Bài viết của Hiểu Độ

[MINH HUỆ 11-05-2023] Vào thời điểm viết bài này, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 đang đến gần! Xin chúc mừng tất cả mọi người, chúng ta hãy cùng nhau chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới!

Mục lục:

1. Sáng Thế Chủ đã tạo ra thiên thể vũ trụ
2. “Thiên thư không chữ” là gì
3. Thương Hiệt tạo chữ
4. Về chữ Hán
5. Các truyền thuyết liên quan
6. “Chữ Hán giản thể” là sự phá hủy đối với văn hóa Thần truyền

1. Sáng Thế Chủ sáng thế

Sáng Thế Chủ tạo đại khung vũ, trời đất mênh mang có huyền cơ, chữ Hán Hoa Hạ truyền các đời, văn minh Trung Hoa là chủ đề.

Sáng Thế Chủ đã tạo ra vũ trụ thiên thể và tất cả thời gian và không gian, tạo ra trái đất và tam giới, và tất cả con người và các vị Thần, Ngài đã coi sóc và bảo vệ con người, và Ngài sẽ cứu vũ trụ và cứu tất cả chúng sinh trước khi vũ trụ cũ giải thể. Đây là biểu hiện của lòng từ bi cao cả đối với tất cả các sinh mệnh, trong đó có chúng ta, do đó tất cả đều nên tri ân, cảm ân. Đây là một khái niệm cần thiết, và nếu một người không có khái niệm này, người ta sẽ lạc lối. Một số người thường oán trời oán đất, điều này cực kỳ không nên. Những người không tin vào “Chúa tạo ra thế giới” có xu hướng kiêu ngạo, họ không coi trọng đức hạnh hay tu dưỡng đức hạnh, họ coi cái gọi là “thuyết tiến hóa” của ma quỷ là lịch sử, vì vậy họ đấu tranh không ngừng. Vẫn còn một số người bị tà ác hồng ma cộng sản bám chặt, vẫn đang bức hại Pháp Luân Công, mà chưa nhận ra rằng hồng thế Chính Pháp đã bắt đầu hướng tới nhân gian. Một ngày nào đó, khi chân tướng đại hiển thì những “người” này sẽ không được lưu lại!

Sáng Thế Chủ đã tạo ra Tam giới mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong không gian của con người: Dải Ngân hà trên bầu trời, các vì sao, mặt trời, mặt trăng, trái đất, núi, sông, hồ và biển, thảm thực vật, động vật, mây và cầu vồng, gió, mưa, sấm sét, v.v. Không gian của chúng ta là một không gian đặc biệt, chân tướng của vũ trụ thì chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng được sắp đặt và tạo hóa có chủ đích (trừ mặt trăng là do một lần nhân loại xa xưa tạo ra, không phải Thần tạo ra), vì vậy, nó phải chứa Thiên cơ (chân tướng)! Đây là lý do tại sao mọi người phải “ngộ”! Tất nhiên, các vị Thần cũng đang giáo hóa con người tại các thời điểm khác nhau, mở đường cho văn hóa nhân loại thông với Thần.

Nền văn minh nhân loại (lần này) có thể nói là đã bắt đầu với sự hiện diện của văn tự. Trước khi có chữ viết, môi trường sống vật chất của con người hẳn khó khăn hơn, các điều kiện vật chất như phòng hộ còn nghèo nàn, thậm chí không có cả quần áo quấn tử tế, có lẽ được làm bằng da thú. Con người đơn giản nhất, tiếp xúc trực tiếp nhất với thiên nhiên, “thắt nút dây ghi nhớ sự việc“, v.v. Đó là thời kỳ “hồng hoang”, khác với người hiện đại dùng nhiều biện pháp để cách ly con người với môi trường tự nhiên. Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn, con người thời bấy giờ phải liên tục và trực tiếp quan sát vạn vật trên đời, những biến đổi của thiên tượng và các biến cố, thường xuyên nhận biết chúng, cầu lành lánh dữ; họ còn phải đối phó với thú dữ và sử dụng chúng như một nguồn thực phẩm, rất nhiều câu chuyện cổ xưa đều có săn bắn.

Quan niệm hiện đại cho rằng “tự nhiên” không bị một trí tuệ nào chi phối. Phát biểu này là sai, bởi vì “tự nhiên” được tạo ra bởi quy luật vũ trụ, và nó là sự tạo ra phép tắc cơ bản và Pháp lực Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ ở tầng không gian này!

2. Thiên thư không chữ

Người xưa có câu “Thiên thùy tượng, kiến cát hung” (Trời hiển thị thiên tượng để con người thấy được sự lành dữ). Phục Hy tóm tắt một cách trừu tượng tất cả mọi thứ trên thế giới thành hai loại: âm và dương. Ví dụ: Trời có mặt trời, mặt trăng. Thời có nóng lạnh. Đất có ngày và đêm. Người có nam nữ. Chim có đực cái. Tình có hỉ, nộ, ái, ố. Sự việc có lành dữ họa phúc. Phục Hy dùng một vạch ngang để biểu thị cho dương, vạch này tách thành hai vạch ngắn để biểu thị cho âm, sau đó kết hợp hai yếu tố này để tạo thành “tứ tượng”, sau đó dùng ba tổ hợp chồng lên nhau để tạo thành “bát quái”, rồi thành sáu mươi bốn quẻ, để biểu đạt thông tin của vũ trụ (chân tướng, thiên cơ), diễn dịch lành dữ họa phúc, quyết định hành vi.

Các biểu tượng Bát quái được hình thành bởi sự hoán vị và kết hợp này không phải là văn tự, mà phản ánh quy luật của sự vật.

Tất nhiên, trước khi làm một việc gì đó, trước tiên nên phân biệt giữa động cơ tốt và động cơ xấu, chỉ bằng cách làm việc tốt và không làm việc xấu, người ta mới có thể tích đức. Đối với người tu luyện mà nói, tốt hay xấu là dùng Đại Pháp để đánh giá.

Tại sao thiên tượng lại được gọi là “Thiên văn”? Tại sao chữ được gọi là “Văn tự”? Tại sao trạng thái của trái đất được gọi là “Địa lý”? Khoảng cách của con đường được thể hiện bằng từ đồng âm “Lý” (dặm). Làm thế nào mà có tất cả những điều này?

Thiên địa vạn vật và thế giới của chúng ta là một “cuốn sách không có chữ”. Ông Trời truyền đạt thông tin của vũ trụ một cách không lời qua các thiên tượng và vật tượng khác nhau. Thông tin được phát ra bởi nguyên thần của con người cũng không có ngôn ngữ, và chính bộ não con người sẽ xử lý và sắp xếp nó thành ngôn ngữ, cách diễn đạt, v.v. để thể hiện nó.

Hà đồ và Lạc thư cũng là những bản Thiên thư không chữ.

Tất nhiên, cũng có những dị tượng xuất hiện dưới dạng các ký tự, chẳng hạn như “Tàng tự thạch” (Đá chứa chữ) ở thị trấn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu (nội dung: Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong); chẳng hạn như “Trứng chứa chữ” (nội dung: Thần Dĩ Lai Đáo). Đó là sau khi xuất hiện văn tự, mọi người mới có thể hiểu chúng.

Thiên tượng chính là ở đó, chỉ là chờ con người đọc hiểu lý giải thế nào mà thôi.

Cái mà người ta gọi là “Ông Trời”, Ông có tư tưởng, có trí huệ, vì Ông chính là Thần!

Tranh là sự miêu tả toàn diện, chính xác về sự vật (đối tượng), còn ngôn ngữ, từ ngữ cũng là biểu hiện của sự vật (đối tượng), nhưng tinh tế, đặc sắc, truyền tải nội hàm như thế nào mới là điều quan trọng.

Khi nói đến tranh, tôi không hiểu biết, nhưng tôi cũng rất xúc động. Tôi còn nhớ khi còn nhỏ, trên tường nhà tôi treo bốn bức tranh xuân, hạ, thu, đông, ngày nào cũng được ngắm nhìn, tôi rất vui, phong cảnh thật đẹp! Tôi rất ấn tượng. Đối với tranh công bút (tranh Trung Quốc), dù không cần quá nhiều bút mực, chỉ cần vài nét là đã có thể thể hiện sinh động. Tôi thích xem những bức tranh trong cuốn sách “Hồng Ngâm” lắm, biểu cảm của Thần Phật sao mà hay quá! Làm cho mọi người cảm thấy tôn kính! Thiện niệm bỗng nảy sinh. Sông núi cỏ cây, chỉ mấy nét bút đã tạo nên ý cảnh mỹ diệu như thế! Quả thật khiến người ta tâm hồn rộng mở và tinh thần vui thích, say mê!

Nhân tiện xin gửi tới các đồng tu biết vẽ: Xin hãy học hỏi tinh thần Thương Hiệt sáng tạo chữ, và học tập tinh thần của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, sử dụng các bức tranh truyền thống làm tài liệu tham khảo, chuẩn bị với tâm thái thuần tịnh, thể hiện chính xác, vẽ rồng điểm mắt, đã không làm thì thôi, đã làm thì phải làm tốt nhất! Sáng tác bài hát và viết bài cũng như thế, thì mới có thể xuất thần, mới có thể lay động mọi người, truyền cảm hứng cho mọi người!

“Hình” và “Thần” là nhất thể. “Thần” là cấp độ tinh thần và là bản chất của sự vật. Bất kỳ sự vật nào đều có cả hai phương diện vật chất và tinh thần, nhưng lại là một thứ. Những sự việc trừu tượng cũng có biểu tượng và bản chất. Ngôn ngữ, âm thanh và ký tự là “Hình” là biểu tượng, và nội hàm là “Thần”. Do đó, đá chứa đựng ngọc mà tỏa sáng, vật chứa thần mà có hình tượng. Tất nhiên, mọi thứ đều tốt và xấu, con người có tốt và xấu, tính chất khác nhau. “Thần” trong cơ thể con người là nguyên thần; Nguyên thần của Đát Kỷ bị Hồ ly tinh thay thế.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/11/460111.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/6/210668.html

Đăng ngày 15-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share