Bài viết của Hiểu Độ
[MINH HUỆ 16-05-2023]
(Tiếp theo Phần 1)
3. Thương Hiệt tạo chữ
Nếu nói Phục Hy Bát quái dùng biểu tượng âm dương để diễn đạt vạn vật, suy luận Thiên cơ, lý giải vận mệnh tốt xấu của con người, hình thành nên một hệ thống “Thuật số” cổ xưa, thì việc tạo chữ của Thương Hiệt là trực tiếp lấy đặc điểm của vạn sự vạn vật và dùng nó làm cách diễn đạt dưới hình thức văn tự, cũng mang nội hàm của vũ trụ.
Thương Hiệt là sử quan của Hiên Viên Hoàng Đế, sinh ra ở Tân Trịnh, Hà Nam. Hoàng Đế là thủy tổ của lịch sử 5.000 năm văn minh Trung Hoa, thời điểm đó là khoảng năm 2550 trước Công nguyên (hoặc sớm hơn), ông đã trị vì trong một trăm năm!
(Hình ảnh: Nhân văn sơ tổ – Hoàng Đế)
Người ta kể rằng Thương Hiệt “sinh ra là một vị Thánh nhân, có bốn mắt, ông quan sát đặc điểm của chim chóc và hoa văn của động vật, bắt đầu chế ra các chữ thay thế cho việc thắt nút ghi nhớ sự việc”. Mọi người ca ngợi “Thánh nhân Thương Hiệt, là bậc tiên sư chế ra chữ viết”. Sách “Luận hoành – cốt tướng” của Vương Sung cũng đề cập đến “Thương Hiệt có bốn mắt”. Cũng có tương truyền là “bốn mắt và con ngươi đôi“, đây có lẽ là một sự truyền sai, nhìn vào bức chân dung của Thương Hiệt, đó cũng không phải là con ngươi đôi.
(Hình ảnh: Thánh nhân tạo chữ – Thương Hiệt)
Vương An Thạch của triều đại Bắc Tống đã viết trong bài “Du Bao Thiền sơn ký” rằng: “Người xưa quan sát trời đất, núi sông, thực vật, cá, côn trùng, chim muông, thường có sở đắc, và suy nghĩ sâu sắc nên không gì là không có”. (Tinh thành sở chí)
Thương Hiệt tạo ra chữ bằng cách trực tiếp quan sát “hình dạng” của đồ vật, tìm hiểu đặc điểm của chúng bằng những ấn tượng tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày, và vẽ chúng ra, do đó chúng là “chữ tượng hình”. Ví dụ như chữ Trảo (爪 – móng vuốt), hình dáng giống như móng vuốt của các loài chim và động vật. Ví như chữ Điểu (鳥 – chim), chữ Xỉ (齒 – răng), đều là chữ tượng hình. Chữ tượng hình là cơ bản nhất, ngoài ra còn có chữ gồm “âm và ý”. Ví dụ, chữ Phi (飛 – bay) rất giống một con chim, có cánh, bên trong có chữ Thăng (升 – bay lên) mang ý nghĩa bay lên, là sự kết hợp giữa hình dáng và ý nghĩa, thậm chí giống như một chiếc máy bay hiện đại. Chữ Hưu (休 – nghỉ ngơi) chỉ người dựa vào gốc cây nghỉ ngơi. Đồ đạc gia dụng chủ yếu làm bằng gỗ (có chữ Mộc 木 – gỗ, cây). Chữ Thái (采 – hái) là trên chữ Mộc (木 – cây) có chữ Trảo (爪 – móng vuốt), là hình tượng hái lượm từ trên cây. Chữ Tiêm (尖 – mũi nhọn) dưới là chữ Đại (大 – to lớn), trên là chữ Tiểu (小 – nhỏ bé). Chữ Oai (歪 – nghiêng lệch) gồm chữ Bất (不 – không) và chữ Chính (正 – ngay chính). Những chữ này đều được sáng tạo dựa trên “hình tượng và ý nghĩa”. Lửa (火 – hỏa) vào rừng (林 – lâm) thành chữ Phần (焚 – cháy). Thần Tiên đa phần là sống trên núi, nên chữ Tiên (仙 – tiên) gồm chữ Nhân (人 – người) và chữ Sơn (山 – núi). Những chữ này đều là chữ hội ý (tập hợp ý nghĩa). Rất tuyệt vời! Chữ Lão (姥 – bà lão) là chữ gồm âm và ý tương hợp.
“Thuyết văn giải tự” có viết: “Thương Hiệt đầu tiên làm sách, dựa trên chữ tượng hình nên gọi là Văn; sau này, hình và thanh bổ sung cho nhau, nên gọi là Tự (chữ). Văn là cái gốc của hình tượng vật; Tự (chữ) là lời nói sinh ra nên nhiều. Viết trên tre và lụa gọi là sách (Thư). Sách là như thế đó”.
Sách của Thương Hiệt là chữ Hán chính thống duy nhất được lưu truyền cho đến ngày nay. Sách “Tuân Tử – Giải tế” có viết: “Sách hay có rất nhiều, nhưng Thương Hiệt truyền lại chỉ có một”.
Chính vì Thương Hiệt tạo ra chữ Hán bằng cách trực tiếp lấy hình ảnh, đặc điểm, tình cảnh và ý cảnh, kết hợp với cách phát âm và vay mượn, nên chữ Hán có thể thông với Thần! Về phần trình bày chữ Hán thông với Thần, có thể tìm thấy những bài viết liên quan của các đệ tử Đại Pháp.
Thương Hiệt tạo ra chữ để thể hiện vạn sự vạn vật một cách đơn giản và trực tiếp nhất, và đó là văn tự (hoặc duy nhất) trên thế giới có thể mang nội hàm nhiều nhất. Chữ Hán là viên ngọc sáng và quan trọng nhất của văn hóa Thần truyền truyền thống Trung Hoa!
Trời Xanh không nói, dường như có văn, còn trái đất không có chữ có thể thông Thần? Nhìn lên và nhìn xuống quan sát vạn tượng để tạo ra văn tự đặc trưng!
Lý Thời Trân trực tiếp nghiên cứu tính chất của các loại thảo mộc. Phương pháp chẩn đoán của Hoa Đà, Biển Thước xem khí sắc, bắt mạch, ngửi mùi vị, quan sát cử chỉ… là lấy “hình tượng”, từ đó phân tích bệnh chứng, bởi vì vấn đề bên trong ắt phải biểu lộ ra bên ngoài, “trong – ngoài” tương thông. Hơn nữa, còn có công năng đặc dị, có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy nguyên nhân bên trong của bệnh tật, đó chính là Thiên mục! Trên thực tế, Thương Hiệt cũng trực tiếp quan sát, nghiên cứu đặc tính của vạn vật, và dùng văn tự để biểu đạt mà thôi.
Thương Hiệt là một bậc Thánh hiền vậy!
4. Về chữ Hán
Dường như ngày nay đã khai quật được những văn tự do Thương Hiệt tạo ra: “Sách Thương Hiệt”. “Chữ Hán vuông chính thống” ngày nay đã phát triển qua một thời gian dài, và đó cũng là một quá trình trưởng thành tất yếu. Đó là: Sách Thương Hiệt – Giáp cốt văn – Chung đỉnh văn (Kim văn) – Tiểu triện (“thư đồng văn” thời nhà Tần) – Chữ Hán chính thể. Tôi suy đoán rằng chữ Hán hình vuông chính thể đã được hoàn thiện vào thời nhà Hán.
Hiện nay, có khoảng 5.000 chữ Hán được sử dụng phổ biến, từ điển Khang Hy chứa hơn 47.000 chữ, có một thuyết nói rằng có hơn 90.000 chữ. Tôi đồng ý với tuyển tập Từ điển Khang Hy.
Chữ Hán thông thường biểu thị một sự vật bằng một chữ, và cũng có sự vật được thể hiện bằng hai ký tự trở lên. Nếu nó được thể hiện bằng một chữ thì 5.000 chữ là 5.000 loại sự vật. Nếu nó được biểu diễn bằng sự kết hợp của hai chữ thì đó là 12.497.500 loại sự vật. Một số chữ còn có thể được sắp xếp lộn ngược để tượng trưng cho hai sự vật khác nhau, nên có nhiều sự vật hơn nữa, ví dụ: “Đại Địa” (trái đất) và “Địa Đại” (Đất rộng lớn) là khác nhau. Nếu thêm tổ hợp 3 chữ thì số sự vật sẽ có nhiều hơn nữa.
Mỗi chữ Hán là một nguyên tố, có thể kết hợp hoặc sắp xếp theo ý muốn để tạo thành một câu đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Cổ văn rất cô đọng, một bài viết tiết kiệm hơn nhiều so với bài văn bạch thoại hiện đại có cùng nội dung. Hơn nữa, cách gieo vần, đối, so sánh, biểu tượng và các thủ pháp khác trong cổ văn đều rất hay, nhất là những thơ Đường luật, từ, phú, sử dụng những điều này đến mức cực kỳ tinh tế, là tập đại thành của những thủ pháp mỹ diệu này, vô cùng cảm động, có sức cuốn hút vô cùng. Có thể thấy tinh hoa vô cùng
Một chữ Hán, ngoài cách phát âm, khi bạn nhìn thấy hình dạng của nó, thì trong tư tưởng lập tức phản ánh sự vật, tình huống hoặc khái niệm tương ứng, và nó có thể thông đạt với nội hàm. Điều này dường như quyết định hình thức suy nghĩ của con người. Vì vậy, lối suy nghĩ của dân tộc Trung Hoa có thể sẽ khác với lối suy nghĩ của phương Tây. Có lẽ người ngoài hành tinh khó có thể điều khiển người Trung Quốc có quan niệm tư tưởng truyền thống!
Mặc dù chữ Hán chính thể có nhiều nét hơn nhưng chúng đều có nội hàm. Nói chung, những chữ có tần suất sử dụng cao có thể không vượt quá ba hoặc bốn nghìn chữ, chỉ cần học vài nghìn chữ này, và có thể viết thường xuyên (bài báo, thư từ, v.v.) thì sẽ càng dùng càng quen thuộc.
Ngoại hình của chữ Hán chính thể cũng rất đẹp. Ví dụ, khi một người nhìn thấy chữ viết của ai đó, anh ta sẽ ngạc nhiên và nói: “A! Chữ viết của bạn đẹp quá!” “Chữ viết của bạn đẹp quá!”. Vì vậy, hầu hết người Trung Quốc sẽ đánh giá chữ viết có đẹp hay không. Giống như chữ Lệ thư và Khải thư tiêu chuẩn: Mỗi nét của chữ Lệ coi trọng “đầu tằm và đuôi én”, chữ Khải thậm chí còn đẹp hơn, mỗi nét ngang, sổ, phết, mác, cong, móc, đều có tính thẩm mỹ cao, có thể còn chú ý đến kết cấu của khung chữ độ đậm mỏng của các nét vẽ cân đối, “ôm sát”, “thư giãn”, “trung chính”, v.v. Đôi khi tôi nhìn vào phiên bản cổ của cuốn sách “Cổ Đường thi hợp giải” (chú thích của Ngô Quận Vương Nghiêu Cừ Dực) (bản chữ Khải), hoặc thư pháp của ai đó, tôi càng nhìn càng thấy đẹp hơn, càng nhìn càng yêu thích hơn!
Người ta thường nói “Văn cũng như người”, nghĩa là tính cách, sự tu dưỡng, nhân cách của một người cũng có thể được nhìn thấy qua lời nói, bài viết của một người.
Chữ Hán là ngọn hải đăng vĩnh cửu của Hoa Hạ! Bạn sẽ sống mãi mãi!
5. Truyền thuyết liên quan
Người ta kể rằng khi Thương Hiệt tạo chữ, đã xuất hiện Thần tích “Phượng hoàng ngậm sách”. Khi Thương Hiệt đang tập trung tạo chữ trên “đài cao” ở quê hương, một con phượng hoàng bay tới và ném một vật trong mỏ của nó trước mặt Thương Hiệt. Nhặt lên thì trên đó có dấu móng thú, nhưng ông không nhận ra dấu móng của loài thú nào. Tình cờ có một người thợ săn đến bảo rằng đó là dấu móng của Tỳ Hưu. Thương Hiệt được gợi mở, ông đã tạo ra các chữ bằng cách dựa vào các đặc điểm theo hình tượng của loài. Người đời sau gọi nơi đây là “Đài Phượng Hoàng Ngậm Sách”, và xây dựng một ngôi chùa gần đó, đặt tên là “Chùa Phượng Đài”.
(Hình ảnh: Đài Phượng Hoàng Ngậm Sách)
Một chuyện khác đã xảy ra, sau khi Thương Hiệt tạo ra văn tự, “Trời mưa thóc, ban đêm quỷ khóc”. Làm thế nào để giải thích điều này? Nhìn nhận như thế nào?
Trong sách “Hoài Nam Tử – Bản kinh” của Lưu An đời Hán có viết: “Ngày xưa, Thương Hiệt viết sách, trời mưa thóc và quỷ khóc vào ban đêm”. Lưu An lấy điều này làm ví dụ, cho rằng con người từ ngu dốt khai hóa, đồ dùng phát triển nên khéo léo, gian dối sinh ra, “càng nhiều sức lực thì càng ít đức hạnh”. Ý của ông ấy là, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Quả thực, trong “Ất Tị chiêm” của Lý Thuần Phong cũng coi, “Trời mưa thóc” là một điềm xấu.
Kiến thức của tôi có hạn nên không dám nói ở đây, cũng chưa suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này, nên chỉ muốn bàn luận:
Trước hết cần đánh giá xem sự việc có thực sự xảy ra hay không, và liệu nó có liên quan đến việc Thương Hiệt tạo chữ hay không? Tin rằng đại thể đó là việc chân thực. Thứ hai, hiện tượng này có phải là “không vui, mà trái lại đáng lo” hay không? Và “Ất Tị chiêm” này cũng đã luận định rồi. Lưu An cho rằng đây là sự suy thoái của xã hội. Đó là ý của Trương Quả Lão khi cưỡi lừa ngược. Trong lịch sử, khi khoa học công nghệ của loài người phát triển đến một trình độ nhất định, loài người thường xuyên bị diệt vong, nên có nhiều nền văn minh tiền sử khác nhau.
Quan điểm của tôi là: đó không phải là quan niệm “công nghệ càng tiên tiến, đạo đức càng thấp”, mà bởi vì nhiều người có kỹ năng, công cụ rồi bỏ đi những điều căn bản và không còn coi trọng đạo đức nữa!
Sáng Thế Chủ đã tạo ra Tam Giới và nhân loại, lẽ nào để giữ con người trong trạng thái nguyên thủy đó? Lẽ nào Ngài không thích những điều tuyệt vời mà con người làm ra sao? Không như vậy đúng không? Các vị Thần làm chủ công nghệ cao nhất, và các Ngài sẽ không bao giờ ngăn cản con người phát triển lành mạnh. Năm nghìn năm văn minh huy hoàng, Thần cũng tán thán! Cũng giống như Sư phụ đã khai mở thiên mục cho các đệ tử, nếu không muốn cho chư vị nhìn thấy thì tại sao Sư phụ lại khai mở nó? Là vì chư vị muốn tu luyện, chư vị không cầu, chư vị trọng đức nên Sư phụ mới giúp đỡ chư vị! Con người đặt đạo đức lên hàng đầu làm tiêu chí để phát triển khoa học công nghệ một cách lành mạnh, cũng giống như 5.000 nền văn minh và con đường do Thần mở ra, một lộ trình phát triển như vậy, chẳng phải công nghệ càng cao thì càng tốt sao? Giống như Trung y cổ đại, như thiên mục, đó thật là một xã hội tuyệt vời! Nói “công nghệ hiện đại càng tiên tiến thì đạo đức càng thấp”, bởi vì công nghệ hiện đại không có Thần tính, nói trắng ra là mục đích của người ngoài hành tinh. Không phải là “khả năng càng nhiều thì càng ít đức”, mà là “càng không trọng đức thì càng mất đức”. Nó không phải do công nghệ gây ra, mà là do không trọng đức và bài xích Thần gây ra, các khái niệm đã bị “đánh tráo”, gốc ngọn bị đảo lộn. Vì vậy, mặc dù quan điểm của Lưu An về sự hỗn loạn sau khi khai hóa là đúng nhưng lý luận của ông ấy đã sai.
Vậy thì tại sao lại xuất hiện hiện tượng “trời mưa thóc, đêm quỷ khóc”?
Tôi chỉ có thể cố gắng giải thích như sau, điều này không nhất thiết đúng: Các tầng thứ khác nhau có thiên tượng khác nhau, bí mật khác nhau và nguyên lý khác nhau, vì vậy bạn phải nhìn nhận nó một cách biện chứng. Ở cấp độ đó, ông ấy cho rằng bạn sẽ phát triển và trở nên hư hỏng, điều ông ấy muốn là “đơn giản và khiêm tốn” nên ông ấy cảnh cáo bạn. (Tất nhiên, “phản bổn quy chân” là nguyên lý tu luyện, và nó đúng.)
Nhưng nếu đúng như vậy, nếu chữ viết không được phát minh ra thì sẽ ra sao? Đó có phải là sự thịnh vượng không? Vấn đề ở đây là gì? Liệu có nền văn hóa và kiệt tác rực rỡ mang Thần tính nửa người nửa Thần của năm ngàn nền văn minh như vậy không? Tôi không rõ.
Thứ hai, quy luật của vũ trụ là thành, trụ, hoại, diệt, ông ấy có chiêu cao minh nào để thay đổi điều này? Cái kết của sự tuyệt diệt đó là bại hoại nhất, và tất nhiên phải là công nghệ hiện đại và văn hóa bại hoại đã đánh mất nhân tố của Thần. Ông ấy muốn “đơn giản và khiêm tốn”, nhưng không thể ngăn chặn sự suy thoái, nên cuối cùng là tiêu hủy. Tuy nhiên, chính vì sự bại hoại cuối cùng và mối nguy hiểm cuối cùng này mà mới có được sự cứu rỗi cuối cùng! Đó là Pháp của Sáng Thế Chủ vĩ đại và trí huệ nhất thế, Pháp Luân Đại Pháp, và chỉ có Ông mới có thể thay đổi mọi thứ! Thay đổi thành, trụ, hoại, diệt! Từ đó viên dung!
Từ quan điểm này, nếu không có sự phát minh ra chữ viết của bậc tiên sư Thương Hiệt, và không có nền tảng văn hóa, thì ngày nay Sư phụ truyền Pháp như thế nào? Làm thế nào để độ nhân? Hơn nữa, việc Thương Hiệt sáng chế ra chữ không hề làm tổn hại đến đạo đức phải không? Vậy việc phát minh ra công nghệ hay văn hóa không hề bài xích Thần phải không? Ngược lại, tôi nghĩ nó đã tích lũy được công đức lớn lao! Công lao số một số hai vậy!
Nói vui rằng, bạn nói “Trời mưa thóc”, tôi nói “Phượng hoàng ngậm sách”, thì thế nào?
Khi đó, có vẻ như hiện tượng thiên thể “trời mưa thóc, quỷ khóc đêm” do “Thần” ở cấp độ đó tạo ra là đã nhìn nhận sai đối với Thương Hiệt. Ngược lại, chúng ta cũng có thể cho rằng “trời mưa thóc” là chuyện tốt, “quỷ khóc đêm” là chuyện tốt.
6. “Chữ Hán giản hóa” phá hủy văn hóa Thần truyền
Kể từ khi ĐCSTQ tà ác chiếm đoạt chính quyền Đại lục của Trung Hoa Dân Quốc, nó đã háo hức “đơn giản hóa chữ Hán” và bắt đầu phá hủy văn hóa Trần truyền truyền thống.
Sau khi thành lập chính phủ, Mao Trạch Đông lặp lại chính sách mị dân của Stalin và muốn “cải cách văn tự”. “Ủy ban nghiên cứu cải cách văn tự Trung Quốc” được thành lập lần đầu tiên vào năm 1952. Nó được đổi tên thành “Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc” vào tháng 12 năm 1954. Vào tháng 1 năm 1955, “Dự thảo phương án đơn giản hóa chữ Hán” được phát hành; vào tháng 2 năm 1955, Hội đồng Nhà nước đã thành lập “Ủy ban Kiểm tra và Phê duyệt Chương trình Đơn giản hóa chữ Hán” và bắt đầu triển khai chữ Hán giản thể trên quy mô lớn.
Khi đó, các chữ Hán “giản thể” sẽ mất đi ý nghĩa ban đầu! Một số phương tiện truyền thông đã đăng tải bài vè của một người có tâm, trong đó phân tích rất sinh động, sâu sắc và cụ thể về tác hại của chữ giản thể. Ví dụ: “Sản vô Sinh” (chữ Sản giản thể 产 là chữ Sản chính thể 產 mất đi chữ Sinh 生), “Ái vô Tâm” (chữ Ái giản thể là chữ Ái chính thể 愛 mất đi chữ Tâm 心), “Thân vô Kiến” (chữ Thân giản thể 亲 là chữ Thân chính thể 親 mất đi chữ Kiến 見), v.v., đều là những miêu tả hiện thực dưới sự cai trị của ĐCSTQ! ĐCSTQ cao giọng “giương cao lá cờ máu và tiến về phía trước”, chữ Tiến (進) chính thể vốn có nghĩa là “càng đi càng tốt đẹp” (bộ Sước 辶 – đi và chữ Giai 佳 – tốt đẹp), nhưng chữ Tiến (进) giản thể thực ra có nghĩa là bước vào giếng (bộ Sước 辶 – đi và chữ Tỉnh 井 – cái giếng)! Thiên ý mênh mông, cũng nằm trong đó?
ĐCSTQ là kẻ vô Thần, không tin vào sự tồn tại của Thần mà chỉ tin vào thuyết tiến hóa của ma quỷ, nên nó dám làm láo làm loạn, nó dám chống Trời đấu Đất, “Trời không sợ, nó là to nhất”, bọn cướp cai trị đất nước, lưu manh thống trị. Nó dám tùy ý giết người, nó dám bức hại Pháp Luân Công một cách điên cuồng, nó dám vu khống phỉ báng Thần Phật, nó dám mổ cướp nội tạng của người sống, giết người để kiếm tiền. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta hãy tự hỏi: Ta – người tồn tại giữa trời đất này là ai? Phải chăng đó là một tế bào sẽ bị tiêu diệt trong cái chết thối nát của ĐCSTQ? Hay một linh hồn cao quý từ Thiên quốc trên Thượng giới?
Thế giới con người do Sáng Thế Chủ tạo ra không phải là một nơi mà ma quỷ ĐCSTQ thể hiện sự hung ác, bởi vì vũ trụ mới mang đầy đủ đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn, vũ trụ mới không có vật chất bại hoại như Đảng Cộng sản.
Bài viết này phao chuyên dẫn ngọc, nếu có gì không phù hợp xin lượng thứ.
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/16/460112.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/16/210842.html
Đăng ngày 17-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.