Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 06-04-2024] Ngày 2 tháng 4 năm 2024, Đường Nhất Quân, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bị điều tra kỷ luật vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Ông ta là Bộ trưởng Tư pháp thứ ba bị điều tra kỷ luật kể từ năm 2017, theo sau Ngô Ái Anh và Phó Chính Hoa. Ngô bị khai trừ khỏi ĐCSTQ vì tội tham nhũng và Phó bị kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ.
Ngô Thiệu Bình, một luật sư nhân quyền Trung Quốc, nhận xét rằng việc ba bộ trưởng tư pháp bị điều tra nghiêm trọng không chỉ cho thấy tình trạng tham nhũng tràn lan trong ĐCSTQ mà còn nêu bật việc ĐCSTQ không thể cai trị theo luật pháp.
Tháng 8 năm 2016, Đường được bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Sau đó, ông ta giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Chiết Giang và chủ tịch tỉnh Liêu Ninh từ năm 2017 đến năm 2020. Tháng 4 năm 2020, ông ta nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp cho đến khi bị ngã ngựa vào tháng 2 năm 2023. Chức vụ cuối cùng của ông ta là Chủ tịch Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tỉnh Giang Tây trước khi bị ngã ngựa.
Với mỗi vai trò, Đường đều tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công, khiến nhiều học viên bị bắt, bị kết án và tra tấn.
Xây dựng các hoạt động bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Công
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, trang web của Bộ Tư pháp đã đăng tải “Ý kiến về tăng cường xây dựng khu vực nông thôn theo pháp luật” do Ủy ban quản lý toàn diện đất nước theo pháp luật của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ ban hành. Ý kiến cho rằng cần phải trấn áp nghiêm khắc các tổ chức tà giáo ở nông thôn, một cái nhãn mà ĐCSTQ áp dụng sai lệch cho Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công không phải là một giáo phái, nhưng ĐCSTQ và Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), cũng như Bộ Tư pháp, đã viện dẫn quan điểm này để biện minh cho đợt đàn áp Pháp Luân Công mới của mình. Sau khi ý kiến được công bố, nó được chuyển đến các cơ quan tư pháp các cấp của ĐCSTQ, sau đó đưa ra nhiều biện pháp tương ứng để hợp tác thực hiện ý kiến. Mặc dù ý kiến này được đưa ra một tháng trước khi Đường trở thành Bộ trưởng Tư pháp nhưng nó đã được thực hiện trong nhiệm kỳ của Đường.
Vào ngày 24 tháng 8 năm 2021, Bộ Tư pháp đã công bố “Quy định chấm điểm và đánh giá tội phạm trong nhà tù” mới, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2021. Lần đầu tiên, quy định đánh giá mới sửa đổi đối với các tù nhân được phân loại là Pháp Luân Công như một giáo phái. Các quy định đã vu khống Pháp Luân Công ở mục 5 của Điều 23, phân loại bất kỳ ai tu luyện là “không đạt tiêu chuẩn đánh giá” và do đó cấp phép cho việc tăng cường bức hại các học viên bị giam giữ bất hợp pháp trong các nhà tù.
Đối với phạm nhân, quy chế chấm điểm, đánh giá sẽ quyết định mức án thực tế mà họ phải nhận. Bởi vì “sự chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công” gắn liền với điểm đánh giá và việc giảm án, nên đã có những trường hợp các tù nhân được khuyến khích hợp tác với cai ngục để bức hại các học viên Pháp Luân Công để đạt được mức án nhẹ hơn.
Sự tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong nhà tù
Trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc, các nhà tù được giám sát bởi Cục Quản lý Nhà tù, trực thuộc Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp cấp tỉnh.
Nhà tù là nơi quan trọng mà ĐCSTQ giam giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hầu hết các học viên bị kết án bất hợp pháp phải chịu đủ mọi hình thức ngược đãi về thể xác và tinh thần trong tù. Bộ Tư pháp và Cục Quản lý Nhà tù trực thuộc thường xuyên xúi giục các tù nhân tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong nhà tù.
Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2022, ít nhất 278 học viên đã chết do bị tra tấn trên khắp Trung Quốc. Hầu hết họ đều bị giam giữ, bức hại và tra tấn trong các nhà tù hoặc các cơ sở giam giữ khác. Trong số đó, 37 người bị tra tấn đến chết trong tù. Dưới đây là một số trường hợp tử vong như vậy.
1) Ông Lưu Hy Vĩnh là cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Vào tháng 2 năm 2017, ông bị kết án ba năm tù vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, ông bị đưa vào Nhà tù Đông Lăng ở thành phố Thẩm Dương. Vào ngày 8 tháng 4 năm 2021, thời hạn tù của ông đã hết, nhưng thay vì được thả ra, ông lại bị chuyển đến Trại tạm giam quận Cẩm Châu ở thành phố Đại Liên. Sau đó ông bị kết án thêm bốn năm tù, và vào ngày 28 tháng 9 năm 2021, ông bị đưa vào Nhà tù Đại Liên số 3. Vào ngày 9 tháng 12 năm 2021, ông được đưa đến Bệnh viện Trung ương Đại Liên do sức khỏe ngày càng xấu đi. Gia đình ông liên tục yêu cầu thả ông để chữa bệnh nhưng Nhà tù Đại Liên số 3 đã từ chối yêu cầu của họ. Ông qua đời vào ngày 29 tháng 12 năm 2021, thọ 81 tuổi.
2) Ông Lữ Quan Như là cư dân của thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2019, ông bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lô của Thành phố Đại Khánh kết án bảy năm tù. Ông đã tuyệt thực để phản đối và bị bức thực. Việc bức thực gây ra suy tim và xuất huyết dạ dày. Ông đã nhiều lần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Vào ngày 30 tháng 7 năm 2019, ông bị đưa thẳng từ bệnh viện đến Nhà tù Hồ Lan. Sau đó vào tháng 11 năm 2019, ông bị chuyển đến Nhà tù Thái Lai. Bất chấp sức khỏe của ông, Nhà tù Thái Lai vẫn tiếp tục tra tấn và giam ông trong một phòng giam nhỏ trong hơn một tháng. Ông bị xuất huyết tiểu não và chết trong tù vào ngày 4 tháng 4 năm 2021, thọ 69 tuổi.
3) Ông Doãn Quốc Chí làm việc cho Nông trại Bát Gia ở huyện Kiến Bình, tỉnh Liêu Ninh. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2019, ông bị cảnh sát từ Sở cảnh sát Bát Gian Phòng ở thành phố Lăng Nguyên và Sở cảnh sát trang trại Bát Gia ở huyện Kiến Bình bắt giữ. Ban đầu ông bị giam tại Nhà tù Cẩm Châu và sau đó bị chuyển đến Nhà tù số 1 Thẩm Dương, nơi ông chết do bị tra tấn vào ngày 22 tháng 5 năm 2022, ở tuổi 56.
4) Ông Công Phi Khải, người thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, trước khi nghỉ hưu ông từng là Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn Pháo phòng không Dự bị tỉnh Sơn Đông, với quân hàm đại tá. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2018, ông bị Tòa án quận Thị Bắc ở Thanh Đảo kết án bảy năm sáu tháng tù. Vào ngày 12 tháng 4 năm 2021, ông qua đời do bị tra tấn tại Nhà tù Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, thọ 66 tuổi. Đầu ông sưng tấy và tai chảy máu.
5) Ngày 26 tháng 2 năm 2021, bà Phó Quý Hoa ở thành phố Giao Hà, tỉnh Cát Lâm, bị Tòa án huyện Lê Thụ của tỉnh Cát Lâm kết án bảy năm rưỡi tù giam. Ngày 27 tháng 5 năm đó, bà bị đưa đến đội thứ tám của Nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm. Chưa đầy hai tháng sau, bà qua đời do bị tra tấn vào ngày 25 tháng 7 năm 2021, thọ 56 tuổi.
6) Ngày 7 tháng 9 năm 2016, bà Tô Vân Hà ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị công an Đồn công an Tam Khỏa Thụ ở quận Đạo Ngoại, thành phố Cáp Nhĩ Tân bắt giữ. Ngày 31 tháng 3 năm 2017, bà bị Tòa án quận Đạo Ngoại kết án 5 năm tù và bị đưa vào Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang, nơi bà bị tra tấn dã man. Hai ngày trước ngày trả tự do vào ngày 4 tháng 9 năm 2021, bà qua đời ở tuổi 67.
Thực hiện chính sách đàn áp ở tỉnh Liêu Ninh (tháng 1 năm 2018 – tháng 4 năm 2020)
Từ năm 2018 đến năm 2020, Đường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh, Tỉnh trưởng và Bí thư Ban Lãnh đạo Đảng Chính quyền tỉnh. Trong nhiệm kỳ của ông ta, các vụ đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh đã gia tăng đáng kể.
Theo Minghui.org, năm 2018, tổng cộng 663 học viên ở tỉnh Liêu Ninh đã phải chịu đựng sự bức hại ở nhiều mức độ khác nhau. Trong số đó, 23 người chết, 131 người bị kết án, 164 người bị bắt và 108 người bị sách nhiễu. Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019, tại tỉnh Liêu Ninh, 12 học viên đã chết vì bị bức hại, 91 người bị kết án và 445 người bị bắt, trong đó có một học viên 83 tuổi.
Bức hại các học viên Pháp Luân Công thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang
Trong nhiệm kỳ của Đường (tháng 4 năm 2010 – tháng 2 năm 2011) với tư cách là thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang, ít nhất chín học viên, bao gồm Ngu Vĩnh Nguyên, Lý Á Linh và Nhạc Tú Bình, đã bị bắt, hai người bị kết án tù, năm người bị giữ trong các trung tâm tẩy não. Bà Giang Tiểu Anh, người gốc thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, bị bắt tại thành phố Ninh Ba và bị giam giữ hơn ba tuần. Sau đó bà bị đưa đến Bệnh viện số 5 Cửu Giang (một bệnh viện tâm thần) và được điều trị như thể bà bị bệnh tâm thần.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/6/474942.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/16/216601.html
Đăng ngày 11-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.