Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Anh

[MINH HUỆ 18-08-2011] Chuyến hành trình hiện tại của Triển lãm nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn đã quay trở lại trường đại học danh tiếng của thành phố Cambridge vào tháng Tám. Cuộc triển lãm kéo dài hai tuần được tổ chức tại tòa thị chính trung tâm thành phố Cambridge. Vào tối ngày 15 tháng 8, 2011, nhà tổ chức đã tiến hành khai mạc Triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn. Thị trưởng thành phố Cambridge, ông Ian Nimmo-Smith, và một số vị khách quý đã tham dự buổi lễ.

2011-8-17-minghui-uk-cambridge-art-03--ss.jpg
Khách tham quan dừng chân trước các bức tranh tại Triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại Cambridge

Thị trưởng Nimmo-Smith xem từng tác phẩm nghệ thuật tại triển lãm một cách cẩn thận. Ông nói rằng ông đánh giá rất cao các nghệ sĩ và các bức tranh được trưng bày. Ông nói, “Tôi bị ấn tượng sâu sắc bởi ánh sáng và màu sắc được thể hiện trong các tác phẩm cũng như sự chân thành của các nghệ sĩ. Các nghệ sĩ đã sử dụng cảm xúc của chính mình để thể hiện các giá trị phổ quát của đức tin của họ.”

2011-8-17-minghui-uk-cambridge-art-01--ss.jpg

Thị trưởng thành phố Cambridge Ian Nimmo-Smith

Ngài thị trưởng đã đánh giá rất cao triển lãm. Ông cũng nói rằng ông hy vọng nhiều người hơn nữa có thể đến xem triển lãm, để biết về Pháp Luân Công và cuộc bức hại tại Trung Quốc. Ông nói, “Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ suy nghĩ về làm cách nào để thay đổi tình hình liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ đến để xem những bức tranh này, để khám phá và đánh giá cao thông điệp về hòa bình và chân lý.”

Giáo sư Alison Leibling, là một giáo sư chuyên ngành Tội phạm và Tư pháp hình sự, được mời đến dự lễ khai mạc và đã có một bài phát biểu ngắn. Bà cảm thấy thật vinh dự được khai mạc triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn. Bà nói rằng cuộc triển lãm này đã khiến bà chú ý đến vấn đề đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Giáo sư Leibling nói, “Cuộc triển lãm này đã thu hút sự chú ý của tôi đến vấn đề này. Tôi đã bắt đầu làm một số nghiên cứu trong lĩnh vực này. Cuộc triển lãm rất cảm động và đã đạt được kết quả mạnh mẽ. Tên của cuộc triển lãm, Chân-Thiện-Nhẫn, rất có ý nghĩa, tạo nên một sự tương phản mạnh mẽ với cuộc khủng bố. Nó miêu tả một cách rõ ràng cuộc bức hại tàn bạo bất nhân. Tôi không nghi ngờ gì rằng triển lãm sẽ gia tăng sự chú ý của dư luận đến những đau khổ của các học viên Pháp Luân Công trong các nhà tù Trung Quốc.”

Bà Chu, một học viên Pháp Luân Công hiện đang sống tại Cambridge, đã từng trải qua cuộc bức hại tại Trung Quốc. Bà cũng có một bài phát biểu tại lễ khai mạc và bà đã nói với khán giả rằng do đức tin của bà vào Chân-Thiện-Nhẫn, bà đã bị bắt ở Bắc Kinh và bị giam giữ bất hợp pháp tại một trại lao động nơi mà bà đã bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Những trải nghiệm của bà Chu đã khiến bà Denise Schenu, một khách tham quan  triển lãm, cảm thấy xúc động sâu sắc. Sau bài diễn thuyết của bà Chu, bà Schenu nhanh chóng tìm được bà Chu và khen ngợi bà đã can đảm đứng lên và nói ra trải nghiệm bị đàn áp của bà.

Nhiều khách tham quan đã đánh giá cao màu sắc rực rỡ và chất lượng ánh sáng được sử dụng trong các tác phẩm. Họ nói rằng ý nghĩa bên trong và thông điệp được thể hiện trong các bức tranh có một ý nghĩa sâu rộng. Một vài người chỉ mới lần đầu tiên nghe về Pháp Luân Công và cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Họ đã vô cùng sốc bởi những cảnh đàn áp được miêu tả trong các bức tranh và cảm nhận được sức mạnh và niềm hy vọng của lòng từ bi của các học viên Pháp Luân Công.

Cô gái trẻ trung và yêu đời Alexandra Craben là một sinh viên tại trường Đại học Cambrigde. Cô thích viết văn và hy vọng sẽ trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Tối hôm đó cô tình cờ đi ngang qua tòa thị chính và được nghe về Triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn. Cô quyết định đến xem sao. Cô nói rằng cô đã biết được nhiều điều từ buổi triển lãm này. Cô Craben nói, “Bây giờ tôi đã có một số hiểu biết về Pháp Luân Công. Trước đây tôi chưa bao giờ nghe nói đến Pháp Luân Công. Tôi cũng có một hiểu biết tốt hơn về thực trạng đang diễn ra tại Trung Quốc. Việc tìm hiểu điều này là rất có ý nghĩa bởi vì nó có thể thu hút sự chú ý của người dân đối với thực trạng đó.”

Cô Craben cảm thấy rằng những tác phẩm này thật là đẹp. Cô nói thêm, “Cách mà những tác phẩm mô tả cuộc sống của những người bình thường chính là sức mạnh của cuộc triển lãm. Cách thức này đã thật sự giúp tôi liên hệ đến sự đấu tranh và đau khổ của con người.”

Kể từ khi bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới vào năm 2004, Triển lãm nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn đã ghé thăm Cambrigde nhiều lần. Buổi triển lãm đang diễn ra tại Tòa thị chính sẽ tiếp tục trong hai tuần và sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 8, 2011.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/18/剑桥市长-希望更多的民众来看真善忍美展(图)-245541.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/26/127698.html
Đăng ngày 31-8-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share