[MINH HUỆ 16-09-2010] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Các bức tranh trưng bày trong triển lãm được vẽ bởi một nhóm các hoạ sĩ tài năng, và cũng là học viên Pháp Luân Công. Các tác phẩm này giới thiệu về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và vạch trần sự bức hại tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công. Những bức tranh đẹp đẽ mang theo nó mỗi câu chuyện ở đằng sau đã thực sự làm cảm động người xem.
Triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn làm cảm động người xem ở Kingston, Canada
Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức ở Đại học Queen tại Kingston, Canada. Vào ngày 9/09/2010, Ngài David Kilgour, nguyên thành viên của Nghị viện Canada, cùng một số thành viên Hội đồng thành phố Kingston đã tới chiêm ngưỡng các bức hoạ ở đại sảnh Duncan McArthur và chia sẻ cảm xúc của mình.
Một hướng dẫn viên giải thích ý nghĩa bức tranh Lời kêu gọi trong sáng (Pure Call) cho ông Rob Matheson, thành viên Hội đồng thành phố Kingston
Ông Rob Matheson, thành viên Hội đồng thành phố Kingston, đang xem bức tranh sơn dầu Tội ác tại Tô Gia Đồn (Crime in Sujiatun)
Ông Rob Matheson, thành viên Hội đồng thành phố Kingston, đã cảm động tới rơi nước mắt khi ông nhìn thấy bức tranh “Tại sao?” vẽ hình ảnh một người mẹ cùng đứa con trai bị tống giam ở Trung Quốc vì tập luyện Pháp Luân Công. Cậu bé, với những dấu máu trên thân mình, đang nắm lấy những thanh sắt nhà tù đang giam cầm chính cậu và mẹ cậu. Nước mắt lưng tròng, ông Matheson nói rằng cậu bé trong bức hoạ, người đang ở trong tình thế khốn khổ, đã gợi nhớ ông tới hình ảnh của chính đứa con trai ông, điều đó làm ông vừa xúc động [trước cuộc bức hại] vừa buồn bã.
Triển lãm Chân – Thiện – Nhẫn lại được trưng bày ở Romania
Người dân Bucharest đang xem các bức tranh
Vào ngày 17/08/2010, Triển lãm hội hoạ Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức ở Phòng trưng bày nghệ thuật Galeria Caminul tại Bucharest, Romania. Rất nhiều người dân đã tới chiêm ngưỡng các bức hoạ, tán dương các tác phẩm và họ đều kinh ngạc trước sự bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn ở Romanshorn, Thuỵ Sĩ
Romanshorn tọa lạc cạnh hồ Borden, hồ nước lớn thứ hai ở Châu Âu. Triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn đã được tổ chức trong thành phố từ ngày 20 tới ngày 29 tháng 8 năm 2010. Thông tin về cuộc triển lãm được đăng tới bốn lần trên tờ báo địa phương và điều đó tạo nên sự khuấy động trong cư dân địa phương.
Người xem ở Romanshorn, Thuỵ Sĩ
Một quý ông nói với các học viên Pháp Luân Công sau khi xem các bức hoạ “Tôi ủng hộ các bạn và hoàn toàn đứng về phía các bạn”. Ông viết lên cuốn sách phát cho người tham quan trước khi rời đi “Tôi bày tỏ sự thông cảm sâu sắc nhất của mình và đứng về phía các bạn bởi vì tôi tin rằng tin tình yêu và sự thật của của vũ trụ sẽ chiến thắng.”
Một cặp đứng tuổi hơn sống gần đó đã có lời khen ngợi tới những kỹ thuật điêu luyện trên bức hoạ và nói thêm rằng bức tranh “Hoàn thành thệ ước” (Fulfilling Vow) cung cấp mọi câu trả lời cho tất cả các vấn đề, nếu như mọi người dân từ tất cả cảnh đời đều chung sống một cách hoà bình thì tất cả các vấn đề sẽ đều được giải quyết. Quý ông đó nói ĐCSTQ thực sự ngu ngốc và điều đó chỉ càng khuyến khích người dân tập Pháp Luân Công mà thôi. Còn quý bà thì đã rất cảm động khi xem hình ảnh bông hoa sen hiện lên thanh khiết từ bùn nhơ.
Triển lãm Nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn kết thúc tại Chiba, Nhật Bản
Từ ngày 11 tới ngày 15 tháng 8 năm 2010, chi nhánh Chiba của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Nhật Bản đã tổ chức triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn ở Trung tâm văn hoá Chiba. Trong năm ngày triển lãm, đã có năm cư dân địa phương bắt đầu học Pháp Luân Công sau khi biết sự thật về Pháp Luân Công và sự bức hại của ĐCSTQ đối với môn tập.
Rất nhiều người xem đều rớm nước mắt khi xem các bức hoạ. Một vài người nói “Những bức tranh tuyệt vời này làm cảm động lòng người. Giới truyền thông chưa bao giờ đưa tin về sự đàn áp tàn bạo như thế này xảy ra ở Trung Quốc. Các bạn làm việc vất vả quá.” Một số người nói họ sẽ phổ biến về cuộc bức hại cho nhiều người hơn nữa biết.
Một vài người Trung Quốc học tập, làm việc hoặc tới thăm người thân ở Nhật Bản cũng tới xem triển lãm. Một người đàn ông trẻ tuổi sống gần đó hầu như ngày nào cũng tới xem tranh sau giờ làm việc. Anh đã học bộ năm bài công pháp của Pháp Luân Công và cũng bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/16/120033.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/11/229501.html
Đăng ngày: 19- 09 – 2010; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.