Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-09-2023] [Ghi chú của Ban biên tập: “Trong cả hai nền văn hóa Tây Phương và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, nghĩa là một người phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho những hành động của họ, là được công nhận rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, Chân-Thiện-Nhẫn. Vũ trụ sẽ thưởng cho những hành động phù hợp với nguyên lý này, và những việc làm như đánh đập, tra tấn và giết người sẽ đem đến quả báo. Nói một cách khác, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Các bài viết như dưới đây có ý nghĩa nhắc nhở nguyên lý này cho những ai mà muốn làm ác.]

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, nó đã huy động toàn thể quốc gia tham dự vào cuộc vận động này. Ngoài những cảnh sát bắt bớ các học viên, những công tố viên và thẩm phán đã kết án tù các học viên, cũng như lính canh trại tạm giam và nhà tù đã tra tấn các học viên, thì quần chúng và các viên chức ủy ban khu dân cư cũng bị xúi giục theo dõi và trình báo các học viên.

Mặc dù nhiều người trong số đó khẳng định rằng họ không tin vào sự báo ứng khi làm việc xấu, đã có hơn 10.000 trường hợp bị báo ứng của hàng loạt viên chức chính quyền, cảnh sát hoặc thường dân đã được Minh Huệ Net thống kê kể từ lúc khởi đầu của cuộc bức hại. Một vài kẻ bức hại chết vì bệnh tật, số khác thì bị sét đánh chết, chết trong tai nạn xe ô tô, một số khác thì tự sát và còn có trường hợp bị sa thải hoặc kết án tù.

Bài viết này bao gồm các trường hợp của những người dân thường phải nhận quả báo vì tham gia vào cuộc bức hại.

Những trường hợp bị báo ứng ở tỉnh Tứ Xuyên

Hồ Phát Minh là đội trưởng đội sản xuất lương thực ở huyện Mễ Dịch, tỉnh Tứ Xuyên. Đội của ông thường nhận được khoảng 2.000 tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Ông ta luôn giao nộp số tài liệu này cho chính quyền thị xã, vậy nên lần nào số tài liệu ấy cũng bị tiêu hủy.

Sau đó một năm, Hồ bị phát hiện ung thư gan và nhanh chóng qua đời. Không lâu sau cái chết của ông ta, cha ông ta, vợ và con trai ông ta cũng lần lượt qua đời, chỉ mỗi cháu nội của ông ta là còn sống.

Cố Hưng Cát, một cư dân ngoài 60 tuổi sinh sống ở thị trấn Quải Bảng, huyện Mễ Dịch, đã trình báo một học viên Pháp Luân Công vì nói chuyện với người dân về cuộc bức hại trên đường phố. Cảnh sát đã xuất hiện và bắt giữ học viên ấy. Ba tháng sau, Cố bị phát hiện mắc bệnh ung thư và chết không lâu sau đó.

Trường hợp bị báo ứng ở tỉnh Liêu Ninh

Đông Nhạn Tuyết là một kế toán trưởng, sinh sống ở thôn Bái Gia, quận Cẩm Châu, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 21 tháng 1 năm 2001, khi đang đi tuần tra trong thôn làng, anh ta phát hiện ra một số tấm biểu ngữ của Pháp Luân Công được treo trên bức tường bên ngoài tòa nhà văn phòng ủy ban thôn. Ngay khi nhìn thấy một học viên Pháp Luân Công đang phát tài liệu chân tướng, anh ta liền gọi cảnh sát để trình báo học viên ấy. Khi các học viên khác cố gắng thuyết phục anh ta không tham gia vào cuộc bức hại, Đông đã nhiều lần nói rằng: “Tại sao tôi không nhận được quả báo kia chứ?” Một ngày mùa thu năm 2003, Đông đột nhiên cảm thấy không khỏe. Anh ta đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Anh ta đã qua đời 70 ngày sau đó.

Những trường hợp bị báo ứng ở tỉnh Quý Châu

Mùa hè năm 2022, ba cư dân sinh sống trong một khu dân cư thuộc thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu bị phát hiện mắc bệnh ung thư. Cả ba người đều làm việc cho ủy ban khu dân cư và từng tham gia vào cuộc bức hại.

Bao Quang Tinh (ngoài 70 tuổi) bị phát hiện mắc bệnh ung thư ruột và phải làm hóa trị. Vào thời mà bà ta còn là đội trưởng ủy ban khu dân cư, bà ta đã đến Trung tâm Tẩy não Lạn Nê Câu để tẩy não các học viên thuộc khu vực của mình đang bị giam ở đó và lừa họ viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Bà ta còn ép buộc một nữ học viên cao tuổi giao nộp các sách Pháp Luân Công của mình bằng cách đe dọa lục soát nhà của bà ấy. Nữ học viên này đã vô cùng đau khổ bởi sự việc ấy.

Phạm Thành Chương (ngoài 70 tuổi) cũng là một đội trưởng ủy ban khu dân cư, đã mắc bệnh ung thư phổi. Trong khi còn tại chức, ông ta đã phối hợp với các viên chức cộng đồng để giám sát đời sống hàng ngày của những học viên Pháp Luân Công sinh sống trong khu vực ấy.

Người thứ ba tên là Thường Tín. Trong suốt chiến dịch Xóa sổ, ông ta thường gọi đến điện thoại di động của các học viên để sách nhiễu họ. Ông ta dẫn cảnh sát đến đột nhập vào nhà của họ và đôi khi dùng thủ đoạn hăm dọa và lừa lọc để cố gắng khiến các học viên ký vào bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngoài ra, Thường còn cố gắng gây ra sự bất hòa giữa các học viên và thân nhân trong gia đình của họ, bao gồm việc khiến con cái của các học viên chống đối cha mẹ bằng cách gây sức ép cho đơn vị công tác sa thải họ. Thường đã chết vì ung thư vào tháng 8 năm 2022 ở độ tuổi 61.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/18/465439.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/22/211447.html

Đăng ngày 14-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share