Bài viết của Liên Thành, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục
[MINH HUỆ 25-12-2023] Tôi là học viên lâu năm đã đắc Pháp trước ngày 20 tháng 7 năm 1999. Trước tu luyện, tôi mắc hơn chục bệnh: Đau đầu (đau đến nỗi đập vào tường, nôn mửa), viêm khớp dạng thấp (khớp tay to và biến dạng), rối loạn thần kinh, mất ngủ trầm trọng (phải uống thuốc an thần trước khi đi ngủ), giảm tiểu cầu, viêm túi mật, suy nhược thần kinh, viêm bể thận, viêm phần phụ, viêm họng mãn tính, loét dạ dày, viêm phế quản nặng, viêm tai giữa (dẫn đến thủng cả hai màng nhĩ, ù tai bên trái và không nghe được âm thanh), viêm gan vàng da cấp tính, teo van hai lá bẩm sinh. Hơn nữa, các loại thuốc dùng để điều trị gan và thận không phù hợp với nhau. Tựa như là vấn đề này chưa được giải quyết triệt để thì vấn đề khác lại xuất hiện, cả ngày mặt mày ủ dột, thống khổ không chịu nổi, chẳng hề có chút niềm vui trong cuộc sống.
Một học viên lâu năm từng tham dự một số lớp truyền thụ giảng Pháp của Sư phụ đã đưa tôi đến nhà cô ấy để dạy tôi động tác luyện công. Sau khi tôi học xong bốn bài công pháp thì trời đã muộn. Người học viên lâu năm nói: Ngày mai sẽ hướng dẫn chị bài tĩnh công thứ năm nhé. Nói xong lấy một quyển “Chuyển Pháp Luân”, và nói với tôi rằng đây là cuốn thiên thư, về nhà nhất định đọc nhé. Rồi lại lấy băng thu âm giảng Pháp của Sư tôn đưa cho tôi, bảo tôi về nhà lắng nghe cẩn thận. Hai tay tôi đón nhận những món trân quý này, vui vẻ bước ra khỏi nhà cô ấy, trên đường về cảm thấy thân thể nhẹ nhàng bay bổng, dường như chân không chạm đất, cảm giác thoải mái và mỹ diệu thật không thể diễn tả bằng lời.
1. ‘Tôi là người tu Chân-Thiện-Nhẫn’
Kể từ đó, tất cả bệnh đều biến mất một cách thần kỳ. Đơn giản đến không thể tưởng tượng nổi, ngay cả quá trình cũng không có! Sự thật xảy ra trên thân tôi, người không tu luyện có thể thấy rất khó tin, cho rằng tôi nói quá huyền hoặc, quá khoa trương. Nên biết rằng, tôi là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, không nói dối, những gì tôi nói là lời chân thật, là câu chuyện có thật đã xảy ra với tôi.
Đã 27 năm kể từ ngày tôi bắt đầu bước vào tu luyện, tôi chưa bao giờ uống một viên thuốc nào, không tiêm một mũi nào, cũng không đi bệnh viện vì lý do cá nhân. Nếu có đi bệnh viện thì là thăm bệnh hoặc chăm sóc người khác. Uy lực của Chân-Thiện-Nhẫn thật lớn biết bao!
Sau khi tà đảng bức hại Pháp Luân Công, Bí thư Đảng ủy mới được chuyển từ trường đảng đến, sau khi xem xong thể hội chân tướng của tôi viết có tiêu đề “Vì sao tôi muốn tu luyện Pháp Luân Công”, ông ấy đã đích thân đến phòng tài vụ để kiểm tra tình trạng thanh toán chi phí khám bệnh và tiền thuốc hàng tháng của tôi, thì nhận thấy có sự tương phản rõ rệt giữa trước và sau khi tôi tu luyện, trước khi tu luyện thì chi phí y tế hàng tháng là vài nghìn Nhân dân tệ, ít thì cũng hơn 1000 Nhân dân tệ. Sau khi tu luyện thì (bảng kê) sạch sẽ, không cần báo cáo thanh toán một xu nào.
Ông ấy cảm khái nói với tôi rằng: “Tôi thừa nhận Pháp Luân Công có hiệu quả chữa bệnh khỏe người thật kì diệu! Đây là sự thật không thể phủ nhận. Nhưng Giang Trạch Dân không cho phép, ông ta có quyền, không cho luyện thì không thể luyện. Phải nhất quán với Trung ương Đảng.”
Ông ấy khuyên tôi: “Chị nói nhờ luyện công khác mà khỏi.”
Tôi nói: “Tôi là người tu Chân-Thiện-Nhẫn! Tôi phải nói lời chân thật, không thể nói dối. Sư phụ của tôi không cần một xu nào từ tôi, chưa bao giờ uống một ngụm nước nào từ tôi, cũng chưa bao giờ ăn một miếng nào từ tôi, thậm chí tôi còn chưa từng gặp Sư phụ, nhưng Sư phụ đã loại bỏ hết tất cả bệnh cho tôi miễn phí, giải thoát tôi khỏi trạng thái sống không bằng chết, giúp tôi hết bệnh thân nhẹ nhàng, bước đi như trên gió vậy. Tiết kiệm chi phí y tế cho quốc gia, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, giải trừ thống khổ cho tôi. Tôi không thể nói dối trái với lương tâm!”
Vì tôi không viết bảo chứng, không “chuyển hóa”, lại vì có một câu trong thể hội rằng “Pháp Luân Đại Pháp là cao đức Đại Pháp”, nên tôi bị đình chỉ công tác không lương, toàn bộ hệ thống bị nêu tên và phê bình, Bộ phận An ninh giám sát viết biên bản kiểm tra, ba ngày nộp một lần. Tôi không viết một bản nào. Vì Pháp Luân Công không có sai! Tu Chân-Thiện-Nhẫn không có sai! Đệ tử Đại Pháp không có sai!
2. ‘Đừng quên, tôi là người tu Chân-Thiện-Nhẫn!’
Trước bức hại, chồng tôi cũng luyện Pháp Luân Công, chúng tôi cùng đến nhóm nghe Pháp, xem video giảng Pháp, luyện công, tham dự Pháp hội. Mặc dù ông ấy lúc tu lúc không, nhưng cũng luyện được hơn bốn năm. Sau khi bức hại bắt đầu, ông ấy sợ nên không luyện. Khi tôi trở về sau hơn nửa năm bị buộc phải sống lưu lạc không nhà, tôi nhận thấy chồng thường xuyên mặt mày ủ dột, có hỏi ông ấy cũng không nói. Sau đó, khi ông ấy thực sự không thể chịu đựng được nữa mới thổ lộ với tôi rằng, con trai của ông ấy không đi làm, cả ngày con trai và con dâu chỉ dắt cún đi dạo, trong nhà không có tiền, mà dựa vào tiền đánh mạt chược của mẹ ông ấy (mẹ chồng tôi) để mua thức ăn. Tôi nói: Chẳng phải mình đã đưa hết tiền cho thuê nhà cho các con sao?
Hai chúng tôi tái hôn, mỗi người đều có nhà riêng. Căn nhà của ông ấy có hai phòng, một phòng nhỏ là vợ cũ ở (thẩm phán quyết định cả hai có quyền chia sẻ căn nhà). Sau khi kết hôn, tôi xét thấy mình là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, dĩ hòa vi quý, vì để tránh phát sinh mâu thuẫn, nên tôi nói ông ấy đến nhà tôi ở. Rồi vợ cũ của ông ấy đã mua một ngôi nhà mới. Nên ông ấy đã cho thuê căn nhà đó. Thậm chí một xu tiền cho thuê nhà cũng không giữ lại, đều đưa cho vợ cũ trả tiền thế chấp, lý do là con trai ông ấy sống trong nhà của vợ cũ, mấy năm qua đã vượt quá 80.000 Nhân dân tệ. Tôi nghĩ mình là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, Sư tôn giảng rằng đối với ai cũng tốt, lấy thiện đãi người, huống chi là người thân của mình. Tôi nói: Vậy mình khuyên con trai ra ngoài tìm công việc. Ông ấy nói: Khuyên rồi, nhưng vô ích. Tôi không nói nữa, trong tâm nghĩ, tốt nhất đừng gây (thêm) rắc rối, chuyện của ông ấy để ông ấy tự giải quyết.
Sau đó, tôi nghĩ: Đây chẳng phải có tâm phân biệt sao? Nếu cậu ấy là con đẻ của mình, mình có thể không quản không? Mình có coi hai cha con họ như người thân của mình không? Vì sao mình muốn bỏ mặc chuyện này? Tôi nhận thấy từ sâu trong tâm mình vẫn có chút ủy khuất, không cân bằng: Tôi đã bị đình chỉ công tác không lương gần hai năm, chồng đã sống ở đây với tôi rất nhiều năm, mà chưa hề cho tôi một xu nào vào lúc tôi khó khăn nhất. Tôi tận dụng buổi tối và ngày nghỉ để làm thêm bên ngoài kiếm tiền, thực sự rất mệt và không hề dễ dàng. Nhưng lại nghĩ: Không đúng, đây là con đường tu luyện mà mình chọn, trên con đường tu luyện có khổ và nạn, mình nên gánh vác. Mình có Sư phụ quản, có Đại Pháp quản, chút khổ này tính là gì chứ?! Mối quan hệ vợ chồng cũng là nhân duyên quả báo, ông ấy không cho (tiền) mình có nghĩa là ông ấy không nợ mình. Huống chi ông ấy đã chịu đựng quá nhiều vì lo lắng cho mình. Mình quá tự tư (ích kỷ).
Tục ngữ có câu: Càng ăn càng tham, càng ở không càng lười. Một cậu thanh niên nhàn rỗi, không làm tốt công việc của mình, trong nhà lại không có nguồn thu nhập, vào thời mạt kiếp loạn thế này sẽ dễ xuất hiện vấn đề. Ngăn chặn sai lầm từ đầu, không thể để con trẻ học điều xấu. Vì vậy tôi đề nghị với chồng: “Tìm một nhà hàng tươm tất, gọi một số món yêu thích nhất và rượu ngon, vừa ăn vừa nói chuyện với con trai. Nói với con rằng: Bây giờ con không chỉ một mình, mà còn có gia đình, có vợ, có ông bà cha mẹ, tương lai còn có con cái nữa. Phải có trách nhiệm và gánh vác. Vợ con yêu thương con, tin tưởng con, mới gửi gắm cuộc đời cho con, con phải có trách nhiệm với cô ấy. Phong tục truyền thống Trung Hoa là phụ nữ đảm nhiệm bên trong và nam giới đảm nhiệm bên ngoài, con là đàn ông, con trông đợi vào ai?! Phải như một nam tử Hán đại trượng phu, gánh vác gia đình và nuôi dưỡng gia đình. Bây giờ hãy chuẩn bị cho tương lai, sau này còn có con cái, sẽ có nhiều chỗ cần chi tiền hơn. Tục ngữ có câu: Cha có mẹ có, không bằng tự có trong tay. Huống chi mẹ con, cha con đều chẳng có gì. Chỉ có thể dựa vào bản thân con tiến lên thôi. Hãy tìm công việc, nhưng không thể một bước là tìm được ngay công việc như ý, vì việc này cần thời gian rất lâu, chẳng phải bây giờ người ta đều nói thời gian là tiền bạc sao? Cho dù có thích hay không, cứ tìm một công việc để làm trước đã. Vừa làm vừa tìm một công việc yêu thích. Đừng chậm trễ. Con thử xem, bảo đảm sẽ được.”
Khi tôi nói, chồng nghiêm túc đồng ý. Sáng sớm hôm sau ông ấy đi ra ngoài. Ông ấy trở về vào buổi trưa với sắc mặt vui vẻ và nói với tôi rằng, cuộc nói chuyện rất hài hòa, con trai đã đồng ý. Vào ngày thứ ba, con trai điện thoại đến nói rằng đã đi làm. Bây giờ cậu ấy là giám đốc của một công ty, chuyện này nói sau vậy.
Tâm bệnh của chồng không còn nữa. Ông ấy cảm kích tôi, nói rằng: “Mình khác với những phụ nữ khác.”
Tôi nói: “Mình đừng quên, tôi là người tu Chân-Thiện-Nhẫn. ‘Từ tâm thiện niệm’ đối đãi với tất cả mọi người, mình là chồng tôi, cậu ấy là con trai của mình, đều là người thân của tôi. Một trong những đức tính truyền thống của người phụ nữ là giúp đỡ chồng và giáo dục con. Tôi thực hiện chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn mà Sư phụ dạy!”
3. Các gia đình Trung Quốc cần Chân-Thiện-Nhẫn biết bao!
Một năm sau, con dâu sinh được một cháu trai, con trai gửi ảnh vào điện thoại di động của chồng, ông rất vui mừng. Đưa cho tôi xem, tôi cũng rất vui. Hôm sau là Chủ Nhật, tôi đến chỗ làm, chồng tôi đến bệnh viện thăm cháu.
Mẹ của con dâu cũng từ miền Nam đến thăm cháu ngoại và con gái. Mẹ chồng nói sức khỏe mình không tốt nên nói mẹ của con dâu ở lại chăm sóc tháng đầu tiên, con dâu cũng không muốn mẹ mình rời đi, người mẹ cũng không yên tâm, sợ con gái mình bị ốm trong thời gian ở cữ, nên ở lại chăm sóc con gái và cháu ngoại. Ban đầu hai bà thông gia vẫn ổn, sau đó vì làm việc nhiều ít và cách xử lý vấn đề khác nhau mà xảy ra tranh cãi, phát sinh mâu thuẫn, từ đấu tranh âm thầm đến bề mặt, cuối cùng thì leo thang và công khai gây gỗ ầm ĩ, tựa như ngũ cốc ngàn năm và trấu vạn năm cũng đều bị bới tung cả lên. Ban đầu là hai bà thông gia, sau đó là con trai và con dâu cũng đều bị cuốn vào cuộc. Hai năm sau, con dâu ôm con nhỏ về nhà mẹ đẻ và không quay lại nữa, cả hai chuẩn bị ly hôn.
Chồng tôi không bao giờ biểu đạt thái độ, về sau không biết vì sao lại đồng ý. Tôi hỏi ông ấy lý do, ông ấy nói: Ông ấy không biểu đạt thái độ vì không nỡ xa cháu nội. Sau đó có người nói với ông ấy rằng: Con dâu không có nguồn tài chính nên không có khả năng nuôi con, tòa án sẽ không giao đứa trẻ cho con dâu. Vì vậy mà ông ấy đồng ý. Trong tâm tôi biết rõ ông ấy lấy thông tin này từ đâu nhưng tôi im lặng. Tôi nhắc nhở bản thân là người tu Chân-Thiện-Nhẫn, chỉ có thể khuyến thiện, chứ không tham gia vào xung đột đúng sai của bất kỳ bên nào.
Ở Trung Quốc Đại lục hiện nay, do tà đảng phá hoại văn hóa truyền thống, cưỡng chế truyền bá vô Thần luận và tiến hóa luận, theo đuổi giả ác đấu thông qua tuyên truyền tẩy não và văn hóa đảng, ngoài ra, mọi thứ đều liên quan đến tiền, đặc biệt là việc dàn dựng và đàn áp Pháp Luân Công, Chân-Thiện-Nhẫn, khiến đạo đức con người trượt dốc nhanh chóng, mất đi tiêu chuẩn đạo đức, quy phạm đạo đức và quy tắc ứng xử. Cho dù là người già hay trẻ, tất cả đều coi việc ly hôn như chẳng có gì, đối với ly hôn, từ chán ghét, bất lực, ngầm thừa nhận, chấp nhận, cho đến coi đó là điều hiển nhiên.
Đầu tiên tôi kể cho chồng nghe câu chuyện về sợi chỉ đỏ của ‘Ông lão dưới ánh trăng’, giải thích rằng hôn nhân là do Thần an bài. Sau đó phân tích: Xét về tình cảm giữa hai đứa trẻ, có một nền tảng nhất định, và tất nhiên trong đó cũng có ân nghĩa. Khi cha mẹ hai bên không đồng ý, con dâu cãi nhau với cha mẹ, kiên quyết từ bỏ công việc rất tốt, một thân một mình từ Nam ra Bắc tìm con trai của mình. Điều này ứng với câu nói: “Nhân duyên ngàn dặm được buộc bằng một sợi chỉ”. Con trai cũng cãi nhau với mình và mẹ cậu ấy. Dù có ra ngoài thuê nhà ở vẫn phải kết hôn với con dâu. Cuối cùng thì cha mẹ hai bên đều nhượng bộ, đồng ý cho hôn sự của chúng, sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì mời người thân bạn bè đến để tổ chức lễ cưới chính thức, trở thành vợ chồng hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ chồng luôn hòa thuận, mối quan hệ mẹ chồng con dâu cũng ổn. Xét tình hình hiện tại, vấn đề mấu chốt không phải là vấn đề của hai đứa trẻ, mà là vấn đề của hai bà thông gia, là mấu chốt nhưng không mang tính quyết định. Bây giờ chính mình và con trai mới là người quyết định.
Ông ấy nhìn tôi khó hiểu: Vì sao là tôi?
Tôi nói: “Con dâu không quay lại và muốn ly hôn, con trai là một người đàn ông, tạm gác đạo đức sang một bên, cậu ấy bị ép đến chân tường, vì để bảo vệ tôn nghiêm, thể diện, và danh dự của cá nhân cũng như danh tiếng của gia đình, cậu ấy phải có thái độ của một nam tử Hán đại trượng phu. Cậu ấy nói nam tử Hán đại trượng phu lo gì không có vợ, đây là lời nói thật lòng hay chỉ làm ra vẻ để người khác xem, chỉ có mình mới có thể biết được. Nếu mình thật tâm nghĩ cho con trai, cậu ấy sẽ nói chuyện với mình. Bởi vì xét về mặt lợi ích dành cho các con, mình luôn phó xuất chứ không đòi hỏi, cũng không xen vào xung đột mâu thuẫn giữa chúng, mình mạnh mẽ và không mong muốn gì từ chúng. Thêm vào đó, mình lấy vai trò làm cha đứng ra giải quyết vấn đề, nói chuyện cứng rắn, mạnh mẽ. Con người là do Thần tạo ra. Thần ban cho người đàn ông một người vợ, ban cho người phụ nữ một người chồng, thông qua sự kết hợp hôn nhân của hai bên, để ân và oán đời trước được đền đáp hoặc giải quyết trong đời này (hoàn trả nợ nghiệp). Tình cảm bất hòa, đây là lý do ly hôn mà con người nghĩ chứ không phải Thần nghĩ. Đó là lời bào chữa của những người đạo đức bại hoại ngày nay. Mình muốn con trai hạnh phúc, cháu nội hạnh phúc, nhưng một khi ly hôn, ai trong số họ có thể hạnh phúc không? Cháu nội mới hơn ba tuổi đã thiếu cha thiếu mẹ, chẳng đáng thương sao? Nếu tòa phán giao cháu nội cho con trai, thì ai sẽ chăm sóc cháu khi con trai đi làm? Mình có thể chăm sóc không?
Tôi hỏi ông ấy, ông ấy lắc đầu. Tôi hỏi tiếp: “Liệu vợ cũ của mình có thể chăm sóc không?”
Ông ấy nói: “Thậm chí trong tháng ở cữ còn không thể chăm sóc, mới gây ra rắc rối lớn như vậy, còn trông mong gì ở bà ấy?”
Tôi nói: “Người tuổi tác cao rồi, sẽ thiếu đi tinh lực dồi dào. Nếu con trai của mình lại tái hôn, người vợ tiếp theo sẽ đối xử với cháu nội của mình như thế nào – chúng ta không biết trước được. Từ xưa đến nay, mẹ kế hiếm khi được khen ngợi. Cháu nội còn nhỏ, cần mẹ đẻ chăm sóc, biết đâu quan tòa sẽ giao đứa bé cho người mẹ. Trước đây con dâu làm thư ký cho một công ty luật và biết nhiều về luật hơn chúng ta. Như vậy, con trai sẽ phải trả các chi phí như cấp dưỡng, giáo dục và y tế. Nếu cậu ấy tái hôn, sinh con, vậy gánh nặng đối với cậu ấy có quá lớn không? Nếu xảy ra thiên tai, nghiệp bệnh, liệu cậu ấy có thể chịu đựng được không? Mình thực sự phải suy nghĩ kỹ và nói chuyện rõ ràng với con trai mình. Tôi không học Pháp tốt về những gì liên quan đến phương diện này, trong nội hàm cao thâm chỉ thể hội được một chút xíu như vậy thôi. Cũng không hẳn đúng. Nhưng xuất phát điểm của tôi là tốt, là tâm thiện lương. Những lời này chỉ để mình tham khảo.”
Ông ấy nói: “Tôi vốn cũng không đồng ý. Tôi và con trai có nói chuyện với nhau, để xem con nghĩ gì.”
Tôi nói: “Nếu cậu ấy có nguyện vọng hòa giải, hãy động viên cậu ấy lập tức mua quà đến nhà mẹ vợ. Đầu tiên phải chân thành cảm ơn, xin lỗi, nhận lỗi với mẹ vợ, xin mẹ vợ bỏ qua, cho dù thái độ của mẹ vợ có thế nào đi nữa, vẫn luôn mỉm cười đối đãi; thứ hai là an ủi vợ, yêu thương con, để cô ấy cảm nhận được sự ấm áp của gia đình, để cô ấy cảm nhận được ân nghĩa và yêu thương giữa vợ chồng với nhau. Sau đó đưa vợ và con trai trở về. Còn mình ở đây phải nói chuyện rõ với vợ cũ. Mình bàn bạc với bà ấy về việc gia đình con trai sẽ quay về sống với bà ấy, hay là lấy lại căn nhà đang cho thuê, sửa sang một chút cho gia đình con trai ở. Nếu sống với bà ấy, bà ấy phải bỏ qua những hiềm khích trong quá khứ, thiện đãi con dâu, trở thành gia đình hòa thuận. Tiền thuê nhà vẫn dùng để trả tiền thế chấp cho bà ấy, nếu bà ấy không đồng ý để con trai ở chung, thì căn nhà cho thuê sẽ được lấy lại cho gia đình con trai ở, và bà ấy sẽ tự giải quyết tiền thế chấp. Hãy để bà ấy tự do lựa chọn giữa hai điều đó, nhất định đừng ép buộc bà ấy.“
Kết quả thương lượng là, vợ cũ ông ấy quyết định cho gia đình ba người của con trai về sống cùng. Không lâu sau khi con dâu quay về, đã gửi con nhỏ đi nhà trẻ, rồi bản thân cũng tìm công việc đi làm. Cả nhà đều tuân theo nguyên tắc dĩ hòa vi quý, gia đình hòa hợp thì vạn sự hưng thịnh, mọi việc trong nhà rõ ràng phân minh. Chân-Thiện-Nhẫn đã cứu vãn gia đình này!
Điều đáng mừng hơn là con trai, con dâu, và mẹ của con dâu đều vui vẻ thoái xuất khỏi các tổ chức đoàn, đội của tà đảng. Ba sinh mệnh này đã được cứu. Qua việc này, bản thân tôi cũng đạt được đề cao tâm tính, đạo đức thăng hoa, đồng thời tôi cũng thăng hoa lên cảnh giới cao hơn của sự vô tư vô ngã trên con đường tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn.
Từ các ví dụ trên có thể thấy rằng: Xã hội Trung Quốc cần Chân-Thiện-Nhẫn biết bao! Các gia đình Trung Quốc cần Chân-Thiện-Nhẫn biết bao! Người dân Trung Quốc cần Chân-Thiện-Nhẫn biết bao! Tuy nhiên, Chân-Thiện-Nhẫn, một giá trị phổ quát mà cả thế giới đều cần, đã bị tà đảng và Giang Trạch Dân ở Trung Quốc Đại lục vu khống, bôi nhọ và đàn áp tàn khốc. Thần và người đều phẫn nộ, Thiên lý bất dung! Chỉ có thoái xuất khỏi đảng, đoàn, đội của tà đảng Trung Cộng, xóa đi dấu ấn của thú, không nhập bọn với tà đảng; thành tâm kính niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, mới có thể bảo mệnh và bảo bình an trong đại đào thải “Trời diệt Trung Cộng”!
Cảm ân Sư tôn! Cảm ân Đại Pháp! Cảm tạ Sư tôn! Cảm tạ Đại Pháp!
Trên đây là thể ngộ cá nhân ở tầng thứ sở tại, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.
Hợp thập.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/12/25/中國家庭多麼需要真善忍-452826.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/24/207449.html
Đăng ngày 28-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.