Bài viết của Tần Mộng Tô

[MINH HUỆ 08-04-2024]

Nói đến vấn đề này, đương nhiên rất nhiều người sẽ cho rằng đương nhiên không cần so sánh, đương nhiên là chế độ dân chủ tốt hơn rồi. Đúng thế, tại Trung Quốc đại lục và nhóm những người nói tiếng Trung tại hải ngoại, có rất nhiều người thậm chí đối với mấy chữ “văn hóa truyền thống” đều có một cảm giác bài xích và phản cảm rất rõ ràng, cho rằng “văn hóa truyền thống” đại biểu cho chế độ quân chủ, chế độ gia trưởng, độc tài, bất trung bất hiếu v.v… “cặn bã phong kiến”.

Điều muốn nói ở đây là, người tu luyện không quan tâm đến chính trị, thế nên ở đây không phải bàn về chính trị, mà chỉ muốn chỉ ra một tư tưởng sai lệch: chế độ quân chủ hay chế độ dân chủ, đều có điều kiện tiền đề, tiền đề này chính là đạo đức. Bỏ qua tiền đề về đạo đức này rồi đi thảo luận xem chế độ nào mới tốt thì thật ra cũng không có ý nghĩa gì.

Vì sao có thể nói như thế? Một người chủ gia đình có đạo đức cao thượng có thể dẫn dắt một gia đình hạnh phúc khỏe mạnh, sung túc phồn thịnh; ngược lại, một người chủ gia đình mà đạo đức bại hoại thì không những bản thân không được tốt, mà còn khiến người nhà phải gánh chịu hậu quả do đạo đức bại hoại của mình. Một quốc gia quân chủ cũng cùng cái lý ấy. Mà tiền đề của chế độ dân chủ là, tiêu chuẩn đạo đức phổ biến của dân chúng toàn quốc phải cao thượng, tức là về tinh thần, mọi người phải có tín ngưỡng vào Thần, tôn trọng hiến pháp, tôn trọng pháp luật, có ý thức công dân và có nhận thức về đạo đức xã hội cao, phù hợp điều kiện này thì quốc gia với chế độ dân chủ mới có thể phồn hoa sung túc, người với người mới tương trợ lẫn nhau, hòa thuận với nhau, không nhặt của rơi trên đường; ngược lại, nếu rừ trên xuống dưới dân chúng xuất hiện việc trượt dốc đạo đức, khi không thể dùng tiêu chuẩn cao để tự ước thúc bản thân thì những cực đoan và lỗ hổng của chế độ dân chủ sẽ xuất hiện khắp nơi, không đâu không có, thể diện quốc gia và nhân dân đều sẽ bị tổn thương và tước đoạt.

Mọi người đều nghe qua câu nói “không ai giàu ba đời”. Trong thực tế từ xưa đến nay, những ví dụ chứng minh cho điều nay đâu đâu cũng có. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do phẩm chất đạo đức không được truyền qua ba đời. Khi thế hệ con cháu trở nên bại hoại về đạo đức, thì gia đình này có thể tiếp tục thừa kế những phúc phận từ đức mà tổ tiên truyền lại chăng?

Chân-Thiện-Nhẫn chính là cao đức Đại Pháp được truyền ra để duy hộ đạo đức nhân loại. Trung cộng không ngừng dồn toàn lực đả kích, truy bắt nhóm người tu Chân-Thiện-Nhẫn suốt 25 năm qua, khiến tiêu chuẩn đạo đức xã hội Trung Quốc suy đồi đến mức bị những người minh bạch trên khắp thế giới coi thường, xã hội Trung Quốc liệu có thể tránh khỏi quy luật bị “báo ứng” này không?

Chế độ xã hội, thể chế quốc gia, phẩm hạnh của cá nhân, phải lấy đức làm gốc thì mới là chính đạo, là con đường tốt đẹp, lâu dài.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/8/474999.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/8/216945.html

Đăng ngày 29-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share