không ký tên, cả nhà con biết sống làm sao?” Một ngày tháng 3 năm 2021, sau một hồi gõ cửa, đồng tu A bị đưa đến văn phòng hành chính địa khu, tại đó có công an thị trấn, nhân viên phường và nhân viên chính quyền khu vực. Cảnh sát nói: “Nếu hôm nay bà không ký tên, in dấu tay thì thứ Bảy này tôi sẽ tìm đến con trai và con dâu bà, đình chỉ công việc của họ, cháu bà cũng không được đi học nữa.” Con trai và con dâu của đồng tu là lao động chính, còn phải nuôi dưỡng hai đứa trẻ đang học tiểu học và mẫu giáo. Nếu cả con trai và con dâu đều mất đi công việc, bị cướp mất chén cơm, thì cả nhà bốn miệng ăn này phải sống thế nào đây? Mẫu tử liền tâm, đồng tu A cảm thấy như trời sập xuống. Lúc ấy, chủ tịch phường biểu lộ sự ngụy thiện tỏ ý “vì tốt cho bà”. Trước lợi ích hiện thực, trước tình cảm con cái, đồng tu A đã thỏa hiệp với tà đảng.

Đồng tu B, một phụ nữ nông thôn, khoảng 70 tuổi. Từ tháng 7 năm 2020 bà liên tục bị quấy nhiễu. Đồng tu B dùng lời lẽ đanh thép cự tuyệt “chuyển hóa”, “xóa tên”. Đầu năm 2021, nhân viên tà đảng thay đổi thủ đoạn: đầu tiên bắt con trai và con dâu bà đến văn phòng hành chính uy hiếp một trận, nói rằng nếu mẹ họ không chịu ký tên, con của hai người họ (một cháu học tiểu học, một cháu học mẫu giáo) sẽ không được đi học nữa, không được này, không được nọ, không còn tiền đồ nữa. Đứa con còn nhỏ còn chưa thành niên, đã bị cắt đứt tiền đồ nhân sinh, đối với những bậc cha mẹ nuôi dưỡng con cái mà nói, đây là đả kích tàn khốc không cách nào thụ nhận nổi. Hai người họ tức giận đã cưỡng ép đồng tu B ký tên. Sau khi bị cự tuyệt, con trai trong cơn thịnh nộ đã lớn tiếng mắng chửi mẹ mình thậm tệ, vung chân tay đấm đá, còn phát cuồng gầm rống: “Sao bà không nhảy xuống sông đi? Đi chết đi!” Chồng của đồng tu B cũng đau khổ van xin: “Bà không ký, ảnh hưởng đến con cháu đi học, đi làm; bà không ký, họ sẽ không bỏ qua cho bà đâu, ngày ngày quấy nhiễu bà, quấy nhiễu con trai, con dâu không buông, thế thì phải làm sao đây? Người ta còn nói, nếu lại không chịu ký thì sẽ dùng đến biện pháp ấy. Chúng ta thật sự là hết cách rồi!” Vì tiền đồ của con cháu và sự bình yên trong gia đình, trước áp lực tình thân cực lớn, đồng tu B đành phải gạt nước mắt làm trái với lòng mà ký tên.

Đồng tu C, 76 tuổi, là một phụ nữ nông thôn. 76 tuổi vẫn có thể trồng rau, nuôi heo, nuôi dưỡng đứa cháu không có cả bố lẫn mẹ bên cạnh học đến cấp hai. Bà siêng năng lao động, duy trì cuộc sống cho hai bà cháu. Đúng Tết Âm lịch năm 2021, Cán bộ Văn phòng Quản lý Tổng hợp Chính quyền Thị trấn dẫn theo cán bộ thị trấn cùng cán bộ hợp tác xã của thôn đến nhà, uy hiếp cưỡng bức đồng tu C ký tên “không luyện nữa”. Đồng tu C vẫn luôn khuyến thiện, giảng chân tướng. Cán bộ văn phòng quản lý tổng hợp chính quyền thị trấn không nghe chân tướng, nói: “Nếu hôm nay bà không ký ‘tam thư’, gọi hết toàn bộ con trai, con gái đang làm công ở tỉnh khác của bà về đây; đến trường học tìm cháu của bà… Không ký, tôi sẽ không đi, tôi sẽ lại đến tiếp, ngày ngày đến…” Bởi vì con cái của đồng tu C không có ở bên cạnh, bọn họ không thể dùng tình thân của con cái gây áp lực, cán bộ quản lý liền đoạt lấy điện thoại của đồng tu C, tìm số liên lạc trong điện thoại, mở băng ghi âm họ uy hiếp đồng tu C cho các con cùng bạn bè thân hữu của bà nghe, hòng cố ý khuếch trương phạm vi quấy rối, nhằm đặt đồng tu C dưới áp lực tình thân nặng hơn. Mấy ngày sau, cán bộ quản lý gọi điện thoại cho con gái đồng tu C, xúi giục cô quản chặt mẹ mình hơn, nói: “Tỉnh muốn đến kiểm tra, bảo mẹ cô đừng có tranh biện gì nữa. Người ta hỏi còn luyện hay không, thì cứ nói không luyện nữa.” Làm mẹ, bà không nỡ rời bỏ quê hương, khiến con trai con gái vất vả làm công ở phương xa phải chịu liên lụy; là một người bà, cũng không thể để cho đứa cháu sống dựa vào bà phải chịu tổn thương; cần duy trì cuộc sống, bản thân mỗi ngày còn nhiều việc phải làm như thế. Dưới sự dẫn động của cái tình con người, đồng tu C đã làm trái lòng mình mà thỏa hiệp.

Nữ đồng tu D, khoảng 80 tuổi, là lao động xí nghiệp đã về hưu. Đầu năm 2021, nhân viên tà đảng của chiến dịch “Xóa sổ” bức ép cháu trai của đồng tu D (đang thi vào nghiên cứu sinh của trường đại học nọ ở Bắc Kinh), con trai con dâu cùng đến nhà của đồng tu D, nói với bà lão: “Cháu bà đang thi vào nghiên cứu sinh của một trường đại học ở Bắc Kinh, bà không ký tên để biểu đạt thái độ ‘không luyện nữa’, thì cháu bà sẽ không được đi Bắc Kinh nữa, cũng không được làm nghiên cứu nữa.” Hiện thực gay gắt chính ngay trước mắt, tiền đồ của cháu trai ngay trước mắt cứ thế để mất đi, mắt thấy tình thân đang rạn nứt. Đối diện với tình thân và lợi ích, đồng tu D khó mà cắt bỏ.

2. Tình thân khó xả, lợi ích khó buông là quan ải khó vượt qua của người tu luyện

Người Trung Quốc vẫn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trước các lọai vận động chính trị tà ác của Trung Cộng, xã hội từ trước đến nay chưa hề có ổn định thật sự. Dù là thành thị hay nông thôn, người dân luôn khao khát có một cuộc sống bình yên, sống những ngày tháng ổn định, yên ổn, cũng khao khát con cháu đều có thể vào một trường đại học tốt, có công việc tốt, cuộc sống tốt, tiền đồ tốt, tà ác chính là lợi dụng những nhân tố này, càng làm trầm trọng thêm bức hại, khiến đồng tu đối diện với những vấn đề rất hiện thực, gay gắt, khiến đồng tu phải đối mặt với quan, nạn, và khảo nghiệm lớn hơn.

Có vị học viên Pháp Luân Công cao tuổi vì tham gia kiện Giang mà bị quấy nhiễu, phường dẫn đến 7, 8 người như bao vây, đột nhập vào nhà, khí thế hung hăng truy hỏi tình huống của mỗi người trong gia đình, đến tên của đứa bé mới một tuổi cũng phải truy đến cùng, lại uy hiếp rằng: “Phải xét ba đời!” khiến con dâu của đồng tu này như đột ngột mất lý trí, nhảy lên bóp chặt cổ mẹ chồng, may mà có người ngăn lại.

Chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường, những thứ người thường truy cầu thường hay dẫn động những nhân tâm nhân tình mà chúng ta chưa tu bỏ hết. Như vận mệnh, tiền đồ, và những lợi ích thiết thân của con cháu, cũng sẽ trở thành những chuyện dễ khiến những người tu luyện chúng ta để tâm. Thỏa hiệp ký tên “không luyện nữa”, bảo vệ tình thân cũng là bảo vệ lợi ích. Tình thân khó xả và lợi ích khó buông sẽ trở thành quan ải khó qua của người tu luyện. Cựu thế lực dụng tâm hiểm ác, chính là nắm chắc những nhân tâm chưa tu bỏ kia của chúng ta, cố ý an bài những thứ tà ác như thế, hòng mượn cớ cái gọi là “Xóa sổ” trong bức hại ấy mà hủy đi đệ tử Đại Pháp.

Theo tôi biết, những đồng tu địa phương chúng ta đã ký biên bản “không luyện nữa”, phần lớn đều biết bản thân mình đã làm sai. Dù ký tên là trái với lương tâm, cũng vô cùng hối hận, nhưng cũng đành bất lực bó tay, cảm thấy thật sự không còn cách nào nữa rồi. Có thật là hết cách rồi chăng? Đối với người tu luyện Đại Pháp mà nói, cùng đường bí lối không phải là tuyệt lộ, có đồng tu cũng trong ma nạn ấy mà bước qua được, con đường chính là ở trong Pháp.

3. Cùng đường bí lối không phải là tuyệt lộ

Trong một bài giao lưu thể hội tại Pháp hội Đại lục tên “Đứng trước ‘ranh giới’, minh tỏ Pháp lý, việc xấu biến thành việc tốt”, tác giả sau khi bước qua ma nạn “Xóa sổ” đã viết trong bài rằng:

“Tôi ngộ rằng, chúng ta thông qua nhiều năm học Pháp đều biết rằng, tu luyện Đại Pháp là tu luyện chủ nguyên thần. Tu luyện phó nguyên thần chính là trốn tránh khỏi xã hội người thường đi tu luyện, trong núi sâu, trong chùa, trong khi đả tọa thì chịu khổ, tiêu nghiệp, trừ bỏ chấp trước. Còn chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường đầy phức tạp, trong những dụ hoặc của lợi ích thiết thân, chọn lựa giữa mất và được, đã cấu thành nên chủ thể của việc tu luyện – đánh thẳng và khảo nghiệm trực tiếp nhất, gay gắt nhất vào phần bề mặt con người.”

“Một trong những nguyên nhân khiến tôi cảm thấy khốn khó, cảm thấy ‘trụ không nổi’ rồi, là do không hiểu rõ về hình thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp, chủ ý thức bị lợi ích hiện thực thiết thân mê hoặc, trói chặt, bị dụ hoặc, nếu buông bỏ hết thảy, cũng không khác gì buông bỏ sinh tử.”

“Tôi nghĩ, tôi đã lựa chọn tu luyện Đại Pháp, tôi chính là muốn làm theo yêu cầu của Đại Pháp. Khi trùng trùng lợi ích thiết thân liên quan đến sinh tồn của con người bị tổn thất, tôi nếu có thể minh bạch rõ ràng mà lựa chọn xem nhẹ, buông xuống, thì chính là đã lựa chọn buông bỏ phần con người, đi về phía Thần; giữa việc duy hộ Đại Pháp và bảo toàn không để lợi ích thiết thân cơ bản của con người bị tổn thất, tôi đã lựa chọn duy hộ Đại Pháp, chính là viên dung điều mà Sư phụ muốn, làm những việc xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp.”

Vị đồng tu này đã từ trong Pháp mà minh bạch mình nên đối đãi thế nào với can nhiễu về lợi ích, bà đối đãi lý tính mà với cái tình, chính niệm thoát khỏi sự ràng buộc của tình như thế nào?

Vị đồng tu này 75 tuổi, trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì sức khỏe không cho phép, không thể đảm nhận công việc giáo sư, nên đã chuyển sang làm kế toán cho trường. Trong quấy rối “xóa sổ”, bà cũng từng bị giằng xé vô cùng gian nan trong cái lưới tình thân ấy.

Tháng 2 năm 2021, Tết Âm lịch vừa qua, một nhóm 7, 8 người tự xưng là người của văn phòng hành chính phường, khu phố, thủ trưởng, cảnh sát khu vực đến gõ cửa, nói là đên “thăm hỏi”. Sau khi hỏi han mấy câu thì vào ngay chủ đề chính: ký một chữ bảo đảm ‘không luyện nữa’. Vị đồng tu này cự tuyệt không ký tên, mà còn đem những biến hóa về thân tâm mình giảng chân tướng một cách đường đường chính chính. Nhân viên tà đảng Trung Cộng thấy bà lão không chịu nghe theo, liền tăng cường áp lực tình thân. Chồng của đồng tu bị bức ép phải phối hợp, mở cửa cho họ, giúp họ thuyết phục bà; hai người con gái cũng bị coi là đối tượng bức hại, bị gọi lên nói chuyện, tẩy não, gây áp lực, dọa những thứ như “Nếu mẹ cô mà không viết ‘tam thư’, hoặc không ký tên vào ‘tam thư’, thì các con cô không qua được thẩm tra chính trị, lên đại học, tìm việc làm đều sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ các cô còn phải đến ‘lớp học tập’”.

Con gái lớn của đồng tu này lại là cán bộ phường của huyện lân cận, là người trong chính quyền, càng là đối tượng bị tà đảng Trung Cộng nắm trong lòng bàn tay. Tuần nào họ cũng đến nhà quấy nhiễu, đều bức ép cô dẫn đường, mở cửa, đích thân ép mẹ ruột mình ký tên, khiến cô giữa biết bao cặp mắt đang nhìn mà biểu diễn đảng tính “diệt người thân”.

Vị đồng tu này nói, tà đảng dùng loại thủ đoạn này bức hại chúng ta, đối với một gia đình mà nói là rất tàn khốc. Cháu ngoại lớn của tôi, vừa hay đang chuẩn bị ứng thí sinh viên giỏi do tổ chức tỉnh tuyển dụng. Nếu thi đậu, sau khi tốt nghiệp sẽ là công chức chính phủ; cháu ngoại nhỏ của tôi, năm sau thi đại học. Con gái, cháu ngoại đều vô cùng đắc ý, vô cùng trông chờ tiền đồ sáng lạn trong tương lai. Vừa nghe sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình mình, tiền đồ của con cháu, bà liền cảm thấy như trời sập xuống vây.

Hai con gái của đồng tu cảm thấy áp lực cự đại. Con gái lớn hét lớn: “Mẹ ký tên đi! Chúng con hết cách rồi, chúng con thực sự cùng đường rồi!” Con gái nhỏ thì vừa khóc vừa kêu: “Mẹ chỉ vì bản thân mình viên mãn, chúng con đều thành vật hy sinh của mẹ, bố con cũng bị mẹ làm cho tức chết rồi, chỉ còn một mình mẹ. Mẹ thật ích kỉ!” Những lời này, đều khiến người ta đau đớn đến tận xương tủy.

Chồng bà bị Trung Cộng quấy rối bức hại dày vò đến nỗi càng ngày càng trở nên lo lắng, cả ngày trong lòng bất an, không ngủ được. Ông nói: “Nếu bà làm ảnh hưởng đến tiền đồ của cháu ngoại, bà sẽ hối hận cả đời.” Vì để thoát khỏi những người đến quấy rối, mỗi ngày, cứ đến 2 giờ chiều, ông ấy đều ra ngoài, đến gần 6 giờ tối mới về nhà trong lòng đầy lo lắng.

Trong gia đình, đối diện với hiện thực tàn khốc rằng tiền đồ của con cháu “bị ảnh hưởng”, người thân kêu khóc, bản thân còn đứng trước hiểm cảnh có thể bị nhốt vào chốn lao tù. Vị đồng tu này không ngừng học Pháp, ngộ Pháp, giao lưu chia sẻ với đồng tu. Pháp lý ai có số mệnh của người nấy, Sư tôn đã giảng trong Pháp từ lâu cho chúng ta rồi.

Vị đồng tu này nói, sau khi ngày càng minh bạch Pháp lý, chính niệm của bản thân cũng càng ngày càng mạnh, ngữ khí nói chuyện cũng khác rồi. Bà nói: “Nếu trước đây khi những người đến quấy rối không ngừng dùng tiền đồ của con gái, cháu ngoại để uy hiếp, thì hiện tại tôi đã có thể thản đãng trả lời họ rằng: “Ai có mệnh người nấy”. Trong phút chốc tôi đứng ngay trong Pháp, “tiền đồ, vận mệnh” của người thường càng ngày càng không đủ sức can nhiễu đến tôi nữa, chiêu này của họ cũng coi như vô hiệu rồi.”

“Đối diện với những lời khóc lóc nỉ non của con gái, tôi liền nói với chúng: “Các con muốn bản thân và con cái mình có một tiền đồ tốt, thế thì chính là phải tin rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, thành tâm tôn kính Đại Pháp, thì sẽ đắc được phúc phận trong đời người, sẽ có một tương lai tốt đẹp. Nếu mẹ thuận theo các con, làm trái lòng mà ký tên rồi, mẹ chính là đã đẩy các con về phía đối lập với Đại Pháp, vĩnh viễn hủy đi sinh mệnh của các con. Nếu làm thế, mẹ có tội, các con cũng có tội, mẹ chẳng phải đã hại các con rồi sao?””

“Trong tâm tôi có Đại Pháp, đứng trên cơ điểm của Đại Pháp mà đối đãi sự việc, đối đãi với vận mệnh tiền đồ của con cháu, tấm lòng tôi trở nên rộng mở, tự nhiên không còn bị cái tình mẹ con dẫn động nữa. Dần dần, tôi đã bước ra khỏi sự trói buộc của tình thân.”

Trên đây không khó để nhìn ra rằng, vị đồng tu này chính là lý tính từ Pháp đối đãi cái tình, dùng chính niệm cường đại tiêu diệt sự trói buộc của tình, thoát khỏi lưới tình trói buộc.

Tháng 5 năm 2021, con gái của đồng tu này lại dẫn người đến nhà. Cán bộ phường mới đến đã nói: “Muốn thay đổi tín ngưỡng của một người thật không dễ dàng gì. Chúng tôi làm sự việc này cũng không dễ dàng gì, chúng tôi không muốn làm. Là bên trên ép xuống bên dưới, vẫn muốn đến kiểm tra, không qua quan này là không được. Chúng tôi cần kiếm sống, đây là công việc của chúng tôi, hết cách rồi, thật lòng mong bà hiểu cho.” Một trường đại chiến chính tà “xóa sổ” kéo dài suốt ba tháng – dưới sự bảo hộ từ bi của Sư tôn cùng sự chỉ dẫn của Đại Pháp – đã kết thúc khá viên mãn, sóng gió gia đình đã lắng xuống, hai cháu ngoại cũng được đi học, thăng cấp như bình thường.

4. Thiện chân chính

Có thể có người nghĩ, người tu luyện chẳng phải ở đâu cũng phải nghĩ cho người khác chăng? Vì nghĩ cho tiền đồ, vận mệnh của con cháu, trong chiến dịch “Xóa sổ” ký tên, ứng phó một chút, lại không phải thật lòng thế, có thể không tính là sai mà? Có nhân tố vì người khác, không phải cũng là thể hiện của “Thiện” sao? Đây là cái Thiện của người thường.

Sư phụ giảng:

“Nếu họ không phá hoại Pháp, họ cũng không tu luyện, vì sự viên mãn của chư vị thì họ sẽ có phúc báo, có [người] thậm chí có thể đến thế giới của chư vị làm chúng sinh trong thế giới của chư vị, cũng có thể tương lai đắc phúc báo ở tại thế [giới này]; đều là xét xem duyên phận thế nào. Vì chư vị là từ hoàn cảnh này mà tu luyện xuất lai, nên họ hàng và thậm chí tổ tiên cũng được lợi ích. Trái lại, những người bức hại đệ tử Đại Pháp, can nhiễu Chính Pháp, [thì] vì họ, nên tổ tông đều có tội và vì thế mà sẽ bị hạ địa ngục.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006], Giảng Pháp tại các nơi X)

Tôi ngộ rằng, cái Thiện của người tu luyện trong khi tu luyện là thăng hoa, là có biểu hiện càng cao hơn nữa, nội hàm thâm sâu hơn nữa. Người tu luyện đứng tại tiêu chuẩn càng cao hơn nữa của Chân-Thiện-Nhẫn mà xét, muốn con cháu đời sau thật sự có tương lai thật sự tốt, có phúc báo, thì chúng ta phải tu thành, đắc chính quả, công thành viên mãn. Thỏa hiệp “chuyển hóa” với tà ác, bề mặt thì thấy đang bảo toàn tiền đồ vận mệnh cho con cho cháu, là vì họ được tốt, là thiện ý nghĩ cho người khác, trên thực tế chính là hủy họ. Vì bạn không tu nữa, hoặc không tu thành, việc họ được phúc báo trong tương lai, phúc báo được tiến vào thế giới thiên quốc của bạn đã mất rồi.

Hơn nữa những người thân vì để thành tựu chúng ta cũng đã chịu không ít khổ, ví như họ cũng phải chịu bức hại liên lụy, sống trong lo lắng sợ hãi suốt hơn 20 năm, bị dày vò trong khủng bố trường kỳ. Nếu chúng ta thỏa hiệp với tà ác, bảo toàn lợi ích trước mắt, duy hộ tình thân, lại đẩy họ đứng về phía của tà ác, khiến họ trở thành cùng một nhóm người với những kẻ bức hại, đây không phải là thiện ý vì tốt cho họ, không phải là Thiện thực sự.

Còn nhớ cháu của một đồng tu cao tuổi sống ở một vùng núi hẻo lánh ở địa phương báo danh nhập ngũ, vừa đến liền nghe thấy trong nhà do có người tu luyện Pháp Luân Công nên không được báo danh, phải viết “chuyển hóa”, bảo chứng “không luyện nữa”, nếu không thì con cháu đều không được đăng ký nhập binh. Người cháu nghĩ bản thân nếu cố chấp muốn nhập ngũ, thì bố mẹ sẽ gây áp lực với bà mình. Anh kiên quyết trở về, nói với bà mình: “Bà ơi, cháu không làm khó bà, cháu không nhập ngũ nữa.” Người cháu này đã có một lựa chọn đúng đắn. Sau đó, anh đã đắc phúc báo, tìm được một công việc rất tốt.

Nếu tâm của các đệ tử Đại Pháp rất kiên định, bước thật chính, người nhà sẽ dễ dàng làm được tốt, họ sẽ dễ dàng qua được tốt cái quan này.

Có một đồng tu cao tuổi, con trai làm giáo viên cấp hai. Giám đốc văn phòng chính quyền thị trấn dẫn nhân viên chính quyền thị trấn đến văn phòng hiệu trưởng của trường học ấy triệu tập người con trai này. Giám đốc văn phòng chính quyền thị trấn trước mặt hiệu trưởng, thị uy với con trai của đồng tu này, la lớn: “Mẹ cậu mà không ký tên, sẽ giáng chức của cậu. Cậu cũng không được dạy nữa, về nhà trông nom mẹ cậu đi.” Người con trai về nhà trong lòng bốc hỏa muốn bố mình viết “tam thư”, rồi để mẹ mình chép lại một bản, nói rằng nếu không viết, anh sẽ bị trừ lương, giáng chức. Đồng tu nữ cao tuổi đã được thụ ích nhờ tu luyện Đại Pháp nên kiên quyết từ chối viết “tam thư”, cũng không cho chồng viết. Bà nói với con trai: “Con mà kêu bố con viết, thì con chính là đang hại bố con đấy! Con cũng không được thay mặt viết, thay mặt ký tên, cái thứ này ai cũng không được viết, chữ ký này ai cũng không được ký.” Lão đồng tu dùng thái độ kiên quyết, không bị lợi ích và tình thân dẫn động, con trai liền ổn định lại, không tiếp tục phối hợp với tà ác làm việc này nữa, cũng không bị sa thải (thất nghiệp).

Còn có một vị đồng tu cao tuổi, con trai đã được kiến chứng sự thần kỳ, tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, cũng biết rằng bức hại nhiều năm như vậy, cái tâm tu Đại Pháp của mẹ mình là không ai động đến được. Người của phòng bảo vệ nhà máy đến tìm anh ta, người tuyên truyền khu phố, tiểu khu, đồn cảnh sát muốn anh ta ép mẹ mình ký vào cái gọi là “tam thư”, con trai liền nói với nhân viên bảo vệ: “Mẹ tôi sau khi luyện Pháp Luân Công, sức khỏe thực sự đã tốt lên, thay tôi chăm sóc con gái đến tuổi trung học. Lẽ nào bắt tôi mắng chửi bà, đánh bà, ép bà không luyện nữa chữ? Người già luyện tập sức khỏe, chúng tôi không quản được.” Bức hại thăng cấp, mấy ngày sau, giám đốc Văn phòng huyện đích thân ra tay gây áp lực, bảo con trai của đồng tu: “Phải xóa sổ, cậu đi bảo mẹ cậu ký tên. Nếu cậu không đi làm, người trong thể chế đều sẽ bị ảnh hưởng, sẽ bị sa thải. Cậu có làm việc này không? Mấy ngày sau trả lời tôi. “Nhưng con trai của đồng tu nói: “10 năm, 20 năm rồi, các vị còn không “chuyển hóa” được bà ấy, mà còn bảo tôi đi “chuyển hóa” ư?” Cậu ấy không bị uy hiếp dẫn động, tà ác tự diệt.

Tôi ngộ rằng, nếu như nói, trước lợi ích thiết thân, dưới sự trói buộc của tình thân, khi bị bức hại, khi chịu nhận thống khổ, cuộc sống, tiền đồ tạm thời bị lâm vào cảnh khốn khó, chúng ta cần phải lý tính đối đãi, dùng Pháp để đo lường, không nên động tâm người thường, cái tình của người thường. Không được xem tất cả là việc xấu, bị cái tình dẫn động làm tinh thần không an, sứt đầu mẻ trán, thậm chí thất vọng. Con người đều có nguồn gốc, đều có Thần quản. Hoặc là họ sẽ trong chịu khổ tiêu nghiệp, trong cái khổ bị bức hại mà thể ngộ thế nào là Thiện, phân biệt rõ thế nào là ác, chính là sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Trên đây là một chút thiển ngộ của bản thân, có chỗ nào chưa thỏa, kính mong các đồng tu chỉ chính.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/9/474028.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/9/216963.html

Đăng ngày 28-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share