Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-06-2023] Tôi bắt đầu tu luyện từ năm 1993 và may mắn được tham dự hai khoá giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí. Nhìn lại hành trình tu luyện của bản thân, tôi thấy mình đã làm tốt được một số phương diện, tuy nhiên vẫn còn kém ở nhiều mặt khác. Cũng có lúc tôi đã cảm thấy vô cùng hối hận. Trong hành trình tu luyện này của tôi không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió nhưng niềm tin của tôi vào Sư phụ và Pháp không bao giờ dao động.

Tôi muốn chia sẻ cùng mọi người một khó khăn đặc biệt mà tôi đã phải đối mặt trong quá trình tu luyện của mình. Tôi đã phải mất những 19 năm (từ năm 1993 đến năm 2012) để cuối cùng tôi có thể ngồi song bàn khi đả toạ. Cả tâm lẫn thân của tôi đều đã được tôi luyện rất nhiều trong suốt một quá trình dài đằng đẵng và mệt mỏi.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, những người không biết rõ về tôi đều nghĩ rằng tôi là giáo viên thể dục khi tôi nói mình là giáo viên. Họ nghĩ như vậy vì tôi có thân hình trông rất thể thao. Sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bị sốc vì thân hình thể thao này của mình không thể ngồi bắt chéo hai chân lên nhau (thế hoa sen) trong khi đả toạ, cho dù là tôi có cố gắng thế nào đi nữa. Vì vậy để ngồi được tư thế đó đã trở thành một khảo nghiệm lớn mà tôi cần phải vượt qua trong quá trình tu luyện của mình.

Ngay từ thời điểm xuất tâm quyết định tu luyện, tôi nhận thấy cục nghiệp lực to lớn mà tôi có đã được đẩy xuất ra khỏi cơ thể của tôi với tốc độ cực nhanh, thể hiện rõ thông qua tình trạng thể chất bất thường của tôi. Ví dụ như tôi không thể ngồi xổm trên cả hai chân cùng một lúc, và chỉ có thể sử dụng một chân luân phiên khi ngồi xổm, nếu không cơ thể tôi sẽ có cảm giác như sắp nổ tung. Tôi cảm thấy cơ thể của mình bị vặn vẹo và thắt nút khắp nơi. Đồng thời cảm thấy khó khăn khi cúi gập người, và chỉ có thể cúi đầu xuống một chút. Từ phần vai trở xuống đến thắt lưng thì cứng đơ như một tấm ván. Tôi không thể xoay bàn chân trái ra ngoài, và gặp khó khăn khi nhấc bàn chân trái lên đầu gối phải trong khi đả toạ.

Trong lần đầu tiên ngồi đả toạ, tôi thậm chí còn không thể ấn được chân trái xuống đất, mà chỉ có thể đặt chân phải lên bắp chân trái. Ngay cả ở vị trí này, mỗi phút đều không thể chịu nổi.

Khi tôi ngồi đả toạ cùng với các học viên khác, ban đầu tôi không muốn họ nhìn thấy mình đang phải vật lộn, vì vậy tôi luôn đợi mọi người khoanh chân và nhắm mắt lại trước khi tôi di chuyển chân của mình. Sau này tôi nhận ra việc tôi chờ đợi như vậy là biểu hiện của chấp trước hư danh và giữ thể diện của tôi. Vì vậy, tôi đã buông nó ra và bắt đầu di chuyển chân của mình cùng lúc với những người khác.

Một học viên mới nhìn thấy tôi đang vật lộn với đôi chân của mình bèn nói rằng cách tôi bắt chân ngồi trông không giống một học viên lâu năm. Các đồng tu khác cũng bình luận về việc liệu tôi có nên ngồi đả toạ ở nhà để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các học viên mới hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng sự kiên trì này của tôi có thể thực sự truyền cảm hứng cho những người khác.

Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu” (Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

Tu luyện có đường tâm là tắt
Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền

Lần đầu đọc bài thơ trên, tôi cảm thấy như thể mình đã tìm được một con đường tắt thực sự để tu luyện: Đó là tu luyện tâm tính và chịu đựng gian khổ. Tôi có thể đạt được cả hai thông qua nỗ lực ngồi song bàn. Tôi cảm ơn Sư phụ vì sự an bài độc đáo của Ngài dành cho tôi.

Sư phụ cũng giảng:

“Là người tu luyện, đường đời từ nay về sau sẽ được cải biến; Pháp thân của tôi sẽ an bài lại cho chư vị.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Nếu việc cố gắng ngồi song bàn của tôi là điều mà Sư phụ đã an bài cho tôi, thì tôi chỉ cần tiếp tục cố gắng làm cho thật tốt. Tôi đã dùng một sợi dây thừng để cố định lại đôi chân sao cho chúng không bị trượt xuống. Thậm chí có lúc tôi còn dùng cả bao cát để đè chân xuống. Nếu việc ngồi đả toạ của tôi không đạt tiêu chuẩn, tôi sẽ luyện thêm các bài công pháp đứng để bù đắp. Có lần, tôi đã luyện bài công pháp thứ nhất chín lần và cảm thấy xương của mình như muốn rời ra. Tôi nhận ra rằng mình đã quá háo hức để thành công, và tôi đã “căng” quá sức.

Tôi cũng hy vọng mình có thể ngồi song bàn trong khi học Pháp như bao học viên khác, nhưng vì quá đau nên tôi đã chuyển sang quỳ gối. Sau đó đầu gối của tôi bắt đầu có vấn đề và nó đau dữ dội. Sau đó tôi đã đổi qua một tư thế khác cho đến khi không chịu nổi nữa. Dù sao đi nữa, việc tôi phải trải qua đủ loại khó chịu cũng là điều bình thường vì tôi đã và đang cố gắng hết sức để trở thành một người tu luyện tốt hơn.

Tôi không oán hận về việc phải chịu đựng những khó khăn vì tôi tin chắc rằng đó là con đường mà Sư phụ đã an bài cho mình. Tôi không biết mình có bao nhiêu nghiệp lực, nhưng tôi chắc chắn rằng càng chịu đựng thì nghiệp lực của tôi càng ít. Vì vậy, tôi tập ngồi song bàn bất cứ khi nào có thời gian, và tôi không hề cảm thấy cay đắng hay sợ hãi khi làm như vậy. Tôi chỉ biết rằng miễn là tôi còn đau đớn, thì phần nghiệp lực trong tôi đang được tiêu trừ đi.

Tôi cũng chú ý để không phát triển bất kỳ tâm chấp trước nào trong quá trình này, chẳng hạn như tật đố với người khác vì họ có thể ngồi song bàn hay lo lắng về việc khi nào mình có thể ngồi được như họ, hoặc cảm thấy chán nản và sợ hãi khi phải chịu đựng những cơn đau. Ngay khi những suy nghĩ đó nổi lên, tôi sẽ hạ lệnh cho chúng nó ngừng ngay, vì tôi không muốn những suy nghĩ đó gây thêm khó khăn cho việc tu luyện của mình, đặc biệt là khi tôi đã có quá nhiều nghiệp lực.

Ngay cả khi đã cố gắng rất nhiều, nhưng tình trạng ngồi đả toạ của tôi vẫn không cải thiện là mấy sau nhiều năm. Các đồng tu cũng cảm thấy lo lắng cho tôi. Một trong số họ tự hỏi liệu tôi có đang quá chấp trước vào việc chịu đựng đau đớn, còn người khác thì cảnh báo với tôi rằng tầng thứ tu luyện của tôi sẽ bị ảnh hưởng nếu tôi vẫn không thể ngồi song bàn đúng cách.

Mặc dù bản thân tôi không chấp trước vào việc ngồi song bàn, nhưng tôi đã có một câu hỏi trong đầu: Sư phụ đã giảng rằng ngay cả những người có cấy đinh hoặc tấm kim loại ở chân cuối cùng cũng có thể bắt chân song bàn. Tại sao tôi lại không thể làm được chuyện này sau một quãng thời gian dài, đặc biệt là khi tôi tự coi mình là người tương đối tinh tấn và kiên định trong tu luyện?

Năm 1998 tôi có một giấc mơ, trong mơ tôi thấy mình đang chạy trên đường thì có một nhóm người đi xe máy từ hướng ngược lại lao tới. Trên mỗi chiếc xe máy đều có người ngồi sau xe tay cầm gậy cố gắng đánh tôi khi xe chạy ngang qua tôi. Tôi vừa chạy vừa hô lên: “Sư phụ ơi, Sư phụ ơi”, và những chiếc gậy này đã không thực sự chạm vào tôi. Đến cuối đường, trước mặt là những ngọn núi phủ đầy tuyết và dài vô tận mà muốn về được nhà thì tôi phải trèo qua đó. Giấc mơ này khiến tôi nhận ra rằng con đường tu luyện của mình sẽ không suôn sẻ.

Sau giấc mơ tôi có hỏi Sư phụ: “Con đã tu luyện rất lâu rồi. Tại sao con vẫn không thể đột phá được trong việc ngồi đả toạ?” Một giọng nói xuất hiện trong đầu tôi, nói rằng: “Con sẽ phải chịu đựng nhiều hơn những người khác!” Tôi nhận ra rằng Sư phụ đã trả lời câu hỏi của mình. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và liền lập tức ngồi đả toạ. Nghĩ đến những ngọn núi phủ tuyết trong giấc mơ của mình, tôi tự nhủ: “Ngồi năm phút cũng bằng leo năm mét lên một ngọn núi phủ đầy tuyết.”

Vào một ngày trong năm 2003, khi vừa vắt chân lên để ngồi đả toạ, một ý nghĩ liền hiện lên trong đầu tôi: “Đã 10 năm rồi mà vẫn chẳng có gì thay đổi.” Lúc ấy tôi cảm thấy có chút cay đắng và buồn bã, nhưng tôi chặn ngay ý nghĩ tiêu cực này. Ngay khi bắt đầu ngồi đả toạ, tôi liền tiến nhập vào trạng thái định: Cơ thể tôi giống như một ngọn núi lửa đang phun trào, vươn thẳng lên bầu trời. Cảm giác này kéo dài trong nhiều giây. Tôi biết rằng Sư phụ đang khích lệ đệ tử của Ngài, và tôi đã thấy rằng, trong khi chân của tôi ở thế giới con người có vẻ như vụng về và tôi không thể bắt chéo chúng đúng cách, tuy vậy những thay đổi đối với cơ thể của tôi ở phía bên kia là rất lớn. Những giọt nước mắt biết ơn lặng lẽ tuôn rơi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và không còn thấy cay đắng khi đả toạ với tư thế chưa được hoàn hảo của mình.

Vào đầu năm 2012, tôi chợt nhận ra rằng đã gần 19 năm kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện, nhưng tôi vẫn chưa thể ngồi song bàn. Tôi tự hỏi liệu nó cứ như thế này mãi cho đến khi tôi đạt viên mãn hay sao. Tôi tự hỏi: “Tôi có thể chấp nhận điều đó không?” Vâng tôi có thể! Nếu đây thực sự là an bài của Sư phụ và điều đó có nghĩa là mỗi ngày tôi đều sẽ có cơ hội như này để tiêu nghiệp và tu tâm.

Vào một ngày tháng 5 năm 2012, trên thân thể của tôi xuất hiện những triệu chứng tiêu nghiệp rất mạnh mẽ và tôi cảm thấy vô cùng yếu ớt. Tôi cảm thấy sắp có một thay đổi lớn đối với thân thể và sự tu luyện của mình. Tôi đã ở lì trong nhà suốt 5 ngày (tôi sống một mình), mỗi ngày tôi đều học Pháp, luyện công, phát chính niệm và đọc các bài viết trên trang Minghui.org. Vào đêm thứ năm, lần đầu tiên tôi có thể đặt hai chân chồng lên nhau, và tôi đã ngồi thiền ở thế song bàn trong suốt một giờ.

Sau 19 năm, cuối cùng tôi đã làm được! Những giọt nước mắt biết ơn lăn dài trên má tôi.

Nhìn lại, tôi nhận ra rằng mình đã từng bước lựa chọn trong suốt những năm tháng tu luyện của mình: thay vì dùng nhân tâm để giải quyết vấn đề ngồi song bàn và các vấn đề tu luyện khác, tôi đã chọn chính niệm và vượt qua hết cột mốc này đến cột mốc khác trên hành trình tu luyện của mình. Để bước đi trên con đường chân chính, cách duy nhất là học Pháp nhiều hơn và học Pháp cho thật tốt.

Trong tu luyện không có gì là ngẫu nhiên. Bất cứ chỗ nào cần phải được cải thiện, thì liền có khảo nghiệm xuất hiện. Tình huống tu luyện của mỗi người là khác nhau, tầng thứ và khó khăn gặp phải trong tu luyện cũng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng chính niệm để xử lý bất cứ điều gì xảy đến với mình và nhớ luôn kiểm tra xem những suy nghĩ của mình có phù hợp với Pháp hay không và những chấp trước nào đã được loại bỏ rồi, mà không chấp trước vào kết quả.

Cũng giống như vấn đề ngồi song bàn của tôi, tôi đã xử lý nhiều việc khác trong quá trình tu luyện của mình bằng chính niệm. Khi tôi loại bỏ hết chấp trước này đến chấp trước khác và dần đề cao bản thân, nghiệp lực của tôi đã được tiêu trừ từng chút từng chút một. Những chấp trước đã được loại bỏ giống như “bàn đạp” thúc đẩy tôi đề cao tầng thứ tu luyện của mình.

Ngay cả khi chúng ta vấp ngã trên đường đi và không vượt qua tốt một số khảo nghiệm, chúng ta nên nhớ rằng đó là quá trình tu luyện. Chúng ta chỉ cần nhanh chóng đứng dậy và làm tốt hơn nữa. Niềm tin của chúng ta vào Sư phụ và Pháp không thể bị lung lay bởi những vấp ngã không thường xuyên của mình.

Tôi viết ra hành trình tu luyện này của mình để nhắc nhở và khuyến khích bản thân luôn tinh tấn như khi mới bắt đầu tu luyện, hoàn thành sứ mệnh trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh, đồng thời bước đi trên con đường phía trước thật tốt đẹp.

Con vô cùng cảm tạ Sư phụ vì sự cứu độ từ bi của Ngài!

(Bài chia sẻ nhân dịp chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 đăng tải trên Minh Huệ Net)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/1/452726.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/6/209750.html

Đăng ngày 06-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share