Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-08-2023] Từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp để xác định lời nói và hành động của mình, thay đổi hoàn toàn lối suy nghĩ ích kỷ, coi mình là trung tâm trước đây.

Trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã dần dần hình thành thói quen luôn nghĩ cho người khác trước, cuộc sống vì thế mà trở nên thoải mái vui tươi hơn.

Chuyển hóa nhờ Pháp Luân Đại Pháp: Luôn chu đáo và biết nghĩ cho người khác

Cách đây 20 năm, trong giai đoạn đầu tu luyện, một hôm, sau bữa tối, tôi ra khỏi nhà thì nhìn thấy một chiếc xe đẩy của một người nông dân đậu bên đường. Trên xe có một bé gái chừng bốn, năm tuổi ngồi cạnh mấy quả dưa hấu nhỏ.

Tôi đến gần và hỏi người nông dân: “Này anh, trời sắp tối rồi, sao anh không về nhà?”

Anh ấy nói: “Chị à, tôi muốn ở lại thêm một chút để bán nốt chỗ dưa này.”

Nhìn cô bé mệt mỏi trên xe và khuôn mặt phong trần của người nông dân, tôi thấy thương cho họ. Tôi nói: “Tôi sẽ mua hết chỗ dưa hấu này (là những quả nhỏ mà người khác không chọn)” và tôi mua hết chỗ dưa hấu nhỏ còn lại đó.

Nhìn thấy người nông dân vui vẻ đánh xe về nhà, tôi thấy rất vui.

Một ngày hè nóng nực, tôi đang đi trên đường thì nhìn thấy một người nông dân kéo chiếc xe chở đầy dưa vàng. Tôi nghĩ tôi nên mua một ít để làm dịu cơn khát và giải nhiệt.

Không cần kiểm tra nhiều, tôi để người nông dân chọn và bỏ vào túi cho tôi. Trả tiền xong, tôi xách túi về nhà.

Ngày hôm sau, khi tôi mở túi ra, thì thấy dưa đã chín nẫu, lên rượu rồi nên không ăn được. Lúc đó, tôi mỉm cười, nghĩ: “Ồ, ít nhất thì người nông dân cũng không bị lỗ!”

Vài ngày sau, tôi ngẫm nghĩ lại sự việc này và nhận ra rằng lối suy nghĩ của mình trước đây đã cải biến. Thay vì phàn nàn về người bán như tôi vẫn thường làm trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi không trách anh ta đã bán dưa nẫu cho tôi, mà còn nghĩ cho hoàn cảnh của anh ấy.

Pháp Luân Đại Pháp thực sự đã thay đổi tôi, biến tôi thành một người biết quan tâm đến người khác. Khi tôi bắt đầu quan tâm đến người khác trong mọi việc mình làm, cuộc sống hằng ngày cũng dễ dàng, vui vẻ hơn.

Nuôi dưỡng thói quen nghĩ cho người khác: Cách tiếp cận tối ưu để giải quyết xung đột trong hôn nhân

Một ngày đông lạnh giá, tôi đang đi trên đường tìm người có duyên để giảng chân tướng Đại Pháp cho họ thì bỗng thấy một thanh niên đứng trước cổng Sở Nội vụ, vẻ mặt không vui.

Tôi lại chỗ cậu ấy, hỏi: “Anh bạn trẻ, tại sao cậu lại đứng ngoài trời lạnh thế này?” Cậu ấy cau mày trả lời: “Cháu đang chờ nộp đơn ly hôn.”

Tôi hỏi: “Tại sao cậu lại muốn ly hôn?” Cậu ấy nói: “Vợ cháu muốn bỏ cháu, cô ấy càm ràm là cháu uống rượu và bạo lực.”

Tôi hỏi: “Vợ cậu đâu?” Cậu ấy trả lời: “Cô ấy đang ở tiệm photocopy bên kia đường.” Một lát sau, vợ cậu ta trở lại.

Nhìn thấy hai bạn trẻ này, tôi nói: “Có câu nói: Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung giường.” Kiếp này, cô cậu đã thành vợ thành chồng – duyên phận lớn lao nhường nào. Đừng quyết định bốc đồng mà đệ đơn ly hôn để rồi sau này phải hối hận!”

Tôi hỏi: “Con của cô cậu mấy tuổi rồi?” Chàng trai nói: “Cháu đang học lớp một.” Tôi nói: “Đứa trẻ còn nhỏ, mất đi sự chăm sóc của cha hay mẹ sẽ khiến cháu bé tổn thương. Lớn lên trong gia đình đơn thân có thể làm tổn thương trái tim non nớt của trẻ, khiến chúng trở nên thu mình và khác biệt với những đứa trẻ trong gia đình bình thường. Cô cậu cần phải nghĩ đến con.”

Tôi hỏi người phụ nữ trẻ về lý do cô muốn ly hôn. Cô ấy nói: “Anh ấy uống rượu, rồi khi say, anh ấy sinh ra bạo lực. Anh ấy còn lái xe khi say rượu, làm cháu lo lắng. Cháu không thể chịu đựng hơn được nữa.”

Thấy tình huống này, tôi muốn giúp đỡ họ bằng lòng từ bi. Vì vậy, dưới ánh sáng của Chân-Thiện-Nhẫn, tôi đã giải thích cho họ cách trở thành người tốt và hiểu biết của tôi về hôn nhân.

Tôi nói: “Cô cậu phải hiểu rằng vợ chồng là duyên tiền kiếp, là do trời định. Giữa vợ chồng cần có lòng biết ơn và bao dung. Khi xung đột nảy sinh, đừng đòi hỏi người khác thay đổi, mà hãy thay đổi bản thân một cách chân thành và nghĩ cho người khác, xem mình còn thiếu sót ở đâu và nỗ lực cải thiện bản thân. Đây là cách tốt nhất để hóa giải mâu thuẫn vợ chồng.“

“Người xưa có câu: ‘Một ngày nên vợ chồng, trăm ngày nên ân’. Cái ân này không chỉ là yêu thương nhau mà còn là trách nhiệm và sự tin tưởng. Nếu cô cậu nghĩ cho nhau trong mọi việc thì mối quan hệ vợ chồng mới có thể thực sự được duy trì, hôn nhân mới có thể mỹ mãn, hạnh phúc.”

Tôi nói với chàng trai trẻ: “Cậu đánh vợ là không đúng. Hãy xin lỗi vợ và hứa sẽ không bạo hành nữa. Cậu phải tôn trọng và chăm sóc cô ấy.”

Sau đó, tôi quay sang người phụ nữ trẻ và nói: “Vì con và gia đình, hãy bao dung hơn một chút. Hãy cố gắng hiểu chồng và thể hiện tình cảm với cậu ấy. Hãy cho cậu ấy một cơ hội để thay đổi.” Cả hai đều đồng ý.

Chàng trai nói: “Dì ơi, lời khuyên của dì thật là hay. Chúng cháu sẽ nghe lời khuyên của dì, không ly hôn nữa.” Người phụ nữ lập tức quay lại rút hồ sơ xếp hàng làm thủ tục ly hôn.

Tôi nhìn hai người đang làm hòa, vui vẻ nói: “Để tôi nói cho cô cậu biết, chính vì tôi tu luyện Pháp Luân Công nên tôi hiểu thế nào là người tốt. Nếu không, tôi sẽ không thể đưa ra lời khuyên làm sao để trở thành người như vậy.”

Họ nhanh chóng trả lời: “Vâng!” Cuối cùng, tôi nói với họ chân tướng về Pháp Luân Công và khuyên họ thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) (Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong).

Khi rời đi, họ liên tục nói: “Cảm ơn dì! Hôm nay, chúng cháu rất biết ơn dì!”

Được Pháp Luân Công cứu độ: Câu chuyện về sự chuyển hóa và hy vọng

Trong thời gian đại dịch, tôi ra ngoài giảng chân tướng cứu người. Ở một khu dân cư, tôi thấy một ông già chừng ngoài 70, đang ngồi với vẻ mặt u uất ở khu tập thể dục.

Tôi lại gần ông, nói: “Ông à, có chuyện gì khiến ông phiền lòng vậy? Cháu thấy ông không vui lắm?

Ông thở dài và nói: “Đừng nhắc đến chuyện đó nữa. Tôi sống cùng gia đình con trai. Vợ tôi mất sớm, tôi đã vất vả nuôi nó từ khi nó còn nhỏ, đến tuổi trưởng thành thì giúp nó thành gia lập thất, rồi nó có con. Tôi già rồi nên ở cùng gia đình con trai và giúp nó việc nhà. Nhưng mấy năm qua, cô không thể tưởng tượng được cuộc sống của tôi ở đó khó chịu đến thế nào đâu.”

“Cháu trai tôi không được vào phòng tôi, tôi cũng không được vào phòng nó. Ngay cả trong bữa ăn, tôi cũng phải để ý tâm trạng của con dâu. Có lần, tôi gắp ít đồ ăn lên mà thấy con dâu không vui, đành vội bỏ lại vào đĩa.”

“Tôi còn định bụng nhảy lầu rồi. Tôi không muốn sống nữa nhưng lại sợ bị chê cười.”

Tôi cảm thấy thông cảm sâu sắc với hoàn cảnh của ông lão, bèn nói: “Ông à, ông đừng mất hy vọng. Cuộc sống không hề dễ dàng nhưng chúng ta phải sống hết mình. Con trai ông không nói gì với ông sao?”

“Ông cứ cởi mở hơn. Ông không được gặp cháu trai có lẽ là vì bố mẹ cháu lo lắng cho việc học của cháu. Nếu ông không nói chuyện được với cháu trai, thì ra ngoài đi dạo, rồi tham gia hoạt động nào đấy. Đồ ăn có ít thì mình ăn ít, có nhiều thì ăn nhiều.”

“Dù thế nào đi nữa, con dâu ông cũng không bắt ông phải rời đi. Phật dạy cuộc sống có nhân có quả. Nếu con dâu đối xử không tốt với ông, có thể là do kiếp trước ông đã nợ cô ấy.”

“Nợ thì cần phải trả; đó là quy luật của vũ trụ. Khi ông đã trả xong món nợ, mọi việc chắc chắn sẽ cải biến.”

“Con người ngày nay không còn truyền thống gì nữa. Ngày xưa, con cái hiếu kính cha mẹ là một truyền thống, bây giờ thì đảo lộn rồi. Đâu phải con dâu nhà ông như vậy đâu, mà cả xã hội này là như vậy rồi.”

Ông ấy gật đầu đồng ý với tôi, thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng trong tâm, đôi lông mày cau có giãn ra, và mỉm cười nói: “Nghe lời cô nói, trong lòng tôi sáng hẳn ra. Tôi không muốn nhảy lầu nữa. Cảm ơn cô! Tôi từng nói chuyện với người khác, họ bảo tôi hãy phải chống lại con dâu. Nhưng cô không hề giống mấy người đó.”

Tôi trả lời: “Cháu tu luyện Pháp Luân Công. Sư phụ Lý dạy chúng ta trở thành người tốt tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và biết nghĩ cho người khác.”

“Khi gặp xung đột, chúng ta nên hướng nội và đề cao bản thân trước. Như thế, xung đột sẽ được hóa giải, phải không ạ?” Ông ấy gật đầu liên tục và nói: “Đúng!”

Tôi cũng chia sẻ với ông ấy: “Ông à, vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn chiếu trên truyền hình là sai sự thật. Những người ở độ tuổi của ông chắc chắn biết ĐCSTQ đã khởi xướng nhiều cuộc vận động trong lịch sử như cải cách ruộng đất, phong trào Tam Phản, Ngũ Phản, chống cánh hữu, Cách mạng Văn hóa, Thảm sát ngày 4 tháng 6 — gây ra cái chết bất thường của hơn 80 triệu người.”

“Họ cũng đã bức hại Pháp Luân Công. Khiến trời đất không dung và muốn diệt nó.”

Tôi hỏi ông: “Ông à, ông đã từng là đảng viên của ĐCSTQ chứ?” Ông trả lời: “Tôi đã là Đảng viên mấy chục năm rồi.”

Tôi nhanh chóng nói: “Ông à, nhìn mức độ nghiêm trọng của đại dịch hiện nay và số người chết, đại dịch này đang đào thải những người bị ĐCSTQ đầu độc. Trời sẽ diệt nó. Ông hãy nhanh chóng thoái xuất khỏi ĐCSTQ, chớ để bị chịu nạn cùng với nó.”

Ông lão lập tức nói: “Tôi thoái! Ở lại với nó mà làm gì? Mấy năm nay, tôi cứ ôm ý định nhảy lầu, không ai đả khai được nút thắt trong tâm tôi. Thế mà cô chỉ nói vài lời đã khiến tôi bỏ ý định nhảy lầu rồi. Cô cứu tôi rồi.”

Tôi nói với ông ấy: “Ông à, là Pháp Luân Công cứu ông đấy!”

Lúc chuẩn bị rời đi, tôi nói: “Ông à, cháu còn phải nhắc ông hãy nhớ kỹ chín chữ chân ngôn: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.’ Đây là phương thuốc thần kỳ giúp thoát khỏi đại dịch đó.”

Ông lão nói: “Cô à, tôi nhớ rồi!” Ông vừa nói, vừa mỉm cười hạnh phúc, tôi cũng mừng.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/16/464138.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/15/212490.html

Đăng ngày 10-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share