Bài viết của của một đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 06-11-2023] Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi hiện đang sống ở hải ngoại. Tôi đắc Pháp năm 2011, từ năm 2015 tôi sinh sống ở nước ngoài. Dưới đây tôi xin chia sẻ một chút về thể hội tu luyện trong khi tham gia công tác điều phối cùng các đệ tử trẻ tại hải ngoại.

Năm 2019, tôi chuyển tới thành phố hiện đang sinh sống. Nhờ nhân duyên tôi quen biết rất nhiều đồng tu trong các hạng mục khác nhau, trong đó có không ít các đồng tu thanh thiếu niên tại địa phương. Các đồng tu này độ tuổi khoảng từ mười mấy đến hơn 30 tuổi, có người còn đang đi học, có người vừa mới đi làm, có người công tác trong người thường, cũng có người làm toàn thời gian trong hạng mục truyền thông. Ban đầu tại địa phương không có người điều phối chuyên trách cho các đồng tu trẻ, về sau lần lượt xuất hiện mấy đồng tu trẻ có năng lực, nhiệt tình đóng góp công sức. Mọi người liền tự nhiên hình thành một tổ điều phối, trách nhiệm chủ yếu là phụ trách các hoạt động hồng Pháp, giảng chân tướng tại các trường đại học, tổ chức học Pháp và giao lưu định kỳ cho các đệ tử Đại Pháp thanh thiếu niên; lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoài trời cho các đệ tử thanh thiếu niên; giới thiệu các đệ tử trẻ tiến vào các hạng mục khác, v.v. Người phụ trách Phật học hội đã hỏi tôi có đồng ý nhận trách nhiệm hỗ trợ điều phối không.

Ban đầu tôi không thực sự tình nguyện đảm nhận thêm trách nhiệm này. Tôi cảm thấy trạng thái tu luyện của bản thân còn chưa ổn định, làm sao có thể điều phối người khác? Vả lại tôi cho rằng bản thân trước đây rất dễ chấp trước vào tình, tiếp xúc nhiều với các đồng tu cùng trang lứa, nhất là các đồng tu khác giới lại càng dễ nảy sinh tình cảm, không tốt cho tu luyện của bản thân. Tôi không nghĩ đến đây cũng là cơ hội đề cao. Mãi tới một ngày, tôi nhớ tới bài chia sẻ của một đồng tu từ Đại Lục: Vị đồng tu này phụ trách điểm in ấn tài liệu. Cô ấy nói trước khi bắt đầu làm hạng mục, có một lần cô ấy nhìn thấy Sư phụ diễn hoá ra một đoá hoa sen nở rộ, bảo cô ngồi lên đó. Cô ấy ngộ ra đây là Sư phụ điểm hoá bảo cô phụ trách hạng mục này, gánh vác trách nhiệm này.

Từ đó về sau, tôi ý thức được một số sự việc tưởng như đến một cách ngẫu nhiên, kỳ thực là nhân duyên rất sâu xa; chúng ta nên trân quý cơ duyên, cố gắng hết sức để viên dung tốt cho hạng mục.

Trong quá trình tham gia công tác điều phối, tôi cũng đã tìm ra rất nhiều nhân tâm, gồm có:

1. Cái tình của người thường

Với tôi mà nói, cái khó nhất trong công việc điều phối này có lẽ nằm ở chỗ làm sao kiểm soát‌ chính niệm và cái tình của con người. Do tính đặc thù của nhóm các đệ tử thanh thiếu niên, nhiều lúc khó tránh phải dùng một chút phương thức người thường để tổ chức hoạt động cũng như chia sẻ cá nhân, để các đồng tu thanh thiếu niên cảm nhận được sự quan tâm ấm áp trong mọi người (thực tế tôi biết trước kia có một số tiểu đệ tử tại địa phương trong lúc vượt quan không cảm nhận được sự quan tâm săn sóc đến từ các đồng tu khác mà đã buông bỏ tu luyện, hoặc đã chuyển niềm tin sang một tôn giáo khác); nhưng đồng thời tôi cũng không muốn bị tình cảm con người, tình bạn bè, tình đồng tu dẫn động. Tôi thường cảm thấy bản thân chưa làm được tốt, đều đang dùng tình cảm con người để xây dựng mối quan hệ với các học viên khác. Sau này khi chia sẻ cùng một đồng tu lâu năm làm công tác điều phối, chị ấy nói vấn đề chính là phải biết cân bằng và giữ vững bản thân.

Tôi cũng nhớ trong Pháp Sư phụ đã giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp là [lấy] lý tính để đối đãi cái ‘tình’, [chứ] không bị nó ảnh hưởng thì là không thể nào. Chư vị chỉ là [dùng] lý tính đối đãi nó. Chỉ có phía chư vị tu xong thì mới thoát khỏi ‘tình’. Vậy dùng ‘lý tính’ đối đãi nó, làm đệ tử Đại Pháp mà giảng, đó chính là cần xem lý tính chư vị mạnh hay không. Đây chính là ‘chính niệm’ mà chúng ta [vẫn] giảng. Đây chính là điều chúng ta [muốn] giảng, cơ sở tu luyện của chư vị vững chắc hay không, chính là điều này. Hết thảy [mọi thứ] chư vị đều có thể lý tính như thế đối đãi nó, thì quả thực rất xuất sắc.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Tôi ngộ ra pháp môn này của chúng ta là tu trong người thường, mấu chốt không phải ở chỗ cách ly về mặt vật lý mà phải giữ vững tâm tính.

2. Tâm sắc dục, tâm thể diện

Một khó khăn khác trong công tác điều phối là phải thường xuyên tiếp xúc với các đồng tu khác giới cùng trang lứa. Làm sao để giữ vững Thánh duyên cùng đồng tu mà không phát sinh các chủng vật chất tư tình, sắc dục v.v., đây lại là một khảo nghiệm khác. Tôi từng cảm thấy bản thân trong khi nhiều lần tiếp xúc với đồng tu khác giới hoặc cùng ở riêng trong thời gian khá lâu dễ sản sinh ra chủng vật chất “tình“. Ngoài việc mỗi ngày đảm bảo thời gian học Pháp, luyện công, phát chính niệm, thì tôi không nghe hay xem bất cứ bài hát, kịch truyền hình, phim điện ảnh, tiểu thuyết của người thường, còn phải đặc biệt chú ý thanh trừ những vật chất và quan niệm sắc dục, vật chất bại hoại tích lại do việc xem phim ảnh và tiểu thuyết trước kia. Cần cảnh giác với mỗi từng niệm xuất ra, phân biệt rõ đó có phải là chân ngã không, dần dần buông bỏ phía bề mặt con người này, thật sự “Thời thời tu tâm tính” (Chân Tu – Hồng Ngâm).

Ở một phương diện khác, đôi khi vì yêu cầu của công việc hoặc hạng mục, cần chủ động liên hệ với một đồng tu nào đó, trong đó có cả các đồng tu nam, mà lúc đó bản thân xuất phát từ tư tâm nên không muốn tìm đồng tu đó nói chuyện. Tôi cũng cần tu bỏ tâm sĩ diện không tốt. Các sự việc trong công tác và hạng mục cần liên hệ thì liên hệ, thời gian khác thì không nên vì lý do cá nhân mà làm phiền đồng tu, giảm bớt những trò chuyện cá nhân không cần thiết, quý trọng thời gian của đồng tu.

3. Tâm phân biệt đối xử

Trong một số sự việc cụ thể, tôi còn cần chú ý không có tâm phân biệt trong hành xử dựa theo mối quan hệ thân thiết hay không thân thiết với đồng tu.

4. Tâm oán hận, tâm tật đố

Đôi lúc giới thiệu các đồng tu trẻ tuổi cho hạng mục giảng chân tướng, người được chọn không phù hợp lắm với vị trí, sẽ có rất nhiều phương diện không như ý, cũng có thể nảy sinh mâu thuẫn. Lúc này tôi thường bị kẹt trong vai trò trung gian giữa người phụ trách hạng mục và đồng tu, có thể sinh tâm oán hận. Việc điều phối hoạt động giảng chân tướng của một số nhóm đệ tử Đại Pháp tại các trường đại học ở địa phương, một số nhóm không có người phụ trách, tôi phải cố gắng gánh vác. Có lúc trong lòng tôi phàn nàn về các đồng tu đang làm việc và học tập tại đây, cho rằng những sự việc ngay tại địa bàn của họ họ cũng không tự mình làm tốt, đồng tu trong cùng một trường học cũng không nhận ra nhau. Tôi không thông cảm với công tác và việc học bận rộn của họ, họ phải cân bằng và xử lý thỏa đáng trong tổ chức đoàn thể, lãnh đạo trường học và quan hệ đồng nghiệp, cũng có thể còn có tham gia các hạng mục khác v.v.

Tôi cùng một đồng tu làm truyền thông khác vốn có cùng sở thích và chuyên ngành, giao lưu nhiều nên thân thiết, nhưng vì tâm chấp trước của bản thân không bỏ, tôi luôn cảm thấy đây là mối quan hệ một chiều, bản thân lắng nghe và giúp đỡ người kia nhiều hơn, đối phương cũng không biết ơn và cảm thông cho khó khăn của tôi, vì vậy nảy sinh chủng vật chất oán hận, tạo thành gián cách với đồng tu. Cũng có lúc tôi cảm thấy bản thân luôn chú ý quan tâm tới các đồng tu trẻ tuổi khác, hỏi thăm tình hình học tập, công tác và cuộc sống của họ, nhưng có rất ít người quan tâm tới tôi, từ đó sinh ra tâm bất bình và tật đố.

Tôi dần dần phát hiện các tâm oán hận, tật đố, tranh đấu và bất bình thường đi cùng nhau, có quan hệ tương hỗ, suy cho cùng là những sinh mệnh của cựu vũ trụ vì tư tâm của chính mình. Muốn trừ bỏ cần trừ bỏ sạch sẽ toàn bộ những tâm này; chỉ cần sót lại một tâm, các tâm khác theo đó sẽ khởi lên. Cũng không nên cảm thấy người khác tu tốt hơn mình liền coi đồng tu như là Thần. Mỗi đồng tu đều đang ở trong quan nạn, nghiệp lực của bản thân mà tu luyện và cứu người, đều không dễ dàng. Đặt quá nhiều áp lực hoặc kỳ vọng vào một đồng tu, sẽ có lúc người ấy chịu không nổi. Quá Thần thánh hoá hoặc dựa dẫm vào một đồng tu sẽ mang đến khó nạn cho vị ấy.

5. Tâm danh lợi, tâm hiển thị

Sau một thời gian, tôi dần trở nên quen thân với các đồng tu địa phương. Khi ngày càng có nhiều đồng tu bắt đầu khen ngợi tôi, nói tôi là người điều phối, là “chuyên gia giao tiếp xã hội” trong các đồng tu, tôi đặc biệt cần phải chú ý giữ vững bản thân không để tâm danh lợi, tâm tham công tiếc việc lợi dụng.

Thực ra lúc nhỏ tôi có tính cách hướng nội, không giỏi việc giao tiếp, càng không có mong ước trở thành một “chuyên gia giao tiếp xã hội“ gì đó. Chỉ là tôi đắc Pháp khi tuổi còn nhỏ, có nhiệt huyết và giàu tình cảm; Sư phụ liền mượn những chấp trước trong người thường của tôi để tôi sử dụng trong quá trình tu luyện bản thân và hỗ trợ người khác. Có đồng tu nói tôi có một loại năng lực khiến người khác tình nguyện muốn mở lòng chia sẻ cùng tôi. Tôi biết đều là Sư phụ cấp cho tôi.

Vài tuần trước khi viết bài chia sẻ này, giữa tôi và một đồng tu trong nhóm điều phối các đệ tử Đại Pháp thanh thiếu niên đã xuất hiện quan tâm tính. Lúc đó tôi đang bận rộn với hạng mục truyền thông cùng các việc khác, tôi không có thời gian lên kế hoạch cho các hoạt động của đệ tử thanh thiếu niên. Trong tâm tôi nghĩ: Ban đầu thành lập nhóm giao lưu đệ tử Đại Pháp thanh thiếu niên địa phương là để điều phối hoạt động giảng chân tướng tại các trường đại học, mục đích là giảng chân tướng cứu người chứ không phải cách mấy ngày lại tổ chức ăn uống vui chơi trong nội bộ; Hiện nay việc cứu người gấp gáp như vậy, các đồng tu tinh tấn đều đang bận không rời ra được, chúng tôi còn phải thường xuyên tổ chức các hoạt động sôi nổi hướng tới những người không tu luyện và học viên mới. Một đồng tu điều phối khác đã chỉ trích tôi tham gia quá nhiều hạng mục, giống như “gấu bẻ bắp ngô” trong Pháp mà Sư phụ giảng (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010). Tôi giải thích rằng những hạng mục tôi đang làm hoặc là công việc hoặc được sắp xếp, không phải tôi cố ý né tránh không làm, nhưng những việc này quan trọng hơn so với tổ chức cho một nhóm người ra ngoài đi chơi. Thậm chí có lần tôi đã rời khỏi nhóm điều phối.

Về sau đồng tu chia sẻ với tôi: Việc giảng chân tướng hướng tới người ngoài là quan trọng, việc hình thành chỉnh thể trong nội bộ các đồng tu thanh thiếu niên cũng quan trọng. Bản thân tôi sau khi tham gia hoạt động, tôi đã chứng kiến có đồng tu trẻ tuổi phải chịu nhận bức hại từ khi còn nhỏ mất đi người thân đã tìm thấy sự thân thuộc trong nhóm; có những tiểu đệ tử Đại Pháp đang trưởng thành tìm được những người bạn đồng trang lứa; có học viên mới đắc Pháp, gồm cả người nhà đồng tu ở nơi đây đã hiểu rõ hơn về người tu luyện; có các đồng tu làm việc toàn thời gian trong lĩnh vực truyền thông đến kết giao; có các đồng tu mới ra hải ngoại mượn cơ hội để làm quen với các đồng tu khác, thúc đẩy cơ hội hợp tác trong các hạng mục và công việc; cũng có những đệ tử trẻ tuổi độc tu trong thời gian dài, vượt quan không được, nên mượn cơ hội này để lại bước ra, tham gia vào tập thể. Một đồng tu nhỏ tuổi có bố bị bức hại qua đời đã chia sẻ sau buổi sinh hoạt: “Các bạn là gia đình thứ hai của tôi.” Tôi thể ngộ được: Đồng tu nào có nhiệt huyết làm chút sự việc cụ thể nào đó, có thể là do quan hệ nhân duyên từ trước của người ấy. Khích lệ đồng tu đi làm, gắng sức viên dung, phối hợp tốt, không nên phủ định lẫn nhau. Qua đây tôi cũng cảm ơn các đồng tu khác trong nhóm điều phối các đệ tử Đại Pháp thanh thiếu niên đã bỏ thời gian lên kế hoạch, tổ chức hoạt động, hỗ trợ mọi người hình thành chỉnh thể.

Mấy năm nay trong khi tiếp xúc với các đệ tử trẻ tuổi, tôi nhìn thấy quả thực như những gì Sư phụ giảng:

“sẽ không ngừng có người mới, người có năng lực tới gia nhập” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009])

Có không ít các đồng tu trẻ mới đắc Pháp một, hai năm cũng đã bắt đầu tham gia hạng mục giảng chân tướng và đảm nhận công tác điều phối. Tố chất tu luyện trong họ đôi khi cũng khiến người tu mười mấy năm như tôi cảm thấy hổ thẹn, lại càng cảm nhận được giai đoạn Chính Pháp quá độ sang Pháp Chính Nhân Gian và sự gấp gáp của thời gian. Trước khi tham gia công tác, tôi không hiểu được những khó khăn của đồng tu điều phối trong các hạng mục, nhóm lớn, nhóm nhỏ, tôi coi những phó xuất của họ là đương nhiên. Là một đồng tu trẻ tuổi, tôi cũng thường cảm thấy bản thân không có hiểu biết về những năm đầu của cuộc bức hại, công việc toàn thời gian mỗi ngày của các đồng tu lâu năm, họ vừa chăm sóc gia đình vừa làm tốt ba việc, những khó khăn khi thành lập môi trường truyền thông.

Sư phụ trước đây đã giảng về tính quan trọng của việc điều phối:

“chư vị là người phụ trách thì cần đưa các học viên vùng sở tại hợp lại cùng nhau, thay Sư phụ mà đưa họ hội tụ lại, khiến họ có thể tiến lên trong tu luyện, giúp Sư phụ dẫn dắt họ cho thật tốt. Đó chính là trách nhiệm của chư vị khi làm người phụ trách địa phương” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)

Trong những năm gần đây, Sư phụ cũng giảng:

”[Từ sau] khi tôi xuất sinh, rất nhiều chư Thần đều xuống theo. Từ lúc đó thì năm nào cũng có, Thần vẫn luôn hạ xuống. Đợi tới khi tôi truyền Pháp, những vị Thần đó cũng là đến đây như hoa tuyết rơi. Chính là nhiều như thế. Tôi tính tuổi [của họ], từ khi tôi truyền Pháp cho tới nay, vậy là những người trẻ khoảng 25 tuổi, quả thực còn có rất nhiều người chưa hề được cứu, đều là chư Thần tới, họ hạ xuống mặt đất, tản ra các nơi toàn thế giới“ (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Có thể thấy được tầm quan trọng của việc phụ trách các đồng tu thanh thiếu niên. Sau này bản thân tôi cần làm tốt hơn, khích lệ thêm nhiều đồng tu trẻ tuổi tinh tấn thực tu, hỗ trợ họ tham gia vào các hạng mục, đóng góp lực lượng lớn hơn cho việc cứu độ chúng sinh.

Trên đây là một chút thể ngộ của bản thân trong thời gian gần đây, có điểm nào không ở trong Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ ra.

Hợp thập.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/6/467920.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/13/213318.html

Đăng ngày 25-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share