Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 27-12-2023] Đệ tử Đại Pháp chúng ta trong công tác, trong sinh hoạt, trong quan hệ xã giao, có thể gặp thật đủ kiểu người muôn hình muôn vẻ, khó tránh sinh ra mâu thuẫn, có cảm xúc phụ diện. Khi chúng ta thấy một số người thường (như người từng bức hại Đại Pháp, người nhiều lần không nghe giảng chân tướng, người tùy ý vứt bỏ tài liệu chân tướng, v.v.) mà sinh ra sợ hãi, bực dọc, phiền chán, oán hận, chúng ta đã nghĩ đến cảm thụ của Sư phụ chưa? Sư phụ cũng vì người thường mà chịu đựng rất nhiều, nên người thường mới có cơ hội vẫn được sống trên thế gian. Sống để làm gì? Chẳng phải để đợi đắc cứu sao?! Vậy những loại cảm xúc bất hảo của chúng ta có ảnh hưởng đến sự đắc cứu của chúng sinh không?

Tôi có thể hiểu được khi đồng tu vượt quan trong tu luyện là không dễ dàng, nhưng tôi lại nghĩ, người thường đều nói sống phải tích cực một chút, đệ tử Đại Pháp chúng ta càng phải nên trang bị tâm thái và năng lực giải quyết vấn đề, như “binh tới liền chặn, nước tới đắp đê” vậy? Mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đều vô cùng cảm ân Sư phụ, nhưng Sư phụ muốn thấy hành động thực tế của chúng ta, nếu niệm đầu tư tưởng của chúng ta thường là oán hận, sợ hãi, vậy chúng ta hãy nghĩ đến những phó xuất của Sư phụ thì những niệm đầu phụ diện sẽ tiêu dần, một mạch cho đến khi hoàn toàn không còn nữa.

Hơn nữa nhân tố tu luyện của đệ tử Đại Pháp chúng ta cũng có thể quan hệ nhân quả với đời trước, nên mới xuất hiện mâu thuẫn. Cần đối diện với nó, nhìn thẳng vào nó, và giải quyết nó, như vậy sẽ có thể được Sư phụ điểm hóa, được Đại Pháp gia trì, và tăng cường chính niệm. Tôi dường như cũng hiểu ra một tầng hàm nghĩa vì sao Sư phụ bảo chúng ta không ngừng học Pháp, học thuộc Pháp.

Sư phụ từng giảng:

“Chỉ riêng về tình trạng xuất hiện bản thân mâu thuẫn ấy, cũng là khác với mâu thuẫn trong xã hội người thường. Đệ tử Đại Pháp là vì tu luyện nên mới xuất hiện mâu thuẫn, là vì chứng thực Pháp nên mới xuất hiện mâu thuẫn. Đành rằng phía bên này có mang theo ‘nhân tâm’, mang theo tâm hiển thị, mang theo chấp trước cá nhân, mang theo nhân tố con người mong muốn chứng thực bản thân mình, nhưng họ biết rằng, hễ phát hiện ra [thiếu sót], họ sẽ sửa. Điều ấy khác hẳn với người thường. Do vậy trong đệ tử Đại Pháp sẽ có mâu thuẫn, nhưng chủng loại mâu thuẫn ấy là có tác dụng khác, chính là mỗi khi xuất [hiện] mâu thuẫn ấy, liền sẽ động chạm đến người khác; nhưng người khác sẽ phát hiện ra, sẽ khiến mâu thuẫn ấy nổi cộm hơn lên, khiến cho người tu luyện tự họ chú ý thấy. Trong mâu thuẫn đó, chỉ cần hướng nội mà tìm là có thể phát hiện chỗ thiếu sót của bản thân mình. [Nếu] mâu thuẫn không phơi bày lộ ra, không có cái mâu thuẫn đó xuất hiện, [thì] chư vị không phát hiện được chấp trước của chư vị, không thấy được chấp trước của chư vị. [Nếu] hết thảy đều êm ả, [thì] có thể tu không?” (Giảng Pháp tại các nơi VII, Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006])

Gặp mâu thuẫn thì đối chiếu với Pháp của Sư phụ, tôi vẫn làm thế này: đầu tiên hướng nội tìm: “Tôi vừa oán hận sao? Không đúng, không phải tôi oán hận, vậy là ai? Là giả ngã? Đúng rồi, là cái giả ngã. Tôi không cần nó, không cần nó, không cần nó. Xem ra nó vẫn ở đó, vậy thì giải thể nó? Đúng rồi, giải thể nó. Hình như chưa giải thể nó triệt để? Vậy thì giải thế nó thành khí nguyên thủy để đệ tử Đại Pháp dùng! Không thừa nhận bất cứ an bài nào của cựu thế lực, không cho tà ác thao khống người thường đến khuấy động tâm tình của chúng ta, không làm lỡ cơ hội đắc cứu của chúng sinh.

Trước đây nói phải cứu độ chúng sinh thì ý nghĩ khởi điểm của tôi là tôi muốn viên mãn; còn hiện giờ nói phải cứu độ chúng sinh thì ý nghĩ khởi điểm của tôi là không thể để Sư phụ phải phó xuất một cách vô ích, chỉ mong Sư tôn cười.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/27/469638.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/15/215869.html

Đăng ngày 19-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share