Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-03-2023] Chu Hưng và Lai Tuấn Thần là tuần tra mật thời nhà Đường trong triều đại Võ Chu. Cả hai đều thích dùng cực hình tra khảo nạn nhân lúc thẩm vấn khiến nhiều người vô tội đã phải nhận tội và bị xử tử.

Sau này, có người tố cáo Chu có liên quan đến một vụ án, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên ra lệnh cho Lai điều tra. Lai mời Chu uống rượu và hỏi: “Đệ có một số phạm nhân rất xảo quyệt, dùng đủ cách tra tấn mà bọn họ vẫn không thú nhận. Huynh có cao kiến gì không?”

“Việc này dễ thôi,” Chu nói. “Tìm một cái chum lớn, hơ trên bếp than rồi bỏ phạm nhân vào. Không ai có thể chịu được đâu“.

Lai làm theo lời Chu chỉ dẫn rồi gọi Chu vào: “Hoàng hậu bảo đệ điều tra huynh. Bây giờ mời huynh bước vào cái chum”.

Hoảng sợ, Chu nhận tội. Trên đường đến nơi hành quyết, Chu đã bị kẻ thù giết chết.

Đây là một ví dụ điển hình của việc hại người hại mình. Thật không may, nhiều người vẫn chưa lưu tâm đến bài học này, chẳng hạn những người liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động vào tháng 7 năm 1999.

Mặc dù biết rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hoà giúp cải thiện thể chất lẫn tinh thần, nhiều người vẫn đi theo chính quyền cộng sản mà phân biệt đối xử và ngược đãi các học viên. Đặc biệt là trường hợp các cán bộ trong hệ thống tư pháp và thi hành luật. Viện cớ mệnh lệnh của cấp trên, họ tuỳ ý giam giữ và tra tấn các học viên để đạt được lợi ích chính trị cho họ, dẫn đến vô số bi kịch.

Tra tấn

Dầu mù tạt

Ông Trương Vịnh, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, bị bắt năm 2019 vì treo một tấm áp phích có thông tin Pháp Luân Công. Cảnh sát thường phục đã tra tấn ông trong căn phòng bí mật bằng 14 dụng cụ tra tấn trong “hộp dụng cụ đặc biệt“, kèm theo các dụng cụ treo người và một cái ghế cọp.

Họ còng tay ông Trương vào một cái ghế sắt, lấy băng keo dán miệng ông lại, và nhét hai điếu thuốc đang cháy vào hai lỗ mũi của ông.

Một viên cảnh sát nói: “Hôm nay tôi sẽ tra tấn ông đến chết. Cấp trên ra lệnh cho tôi rồi”. Hắn ta và những tên cảnh sát khác đã xịt dầu mù tạt lên mắt, mũi và mặt của ông Trương. Cơn đau quả là không thể nói thành lời.

“Không ai quan tâm đến cô“

Ngày 12 tháng 8 năm 2021, học viên Pháp Luân Công là cô Ôn Vũ Phi bị đưa đến nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang để thụ án hai năm. Cô từ chối từ bỏ đức tin và bị tra tấn. Tù nhân Lý Băng và Vương Phượng Xuân đã đánh đập, ngược đãi và cấu véo cô. Họ còn bắt cô ngồi im trên một cái ghế đẩu nhỏ không được nhúc nhích từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối khiến mông cô bị mưng mủ.

Tôn Lệ, trưởng Khu Tám, đã nhắm mắt làm ngơ trước cảnh tra tấn mà cô Ôn phải chịu đựng. Tù nhân Vương nói với cô Ôn: “Thấy chưa, lính canh có để ý đến cô đâu? Không ai quan tâm đến cô. Thực ra chúng tôi cũng không muốn làm vậy đâu. Cán bộ nhà tù bắt chúng tôi làm đó”.

“Đó là lệnh của Giám đốc Trại Lao động“

Ông Vu Xuân Hải, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, đã bị đánh, đá và dí đầu thuốc lá đang cháy vào người, cấm ngủ trong 24 giờ ở Trại cưỡng bức lao động Triêu Dương Câu.

Một lần nọ, tên nghiện ma tuý Hứa Huy đã đánh ông hàng chục lần bằng tấm ván dài 1m ngang 20cm, khiến mông ông bị bầm tím và chảy máu. “Là lính canh bảo chúng tôi làm”, Hứa nói. “Đó là lệnh của Giám đốc Trại Lao Động”. Do bị tra tấn, ông Vu đã qua đời vào ngày 10 tháng 3 năm 2007, ở tuổi 32.

“Bây giờ quyền lực của Đảng đang thay thế pháp luật để đàn áp Pháp Luân Công“

Ông Trương Xuân Thu, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam, bị bắt năm 2001 và kết án 8 năm tù. Một thẩm phán đã nói với ông: “Bây giờ quyền lực của Đảng đang thay thế pháp luật để đàn áp Pháp Luân Công. Chúng tôi chỉ có thể nghe theo và làm theo thủ tục. Chúng tôi không có sự chọn lựa nên anh không thể đổ lỗi cho tôi”.

Cư dân khoẻ mạnh bị giam trong bệnh viện tâm thần 11 năm

Cô Quách Mẫn, nhân viên của Cục thuế quốc gia, chi nhánh thị trấn Tẩy Mã, huyện Hy Thuỷ, tỉnh Hồ Bắc, bị phát hiện mang theo sách Pháp Luân Công tại nhà ga xe lửa Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang vào tháng 3 năm 2000. Vì điều này mà cô bị giam tại một bệnh viện tâm thần suốt 11 năm và bị ép uống thuốc huỷ hoại hệ thần kinh. Cô mất vào ngày 4 tháng 8 năm 2011, ở tuổi 38.

Suốt những năm đó, gia đình cô Quách đáng lẽ đã tìm cách đưa cô ra ngoài. Nhưng vì sợ bị liên lụy và bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của chính quyền nên họ đã từ chối đưa cô về nhà.

24 viên thuốc huỷ hoại thần kinh trong một ngày

Bà Lục Hồng Phong, nguyên phó hiệu trưởng kiêm giám đốc phụ trách giáo dục của một trường tiểu học ở thành phố Linh Vũ, tỉnh Ninh Hạ. Bà tận tuỵ với công việc và là nhân viên xuất sắc.

Trong hội nghị toàn quốc của chính quyền cộng sản vào tháng 3 năm 2000, Sở Giáo dục đã đình chỉ công tác và sa thải bà Lục vì bà đã ký một bức thư ngỏ gửi đến Đại hội nhân dân toàn quốc kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Thay vì bảo vệ bà thì chồng bà là Tần Ngọc Hoán, đã tập họp một nhóm người để bắt và đưa bà đến bệnh viện tâm thần Linh Vũ, nơi bà Lục bị trói vào giường và bị tiêm và bức thực một lượng lớn thuốc huỷ hoại thần kinh.

Theo lời một bác sĩ trong bệnh viện, một viên thuốc [huỷ hoại thần kinh] chứa một lượng thuốc nhất định được nhập khẩu từ Đức sẽ khiến một người hôn mê trong ba ngày. Bà Lục bị ép uống 24 viên thuốc như vậy trong một ngày, kéo dài hơn 50 ngày.

Lúc được thả ra, bà Lục đã bị rối loạn tâm thần và vô cùng yếu ớt. Ở nhà, chồng bà lại tiếp tục bức thực bà bằng thuốc và tra tấn bà tàn bạo. Bà qua đời sáu tháng sau đó, vào ngày 6 tháng 9 năm 2000, lúc 37 tuổi.

Ác hữu ác báo

Trong cuộc bức hại kinh hoàng được trình bày ở trên, trong khi những thủ phạm có thể thoát tội trong lúc này, quả báo đã giáng xuống nhiều kẻ hành ác trong đó. Đây là bài học đắt giá.

Đội trưởng Đội An ninh Nội địa Huyện Long Lâm, tỉnh Quảng Tây, qua đời vì COVID

Lý Thiệu Văn, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Long Lâm, tỉnh Quảng Tây, qua đời vì COVID vào ngày 4 tháng 1 năm 2023. Trong thời gian nhậm chức, ông ta đã tích cực thi hành mệnh lệnh của tỉnh Quảng Tây và thành phố Bách Sắc (nơi có thẩm quyền quản lý huyện Long Lâm) để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Khi các học viên cố gắng giảng chân tướng Pháp Luân Công và giải thích rằng tự do tín ngưỡng là quyền được Hiến pháp bảo vệ, Lý đã phớt lờ họ. “Nếu không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, các người sẽ phải hối hận. Tôi không tin chuyện nhân quả báo ứng – thật là vớ vẩn!” Ông ta chưa bao giờ ngừng bức hại các học viên. Một trong số đó có bà Trần Bồi Châu, bị khuyết tật, vẫn bị kết án tù bốn năm vào năm 2006.

Sau này, Lý bị ung thư vòm mũi họng, đau đớn khôn xiết. Mặc dù ông ta đã điều trị tại nhiều bệnh viện lớn nhưng không hiệu quả. Ông ta gầy yếu và vô cùng thống khổ, muốn nghỉ hưu nhưng không được cấp trên cho phép. Gần đây nhất, ông ta bị nhiễm COVID và qua đời.

Bị u não, phải ngồi xe lăn

Dương Liên Giang, Cục trưởng Cục An ninh nội địa ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh, bức hại các học viên Pháp Luân Công đã nhiều năm. Ông ta trực tiếp bắt giữ, giam cầm, và bỏ tù nhiều học viên ở quận Đại Hưng.

Nhiều học viên đã cố gắng nói với ông ta Pháp Luân Công là tốt và môn tu luyện không nên bị bức hại, nhưng ông ta không nghe. Gần đây Dương được chẩn đoán bị u não và không thể cử động nửa bên trái cơ thể. Ông ta phải ngồi xe lăn và cần đến hai người chăm sóc.

Cách đây không lâu, Dương tham dự cuộc họp tại Sở cảnh sát Đại Hưng thì không thể ngồi thẳng trên xe lăn được nữa và trượt xuống gầm bàn. Ông ta được đưa vào bệnh viện nhanh chóng. Tuy nhiên, Dương vẫn không ngừng bức hại Pháp Luân Công và bệnh u não của ông ta ngày càng trầm trọng.

Chính vì điều này mà Dương không dám gặp mặt ai nữa và từ chối mọi khách đến thăm. Dương cũng bảo những người quen không được tiết lộ thông tin về tình hình sức khỏe của ông ta.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/2/457213.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/31/207883.html

Đăng ngày 06-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share