[MINH HUỆ 5-12-2011] Tổ chức Văn hóa và Nghệ thuật phi lợi nhuận của Thụy Điển đã tổ chức một cuộc triển lãm Nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” ở thành phố Orebro từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 11, tại một trung tâm thương mại ở giữa thành phố. 31 trong số 65 tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày.

Khẩu hiệu của thành phố là “Orebro kinh ngạc”, và quả đúng như vậy, vì cuộc triển lãm đã gây sửng sốt cho người dân bởi những bức tranh tráng lệ và cảm động. Các nghệ sĩ là học viên Pháp Luân Công, một số người trong đó đã phải chịu sự bức hại và tra tấn ở Trung Quốc.

2011-12-05-visitors_small.jpg

Khách tham quan xem tác phẩm nghệ thuật tại triển lãm ở Orebro, Thụy Điển

Tại lễ khai mạc, quận trưởng, bà Rose-Marie Frebran, và chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Dân sự – ông Behcet Barsom, đã đưa ra những nhận xét mở đầu liên quan tới các chủ đề về nhân quyền  được mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật.

2011-12-05-Rose-Marie_Frebran_small.jpg
Quận trưởng bà Rose-Marie Freban

Bà Frebran đã  đón nhận cuộc triển lãm như là “một vị khách kích thích tư duy” đến với Orebo. “Nghệ thuật và văn hóa nên mang tính chất tô điểm, giải trí, gắn kết và gây ảnh hưởng. Các từ ngữ, âm thanh, màu sắc và cọ vẽ không thể bị kiềm chế dưới bất kỳ chế độ quyền lực nào cả” – bà nói. “Cuộc triển lãm đã mở một cánh cửa tới những căn phòng mà chúng ta không quen sống trong đó, nhưng bây giờ chúng ta có một cái nhìn sâu sắc.”

“Nghệ thuật luôn luôn tuyệt vời khi nó được tự do” – bà quận trưởng nói. “Tôi hi vọng rằng khi các vị đại diện chính trị của chúng tôi ở Thụy Điển gặp gỡ những nhà cầm quyền ở Trung Quốc họ sẽ luôn đưa ra những vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận, và nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa vào luật vấn đề nhân quyền, vì có thể nói rằng chúng không tồn tại ở Trung Quốc.”

“Bạn không thể xây dựng một xã hội tốt mà không tôn trọng các cá nhân và không thể sống trong tự do, cho dù là chúng ta bày tỏ bất cứ loại quan điểm, tín ngưỡng nào hoặc bất cứ điều  gì. Đây là điều mà chúng ta đã thực sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế, có nghĩa là mọi người đều được quyền hưởng các quyền lợi mà chúng ta đã thông qua trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về Nhân quyền và Tự do.”

Bà Freban cũng nói rằng sẽ thật tốt khi cư dân Orebro đi ra ngoài và xem triển lãm. “Chúng ta cần phải biết có nhiều người bị buộc phải [sống trong điều kiện khó khăn như thế], và chúng ta cần phải đứng lên vì nhân quyền.”

2011-12-05-Behcet_Barsom_small.jpg

Chủ tịch Ủy ban Văn hóa và Dân sự – ông Behcet Barsom đã tự mình trải nghiệm về việc người ta có thể trở thành một nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền như thế nào, bởi vì cha mẹ  ông đã bị buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ. Cha mẹ của ông từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Thụy Điển vào giữa những năm 1970, vì vậy ông biết bộ máy quyền lực có thể đối xử với công dân của nó với sự phân biệt đối xử và sự vi phạm như thế nào, kết quả là sự bất công. Đối với họ, không có cách nào khác ngoài chạy trốn.

Trung Quốc là một quốc gia khép kín vốn ngăn chặn các phương tiện truyền thông nước ngoài tìm hiểu thực tế ở đó. Qua Internet, tình hình thực tế trong nước đã bị rò rỉ “thông qua những báo cáo về việc con người bị tra tấn, hành quyết và bỏ tù, hoặc nếu không thì bị xâm phạm như thế nào, cũng đủ  làm cho bạn cảm thấy phẫn nộ”, ông Barsom nói.

“Những họa sĩ mà chúng ta thấy ngày hôm nay trong hội trường này không im lặng, nghệ thuật của họ nói với chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe và hãy hòa cùng với niềm tin của họ rằng nhân quyền cần phải được tôn trọng. Đó là nhiệm vụ của chúng ta đối với những người hàng ngày đang sống trong sự áp bức”, ông nói.

Ấn tượng chung của ông Barsom về cuộc triển lãm là “vô cùng mạnh mẽ” và “được thể hiện một cách rõ ràng.” Ông nói ông hiểu rất nhiều điều mà các họa sĩ muốn truyền tải, cả với tư cách cá nhân và từ những gì ông nội, cha, và mẹ đã nói với ông về những trải nghiệm trước đó của họ.

“Có nhiều thứ mà tôi nhận ra. Điều làm tôi buồn đó là con người không học được từ lịch sử và quá khứ. Những điều quá khủng khiếp như vậy vẫn đang tiếp diễn ngày hôm nay.”

Ông Barsom tin rằng trong khi cả những quốc gia lớn và nhỏ đều có thể che giấu  việc ngược đãi những công dân của mình, thì ở Trung Quốc việc này là dễ dàng hơn bởi vì hôm nay quốc gia này là một cường quốc thế giới, và do đó có thể mua được sự im lặng của thế giới.

“Bức tranh mà tôi ấn tượng nhất là ‘Nước mắt của một cô nhi’. Ông nội tôi nói rằng ông cũng bị mồ côi năm lên 7 tuổi. Ông đến một trại mồ côi, đã bị ngược đãi, và chạy trốn khỏi đó. Tôi không thể hiểu được làm thế nào mà người ta có thể làm điều đó với một đứa trẻ”, ông nói.

Triển lãm nghệ thuật “Chân-Thiện-Nhẫn” đã đến các thị trấn của Thụy Điển là Gothenburg và Hedemora vào đầu năm nay, thu hút nhiều  khách tham quan. Các tác phẩm nghệ thuật đã được trưng bày ở hơn 40 quốc gia và 200 thành phố trên thế giới.

Tham khảo (tiếng Thụy Điển)

https://www.epochtimes.se/articles/2011/11/16/22329.html


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/5/129866.html
Đăng ngày: 12-12-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share