Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 03-01-2023] Gần đây, vợ tôi (cũng là đồng tu) vì một số nguyên nhân như nặng “tình” với con cái mà bị cựu thế lực dùi vào sơ hở và bức hại, khiến cô ấy rơi vào trong ma nạn.
Vợ tôi rất nặng tình với con cái, cô ấy bao bọc con bằng mọi cách có thể, không muốn để con chịu một chút khổ nào, cô ấy hy vọng cháu giống như đóa hoa trưởng thành trong nhà kính vậy, không phải trải qua mưa gió, luôn luôn vui vẻ hạnh phúc. Cô ấy đã hoạch định sẵn con đường phát triển tương lai của cháu, dựa vào kế hoạch đó để nỗ lực giáo dục con, tuy nhiên cuối cùng những nỗ lực ấy chỉ khiến con chúng tôi trở nên hư hỏng.
Nuông chiều con không phải là tình mẫu tử chính thường
Tôi đã luôn nghĩ rằng việc các bà mẹ nuông chiều con là thể hiện của tình mẫu tử chính thường, nhưng gần đây tôi đã ý thức ra rằng hoàn toàn không phải như vậy, đây là một loại tình mẫu tử biến dị, nguyên nhân dẫn đến tình huống này chính là thuyết vô thần tà ác.
Trong văn hoá truyền thống, người mẹ khi giáo dục con cái đều minh bạch đạo lý rằng nhân sinh của con là do Thần an bài. Trong quá trình giáo dục con đều dùng thiện tâm dẫn dắt, không ép buộc, không nuông chiều, đều là vô cùng lý tính. Họ hiểu rằng con cái chịu một chút khổ là hảo sự, từ nhỏ đã bồi dưỡng cho con tinh thần chịu khổ. Trong lịch sử cũng có rất nhiều ví dụ như vậy, ví dụ như “Khang Hy giáo tử” (Khang Hy giáo dục con), “Nhạc mẫu thứ tự” (mẹ của Nhạc Phi khắc chữ lên lưng con), “Mộc Lan tòng quân”, v.v.
Tuy nhiên, ngày nay do ảnh hưởng của thuyết vô thần, người ta không tin rằng có Thần, Phật tồn tại, không tin rằng cuộc đời của con cái là do Thần an bài, lại càng không thể hiểu được rằng khi con cái chịu khổ chính là đang trả nghiệp, là đạo lý nhân quả tuần hoàn.
Kết quả là, các bậc phụ huynh hiện nay cố gắng lên kế hoạch tỉ mỉ cho cuộc đời của con cái dựa trên tư duy hạn hẹp của mình và tìm cách giúp che chở con mình khỏi bất kỳ khó khăn nào. Họ muốn cuộc đời của con cái họ được dễ dàng và thành công – nhưng làm sao có thể như vậy chứ?
Khi những bậc cha mẹ này không đạt được mục tiêu của họ, họ liền đi tới cực đoan. Hoặc là nuông chiều con cái của mình tới mức khiến chúng trở nên hư hỏng, hoặc là dùng những biện pháp nghiêm khắc không hợp lý để ép con cái làm được những điều họ muốn. Chính loại tình yêu này của cha mẹ đã làm hỏng mối quan hệ chính thường giữa cha mẹ và con cái.
Là một người tu luyện, một đệ tử Đại Pháp, nếu chúng ta muốn buông bỏ chấp trước người thường này, chúng ta nên triệt để xoá sạch những độc hại của chủ ngĩa vô thần và nhổ sạch gốc rễ đã sinh ra loại tình cảm biến dị này, như vậy mới có thể tu bỏ loại tình yêu mù quáng đối với con cái.
Kỳ thực tôi phát hiện ra rằng, chủ nghĩa vô thần được cổ suý bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ làm biến dị mối quan hệ mẫu tử mà còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, bao gồm mối quan hệ phu thê, mối quan hệ với cha mẹ, mối quan hệ giữa người thân trong gia đình, v.v. Những điều này đều được kiến lập trên cơ sở của vô thần luận, đều không phải là điều chính thường mà con người nên có.
Chủ nghĩa vô thần cản trở nghiêm trọng việc tu luyện và cứu người của chúng ta
Giờ đây tôi ngày càng ý thức được rằng sự độc hại của văn hoá đảng đã thâm nhập sâu sắc vào mỗi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta và cản trở nghiêm trọng việc tu luyện và khả năng cứu độ chúng sinh của chúng ta. Rất nhiều vấn đề phát sinh trong tu luyện đều có liên quan bằng cách này hay cách khác với thuyết vô thần.
Tu luyện cần phải tín Sư tín Pháp, nhưng có nhiều lúc chúng ta không thể hiện ra được sự tín Sư tín Pháp. Ở đây có tâm sợ hãi và các loại nhân tâm mà chúng ta chưa thể tu bỏ, ngoài ra còn có một nhân tố ẩn tàng mà tôi vẫn luôn không nhận ra, đó chính tàn dư độc tố của vô thần luận còn lưu lại trong tư tưởng của chúng ta.
Chúng ta đều biết thời Trung Quốc cổ xưa, cổ nhân vì một lời hứa có thể xả bỏ sinh mệnh, hy sinh vì chính nghĩa là chuẩn tắc làm người thời đó. Còn những người tu luyện càng có niềm tin mạnh mẽ vào sư phụ của họ cũng như các vị Thần, Phật.
Một ví dụ khác, Phật Milarepa cho dù bị sư phụ của mình đối đãi như thế nào, ông chưa bao giờ có suy nghĩ không tốt về sư phụ của mình. Đường Tăng đi thỉnh kinh cho dù gặp ma nạn lớn như thế nào vẫn kiên định đức tin vào Phật Pháp và giữ tâm bất động. Vậy tại sao chúng ta hôm nay có một số đồng tu có những lúc cư xử như thể không hề tín Sư tín Pháp? Đó là vì họ chưa thật sự nhận thức một cách lý tính về Sư phụ và Đại Pháp, họ vẫn đang dùng tư tưởng của vô thần luận để nhận thức về tu luyện, về Sư phụ và Đại Pháp. Vì vậy họ biểu hiện ra sự không quan tâm đối với những ma nạn mà họ không thể vượt qua, thậm chí đối với những hành vi phản bội Sư phụ và Đại Pháp.
Nếu chúng ta có thể đứng từ cơ điểm văn hoá truyền thống để nhận thức về tu luyện thì sẽ không xảy ra những thái độ hay hành vi không đúng đắn đối với tu luyện như vậy, chúng ta sẽ có thể đứng tại góc độ Chính Pháp của Sư phụ mà nhận thức việc tu luyện Chính Pháp của chúng ta hôm nay mang theo nội hàm hồng đại và thâm sâu chưa từng có trong lịch sử vũ trụ.
Chúng ta đều biết trong tu luyện chúng ta phải hướng nội tu tâm tính. Nhưng nhiều khi chúng ta bị tư duy hướng ngoại thao túng, chỉ nhìn vấn đề của người khác mà không tìm trong bản thân mình.
Vậy lối tư duy hướng ngoại này đến từ đâu? Trong văn hoá truyền thống, cổ nhân Trung Quốc đều chú trọng đến việc tu thân, tự suy ngẫm, chứ không hướng ngoại mà nhìn. Nhưng người tu luyện chúng ta hôm nay vì sao lại hướng ngoại nhìn? Tôi phát hiện ra rằng kiểu hướng ngoại nhìn này là tư duy biến dị được hình thành do bị tiêm nhiễm văn hóa tà đảng. Tà đảng luôn tuyên bố bản thân là “vĩ đại, quang vinh, đúng đắn.” Tuy nhiên nó đã và đang phá hủy văn hoá Trung Hoa truyền thống, khiến cho người dân Trung Quốc trong khi xử lý các vấn đề đều không thể đứng ở góc độ truyền thống nhân quả tuần hoàn mà nhìn lại bản thân. Người Trung Quốc đã dần dần hình thành phương thức tư duy biến dị này, cho rằng bản thân mình luôn đúng. Dưới sự dẫn dắt của loại ý thức này, khi xuất hiện vấn đề họ thường tìm chỗ sai của đối phương chứ không nhìn lại bản thân.
Nếu chúng ta muốn thực sự tu luyện bản thân, chúng ta phải tránh xa kiểu tư tưởng biến dị này và loại bỏ hết độc tố chủ nghĩa vô thần trong tâm trí của chúng ta. Từ trong Pháp mà Sư phụ giảng, tôi biết rằng tâm tật đố nếu không bỏ thì sẽ không thể tu thành. Sự sản sinh ra tâm tật đố có thể bắt nguồn từ vài nguyên nhân như tính cách hướng nội, chủ nghĩa bình quân, tâm tranh đấu, tâm giữ thể diện. Tôi nhận thức được rằng tâm tật đố của người Trung Quốc ngày nay mạnh mẽ đến vậy là hệ quả từ những tiêm nhiễm vô thần luận của tà đảng.
Nếu như chúng ta tự giáo dục bản thân trong nền văn hoá truyền thống, chúng ta sẽ hiểu rằng cuộc đời của mỗi người đều đã được Thần an bài dựa trên nợ nghiệp của họ. Được và mất của mỗi người trong cuộc sống cũng đã được định sẵn, vì thế ghen tỵ tật đố là hoàn toàn vô nghĩa.
Là một đệ tử thời kỳ Chính Pháp, chúng ta đều biết rằng Đại Pháp và Sáng Thế Chủ đã an bài mọi việc xảy ra ngày hôm nay. Nếu chúng ta còn cảm thấy bực bội vì điều gì đó trong cuộc sống, chẳng phải là chúng ta không thoả mãn với sự sắp đặt của Sư phụ hay sao ? Đó chẳng phải là một vấn đề hay sao ?
ĐCSTQ đã phá huỷ văn hoá truyền thống, ngày nay người ta nhìn nhận mọi tài sản mà họ có được là kết quả của sự nỗ lực của họ. Họ tranh đấu với nhau chỉ vì một chút lợi ích nhỏ nhoi. Hơn nữa dưới sự ảnh hưởng của “bình quân chủ nghĩa” nghịch thiên phản đạo, khiến sự tật đố của người dân Trung Quốc đạt đến mức độ chưa từng có.
Gốc rễ của sự đố kỵ trong người dân Trung Quốc ngày nay chính là bắt nguồn từ chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ. Là người tu luyện Đại Pháp, nếu chúng ta muốn thoát khỏi tâm tật đố này, trước hết chúng ta cần loại bỏ độc tố chủ nghĩa vô thần luận ra khỏi tâm trí của chúng ta.
Chấp trước vào an dật cũng bắt nguồn từ thuyết vô thần và thuyết tiến hoá
Một chấp trước khác có thể huỷ hoại một người tu luyện là tâm an dật. Rất nhiều người tu luyện đã bị huỷ rớt bởi vì họ có chấp trước mạnh vào an dật và không muốn chịu một chút khổ nạn nào. Họ muốn tìm đường tắt và bị cựu thế lực lôi kéo bởi cái gọi là “Pháp lý cao tầng”, cuối cùng những thứ đó đã dẫn họ đi lạc đường.
Chấp trước vào an dật muốn thân thể vật chất chúng ta cảm thấy thoải mái. Ý niệm này đến từ đâu ?
Tôi thấy rằng chấp trước này được dung dưỡng bởi chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hoá, điều này khuyến khích con người nhận thức rằng thân thể người chỉ là một thực thể vật chất đơn thuần. Khi con người không còn tin vào Thần và luân hồi dựa trên mối quan hệ nghiệp báo, họ sẽ hết mình hưởng thụ cuộc sống.
Thuyết tiến hoá đã đánh lừa con người thế gian, khiến họ tin rằng con người chỉ là một sản phẩm tiến hoá ngẫu nhiên và thân thể người chỉ là một tổ hợp của ADN và protein và sẽ biến mất hoàn toàn sau khi chết.
Vì vậy, để được “hạnh phúc”, người ta đã phát triển tâm lý tránh xa khó khăn và từ chối chịu khổ, khiến họ chấp trước vào sự thoải mái.
Từ góc độ của văn hoá truyền thống, Thần đã tạo ra mọi thứ mà chúng ta có, bao gồm cả nhục thân này, vì vậy chúng ta có thể trả nợ nghiệp thông qua việc chịu khổ chứ không phải hưởng thụ cuộc sống.
Từ góc độ của tu luyện Chính Pháp, Sư phụ đã cho chúng ta nhục thân này để chúng ta tu luyện và trợ giúp Ngài cứu chúng sinh, chứ không phải tìm kiếm sự thoải mái và an nhàn trong người thường. Tuy nhiên, chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi độc tố của chủ nghĩa vô thần và sử dụng nhục thân này để tìm kiếm sự an dật, cản trở cả việc tu luyện và cứu độ chúng sinh.
Để vứt bỏ tâm an dật, chúng ta phải loại bỏ độc tố chủ nghĩa vô thần luận khỏi tâm trí chúng ta. Người Trung Quốc luôn luôn được biết đến là cần cù và dũng cảm. Chính ĐCSTQ đã phá huỷ văn hoá truyền thống Trung hoa, khiến chúng ta rời xa truyền thống và tìm kiếm sự an dật hơn bất kể điều gì khác.
Không một ai có thể thật sự đắc Pháp mà không hoàn toàn loại bỏ độc tố của chủ nghĩa vô thần
Tu luyện Đại Pháp là trực chỉ nhân tâm. Nếu chúng ta muốn tu tốt bản thân, chúng ta phải học Pháp nhiều, học Pháp tốt và thật sự hiểu Pháp.
Vẫn còn là một nhân tố ngăn trở chúng ta đắc được Pháp trong quá trình học Pháp, đó chính là độc tố của chủ nghĩa vô thần. Cho dù chúng ta có thể chân tu Pháp và đắc Pháp hay không, tất cả đều do thái độ của chúng ta đối với Đại Pháp. Trong quá khứ, các hòa thượng đối đãi với kinh thư chỉ đạo họ tu luyện như thế nào? Thái độ khiêm tốn và kính trọng của họ đối với kinh sách tu luyện đã được ghi chép lại trong các sách lịch sử.
Tuy nhiên con người ngày nay đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chủ nghĩa vô thần, họ nhìn các vị Thần, Phật và kinh sách bằng những quan niệm hiện đại. Họ coi các vị Thần, Phật như những thần tượng và kinh sách như sách vở bình thường. Suy nghĩ biến dị này cũng tồn tại trong tâm trí của chúng ta.
Một số học viên vô ý mà để sách Đại Pháp ở khắp nơi và thậm chí làm bẩn sách. Chẳng phải đây là một phản ánh của khái niệm biến dị sao ? Với thái độ như thế đối với Đại Pháp, liệu họ có thể đắc được Pháp trong khi học Pháp không ? Không một ai có thể thật sự đắc Pháp với một tư duy vô thần luận như vậy được.
Đó có thể là lý do tại sao nhiều đồng tu của chúng ta không đắc được Pháp mặc dù họ vẫn học Pháp. Đó cũng là lý do cơ bản tại sao họ không thể chân chính hiểu được Pháp của vũ trụ và Sư phụ.
Chúng ta cần phải loại bỏ độc tố của chủ nghĩa vô thần và quay trở về với truyền thống, chỉ khi đó chúng mới thật sự ngộ Pháp và được soi sáng trong Đại Pháp vũ trụ, và chỉ khi đó chúng ta mới biết cách trân quý Pháp.
Chính Pháp đang dần quá độ sang Pháp Chính Nhân Gian. Chủ nghĩa vô thần, thuyết tiến hoá, cũng như những khái niệm và thái độ, quan điểm hiện đại đang trở thành chướng ngại chính trong tu luyện và cứu độ chúng sinh của chúng ta hôm nay, và chúng cũng chính là chướng ngại lớn cản trở quá trình quá độ từ Chính Pháp sang Pháp Chính Nhân Gian.
Để vứt bỏ những vật chất biến dị trong tư tưởng của chúng ta, chúng ta cần đọc và nghe Chín bài bình luận về chủ nghĩa cộng sản, Mục đích cuối cùng của đảng cộng sản, Giải thể văn hoá đảng, Ma quỷ đang thống trị thế giới và quan trọng hơn cả, học Hồng Ngâm VI.
Tôi cảm thấy rằng Hồng Ngâm VI là Pháp bảo mà Sư phụ đã ban cho chúng ta để loại bỏ hết thảy các quan niệm biến dị này. Cá nhân tôi đề xuất là chúng ta cần học thuộc Hồng Ngâm VI, vì chúng ta sẽ thu được lợi ích không thể ngờ tới khi làm được như vậy.
Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân. Mong các đồng tu viên dung chỉ ra những điều chưa phù hợp.
Chú ý của ban biên tập: Bài viết chỉ là thể ngộ của tác giả tại tầng thứ sở tại, chia sẻ với các đồng tu để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”. (“Thực tu”, Hồng Ngâm)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/3/206005.html
Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/19/451965.html
Đăng ngày 06-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.