Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Thiên Tân
[MINH HUỆ 12-03-2023] Năm 1994, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi là bác sỹ trưởng khoa của một bệnh viện. Trong nhiều năm qua, tôi đã thọ ích rất nhiều về sức khỏe và công việc nhờ tu luyện Đại Pháp.
1. Thân tâm thọ ích
Năm 1994, tôi đã bước vào tu luyện Đại Pháp dưới ảnh hưởng của mẹ tôi cũng là đồng tu. Thời đó, tôi vẫn còn trẻ, ngủ rất nhiều, thường xuyên không thể dậy sớm để ra công viên luyện công, chưa nhận thức được sự trân quý của Đại Pháp, tôi nghĩ mình mới hơn 20 tuổi, từ từ tu luyện, vẫn còn thời gian, do đó tôi lúc tu lúc không.
Trong thời gian ở cữ sau khi sinh con, tôi đã từng bị sốt cao ba lần, nếu là người thường thì sẽ đi khám bệnh ngay, tuy nhiên tôi biết là Sư phụ đang điều chỉnh thân thể và thanh trừ nghiệp bệnh cho mình. Ngày hôm sau, tôi đã hạ sốt sau khi đề cao tâm tính và học Pháp luyện công.
Một lần khác, tôi bị “nổi mề đay” nghiêm trọng, toàn thân xuất hiện vô số đốm đỏ, lòng bàn tay và bàn chân đều nổi những mảng lớn, vô cùng ngứa ngáy, tôi càng gãi càng ngứa, trên mặt và mí mắt cũng sưng phù, kết mạc vừa đỏ vừa sưng, tôi như biến thành một người khác. Mọi người nhìn thấy đều khuyên tôi mau đi chữa trị. Tôi đã buông bỏ tâm hư vinh và sỹ diện, tín Sư tín Pháp, sau khi tôi học Pháp luyện công, tìm vấn đề ở tâm tính của bản thân, mề đay đã hoàn toàn biến mất sau khoảng một tuần. Đoạn thời gian này cũng là khảo nghiệm xem tôi có tín Sư tín Pháp, buông bỏ sinh tử hay không.
Một buổi tối nọ, tôi đã xuất hiện triệu chứng khó thở, đó cũng là biểu hiện của hen suyễn. Tôi không thể chợp mắt ngủ, trong tâm thầm nghĩ: “[Ai đó] đã qua đời vì chứng hen suyễn. Nếu lỡ mình bị sưng cuống họng đến mức ngạt thở mà qua đời thì chẳng phải là bôi nhọ Đại Pháp sao?” Tôi bèn gọi đồng tu chồng thức dậy. Anh ấy đã an ủi tôi rằng: “Em sẽ không sao, mau ngủ đi.” Tôi đã buông tâm xuống và đi ngủ, sau khi thức dậy, quả nhiên tôi không còn thấy khó thở nữa.
Chỉ có người tu luyện mới hiểu được, tất cả bệnh tật kỳ thực đều là một dạng biểu hiện của nghiệp lực. Thông qua học Pháp tu tâm, nghiệp lực cũng tiêu trừ, cái gọi là “bệnh” cũng “tự khỏi mà không cần chữa”. Đại Pháp mới là khoa học chân chính!
2. Làm một bác sỹ tốt
Nếu muốn trở thành một bác sỹ tốt, thì nhất định phải là một người có đạo đức cao thượng. Một lần nọ, có một ông chú ở vùng nông thôn của tỉnh khác đến khám bệnh. Ông ấy bị ho đã nhiều năm, bởi vì ông đi khắp nơi tìm bác sỹ chữa trị nên đã kiệt sức. Tôi nghiêm túc hỏi thăm tiền sử căn bệnh và kiểm tra thân thể cho ông, tôi chỉ lựa chọn các mục kiểm tra và xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán cho chính xác, sau đó tôi kê cho ông loại thuốc có công hiệu và rẻ tiền. Tôi còn nói với ông căn bệnh này có thể chữa khỏi, và kiên nhẫn hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc. Tôi lại nói với ông ấy, bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài, nếu ông uống thuốc thấy có hiệu quả tốt thì có thể tiếp tục ra tiệm thuốc để mua. Tôi dặn ông mấy tháng sau lại đến chỗ tôi tái khám để điều chỉnh cách chữa trị. Ông chú này vô cùng cảm động và không biết nên nói gì với tôi.
Có một dì tu sỹ nọ, sau khi cọ rửa máy hút dầu xong, dì ấy cảm thấy cuống họng bị nghẹn, không thở được, cảm giác bồn chồn không yên, sau khi sơ cấp cứu cũng không thấy thuyên giảm, dì ấy đã nhập viện khẩn cấp. Tôi đã làm xét nghiệm cho dì ấy. Dì nhìn thấy tôi nhẹ nhàng dễ gần gũi nên muốn tặng tôi chiếc “bùa hộ mệnh” mà dì đã thỉnh trong chùa. Tôi bèn nói với dì, tôi đã có Sư phụ bảo hộ nên không cần bùa hộ mệnh, hơn nữa tôi còn giảng chân tướng Đại Pháp cho dì ấy, và bảo dì niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Sau khi thành tâm mặc niệm, dì ấy đã cảm kích nói: “Chín chữ này thực sự có tác dụng, dì đã thở được rồi! Pháp này thật tốt quá! Giang Trạch Dân (chú thích: đã chết) quá xấu xa! Pháp môn tốt nhường này mà không cho luyện!” Quả thực không lâu trước đó dì ấy còn nói chuyện lắp bắp không thành câu, vậy mà một lát sau dì đã nói chuyện lưu loát. Sau đó, chúng tôi đã trở thành bạn tốt của nhau. Dì ấy và cô con gái đều đã thoái Đội bằng hóa danh, hễ dì cảm thấy khó chịu thì liền niệm chín chữ chân ngôn, và ngay lập tức sẽ cảm thấy dễ chịu.
Một lần khác, một bệnh nhân bị ho có đờm màu vàng và bị sốt kéo dài mấy tháng, sau khi truyền thuốc kháng sinh thì đỡ hơn chút, tuy nhiên vẫn bị sốt lại, sau đó người này đã đi chụp CT ở bên ngoài, bác sỹ nói là ung thư phổi. Bệnh nhân này đã được chuyển đến chỗ của tôi để khám, sau khi xem xét kỹ càng, tôi cảm thấy không giống ung thư phổi cho lắm, do đó tôi đã cho bệnh nhân làm nội soi khí quản, kết quả là đã lấy ra một lớp vỏ đậu phộng, sau đó tôi hút đàm cho bệnh nhân, và bệnh nhân đã khỏi. Bởi vì bệnh nhân này đã từng làm phẫu thuật chấn thương đầu, cho nên bản thân cũng không biết khi nào mình đã nuốt vỏ đậu phộng. Nếu lỡ tôi không xem kỹ thì chẳng phải đã chẩn đoán sai rồi sao?
Một số [bác sỹ] chuyên khoa vì để kiếm thêm tiền phí đăng ký, trong lần chẩn đoán đầu tiên đã viết hóa đơn trước, để bệnh nhân đi xét nghiệm, kết quả có rồi cũng không cho bệnh nhân xem, bắt bệnh nhân chờ báo cáo xét nghiệm. Khi trở lại khám bệnh, họ còn bắt bệnh nhân gọi lại cho bác sỹ, thì mới trả báo cáo xét nghiệm và nói ra chẩn đoán, quá trình này còn được gọi với cái tên mỹ miều là “thể hiện giá trị học thức của bản thân trong nhiều năm”.
Tôi rất thông cảm với tâm lý của bệnh nhân, thời nay hễ nói đến ung thư là nét mặt của bệnh nhân sẽ biến sắc, ai cũng sợ mắc bệnh ung thư, bệnh nhân thường mang tâm lý lo sợ bất an đến tìm bác sỹ chuyên khoa. Một lời nói khẳng định của bác sỹ có thể sẽ khiến bệnh nhân an tâm ngủ ngon. Vì vậy, khi tôi ra ngoài khám bệnh, căn cứ theo bệnh tình mà tôi sẽ bắt đầu từ các xét nghiệm, chụp CT v.v. Sau đó, tôi sẽ xem kết quả xét nghiệm và ảnh chụp CT, rồi đưa ra chẩn đoán và phương án chữa trị. Chờ đến khi có kết quả báo cáo chính thức của chụp CT, bệnh nhân vẫn có thể đến phòng khám tìm tôi, không cần phải đăng ký lần nữa. Làm như vậy không chỉ giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí đăng ký, mà còn giúp họ giảm bớt gánh nặng tâm lý.
3. Những thăng trầm trong khi thăng chức
Là một phần tử trí thức, đôi khi can nhiễu của danh lợi rất lớn, tâm tật đố cũng có khi nổi trội. Vào dịp thi đánh giá thăng chức hồi năm 2004, tôi mới trở về từ khóa bồi dưỡng chuyên sâu, tôi cũng viết khá nhiều luận văn chuyên môn, bản thân cảm thấy mình nhất định sẽ được thăng chức! Cùng khoa của tôi cũng có một bác sỹ ngang sức với tôi, tuy nhiên cô ấy bình thường làm việc không chuyên tâm, lãnh đạo cũng hay phê bình cô. Cô ấy bận rộn chăm sóc con nhỏ, viết luận văn cũng chẳng ra sao, bộ phận nhân sự đã miễn cưỡng ghi danh cho cô ấy tham gia kỳ thi đánh giá.
Trong buổi thi, giám khảo đặt câu hỏi rất đơn giản, tuy cô ấy trả lời không hết nhưng giám khảo rất dễ chịu và nói: “Cô trả lời một câu là được”. Cuối cùng cô ấy đã suôn sẻ vượt qua. Trong khi đó, về phần tôi, có một câu hỏi rất thiên vị, lúc bình thường tôi cũng không nghiêm túc đọc nội dung đó. Ngoài ra, còn có một câu hỏi rõ ràng là tôi trả lời đúng, tuy nhiên giám khảo không chấp nhận, và cuối cùng tôi đã không đạt.
Ban đầu, sau khi biết kết quả, tôi cũng hành xử giống như người thường, tìm người để khiếu nại, trong tâm cảm thấy bất bình, nhưng trên thực tế là tâm tật đố đang tác quái. Ở bề mặt, cô bác sỹ kia đã tìm giám khảo để nhờ giúp đỡ trước, chiếm mất vị trí của tôi. Nhưng trên thực tế là tôi tự cao tự đại, không nghiêm túc chuẩn bị cho kỳ thi cho nên mới không đạt.
Năm tiếp theo tôi lại tham dự kỳ thi, các đồng sự đều nói: “Hiện nay ai cũng đi kiếm giám khảo, gọi điện nói chuyện và gửi tiền, chị không tìm giám khảo, người khác đều đi tìm giám khảo, đến lúc dự thi nhất định sẽ đánh rớt những người không đi tìm giám khảo.” Tôi đã buông bỏ tâm danh lợi, thầm nghĩ mọi việc đều theo an bài của Sư phụ! Lần này, câu hỏi rất thiên vị, sau đó tôi đã hỏi thăm những người thi cùng, và ai cũng nói không làm được, khi đó tôi cảm thấy hơi căng thẳng, cũng có một câu hỏi khác mà tôi trả lời không tốt. Sau khi ra khỏi phòng thi, tôi thầm nghĩ: “Lần này coi như xong, mình lại rớt rồi.” Hôm ấy, trên đường về nhà, tôi đã gặp một người hỏi đường, vừa hay người đó cùng đường với tôi, cho nên tôi đã tiễn ông ấy đi một đoạn, đồng thời cũng giảng chân tướng Đại Pháp cho ông ấy, có vẻ ông cũng có chút minh bạch.
Thật không ngờ, buổi tối hôm đó, một vị phó viện trưởng khá công nhận năng lực làm việc của tôi đã gọi điện cho tôi, ông ấy nói mình là một trong số những giám khảo của kỳ thi năm nay, ông xem thấy phần trả lời của tôi không mấy lý tưởng, cho nên ông đã nói chuyện với các giám khảo khác rằng tôi bình thường làm việc rất giỏi, nghiên cứu sâu về kỹ thuật, thăng chức cho tôi là một thế mạnh. Cuối cùng, tôi đã vượt qua kỳ thi lần này.
4. Quản lý khoa
Tôi là một người làm việc vô cùng nghiêm túc, sau khi tu Đại Pháp, tôi càng nỗ lực học tập, làm tốt công việc này hơn nữa. Bởi vì tôi biết biểu hiện của mình sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người thường đối với Đại Pháp và người tu luyện. Do đó, tôi không so đo thiệt hơn trong công việc, lãnh đạo cũng ủng hộ và khen ngợi tôi.
Năm 2013, sau khi tôi được thăng chức, bệnh viện đã điều tôi đến làm cấp dưới của cô bác sỹ đã cùng dự thi với tôi hồi năm 2004. Chớ nói cô ấy làm việc không nghiêm túc khi còn ở tuyến đầu, hiện nay cô ấy giữ chức trưởng khoa nhưng làm việc có quy củ, trông rất uy nghiêm. Tôi đã coi nhẹ danh lợi, cố gắng làm việc, giữ quyền uy cho cô ấy. Thật không ngờ, cô ấy cảm thấy tôi như là mối đe dọa với cô, cho nên cô ấy luôn ép tôi để tôi rời khỏi khoa này. Ban đầu, tôi nghĩ mà không hiểu, vào lúc cô ấy thiếu nhân lực và gặp khó khăn nhất, tôi đã không tiếc sức lực để giúp đỡ cô, vậy mà bây giờ cô ấy lại muốn đuổi tôi đi.
Cuối cùng, tôi đã chọn lựa rời khỏi khoa đó. Tôi đã chuyển đến làm ở khoa hỗ trợ. Tại đó, tôi đã vứt bỏ chức vụ cố vấn y tế cao cấp, để làm một tiểu hòa thượng chịu đựng khổ nhọc, khiêm tốn cẩn trọng, làm việc nghiêm túc, cấp trên phân công việc gì, tôi cũng cố gắng làm cho tốt, gặp phải bất bình thì hướng nội tìm, không so đo thiệt hơn, không cầu hồi báo.
Năm 2008, viện trưởng đã đề bạt tôi làm trưởng khoa của khoa mà tôi đang làm hiện nay. Khoa này là một khoa thụt hậu, thừa nhân lực, hiệu quả kinh tế kém, những người có tài năng đều đã rời đi. Trưởng khoa cũ chỉ vì tư lợi, thích làm gì làm nấy, không lo nghĩ cho đại cục, cho nên đã bị bắt. Tôi nghĩ, mình phải quản lý khoa của mình cho tốt giống như một bậc minh quân thánh hiền. Tôi giữ tâm cho chính, thay đổi chính sách phân phối hiệu suất công việc, thưởng phạt phân minh, thông cảm cho mọi người, nhắm vào sự việc chứ không nhắm vào con người, kiến lập bầu không khí chính diện ở trong khoa. Đồng thời, tôi kết hợp các trường hợp thực tế để làm tốt phần bồi dưỡng và thực tập cho nhân viên, khiến cho kỹ năng và kinh nghiệm của họ không ngừng đề cao.
Trong ba năm xảy ra dịch bệnh Covid, nhân viên ở khoa tôi hỗ trợ lẫn nhau, không chỉ không mất nhân tài, mà những người giỏi từ khoa khác cũng chuyển sang khoa tôi, những người đi học đại học và tiến sỹ ở nước ngoài cũng chọn lựa trở lại khoa tôi làm việc sau khi tốt nghiệp. Tôi không ngừng mở rộng nghiệp vụ, hiệu quả kinh tế của khoa cũng ngày càng phát triển.
Điều thú vị là, cô bác sỹ cùng dự thi với tôi hồi năm 2004, bởi vì duyên cớ nào đó, cô ấy lại chuyển đến khoa của tôi, và làm cấp dưới của tôi. Tôi không tính toán chuyện cũ, đối đãi bình đẳng, thảo luận vấn đề với cô ấy, hễ có việc tốt thì tôi đều nghĩ cho cô trước. Cô ấy khâm phục tôi quản lý khoa chỉn chu và nhân viên làm việc gắn bó, nhờ vậy cô cũng cảm thấy có động lực và đã giúp tôi giải quyết khá nhiều vấn đề thực tế.
Một năm rưỡi sau, cô ấy trở về làm chức quản lý, đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa của một khoa khác. Hiện nay, tôi và cô ấy đã hợp tác rất tốt. Thông qua việc này, tôi thể ngộ được, chân thành đối đãi người khác, khoan dung và nhẫn nhịn là một cảnh giới vô cùng mỹ hảo.
Trong 28 năm qua, Sư phụ và Đại Pháp đã bồi dưỡng phẩm cách của một người tu luyện như tôi, đó là sự chân thành, thiện lương và nhẫn nhịn. Tôi của ngày hôm nay đã minh bạch ý nghĩa của đời người, bước trên con đường phản bổn quy chân! Đệ tử cảm ân Sư phụ!
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/3/12/身為主任醫師-在工作中放下名利-457577.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/5/208377.html
Đăng ngày 01-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.