Bài của một học viên Ý

[MINH HUỆ 25-9-2010] Triển lãm nghệ thuật Chân- Thiện- Nhẫn được tổ chức tại một phòng trưng bày vào ngày 2-9-2010 ở thành phố Florence, Figline Valdarno, Ý trong buổi lễ  tôn giáo truyền thống  có tên  là “Il Perdono” (Tha thứ). Triển lãm kéo dài đến hết ngày 7-9 và vài trăm người đã đến xem. Nhiều du khách đã để lại cảm tưởng  của mình trong cuốn sổ dành cho khách tham quan.

2010-9-24-minghui-falun-gong-193436-0--ss.jpg

Lễ khai mạc

2010-9-24-minghui-falun-gong-193436-1--ss.jpg

Ông Riccardo Nocentini, thị trưởng của Figline Valdarno, khai mạc triển lãm

2010-9-24-minghui-falun-gong-193436-2--ss.jpg

Một trong những người tổ chức triển lãm, cô Gaia cùng cha cô, ông Giovanni

2010-9-24-minghui-falun-gong-193436-3--ss.jpg

Thị trưởng ông Nocentini nói ông đã có một ấn tượng tốt sau khi tham quan triển lãm

2010-9-24-minghui-falun-gong-193436-4--ss.jpg

Người dân xem các bức tranh

2010-9-24-minghui-falun-gong-193436-5--ss.jpg

Người dân xem các bức tranh

Triển lãm nghệ thuật đã được tổ chức ở hơn 200 thành phố trên 40 quốc gia từ năm 2004. Triển lãm tại Figline Valdarno được tổ chức bởi Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Ý và đây là lần đầu tiên được đưa đến khu vực này. Ba mươi hai bức tranh được trưng bày trong phòng triển lãm của một nhà thờ dòng Phanxicô ở địa phương.

Tại lễ khai mạc thị trưởng của Figline Valdarno, ông Riccardon Nocentini đã phát biểu: “Cá nhân tôi biết ơn các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia vào dự án này, kể từ khi họ làm sáng tỏ vấn đề vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Khi họ đề nghị mở triển lãm này tôi đã đồng ý ngay lập tức. Khai mạc triển lãm này cũng trùng vào ngày bắt đầu lễ ‘Il Perdono’, một trong những lễ kỷ niệm truyền thống quan trọng nhất của chúng tôi. Tôi chắc chắn nhiều người sẽ có cơ hội để đến và xem triển lãm. Vì thế họ sẽ bị lay động bởi các bức tranh và suy nghĩ về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc ngày nay, khi chúng ta nói về Pháp Luân Công.

Trong số khách mời có một nghệ sĩ địa phương, cũng là họa sĩ và nhà điêu khắc, người đã nhận xét về triển lãm: “Tôi nghĩ rằng triển lãm lần này mang một thông điệp rất mạnh mẽ và đạt được mục tiêu thể hiện sự can đảm đến từ đức tin, khi phải đối mặt với những thách thức khó khăn. Sử dụng phương pháp truyền thống, chẳng hạn như sơn dầu, cho phép mọi người từ mọi tầng lớp khác nhau hiểu được ý nghĩa của những bức tranh. Một bức tranh yêu thích của tôi là ‘Hài hòa “. Việc sử dụng màu xanh và xanh da trời nối đại dương với bầu trời. Nó thực sự rất hài hòa, và phản ánh được vẻ đẹp và hòa bình của những người đang ngồi thiền

Ông Giovanni, một kiến trúc sư ở Florence, đã đến xem triển lãm cùng con gái Gaia, một học viên Pháp Luân Công và học mỹ thuật tại Học viện ở Florence.

Ông Giovanni nói:” Triển lãm thật tuyệt vời” Các chủ đề khác nhau là phổ quát, như cuộc đấu tranh giữa thiện và ác và lòng can đảm cần phải có khi mọi thứ trở nên khó khăn. Điều khiến tôi chấn động nhất là thấy các nhân vật trong bức họa trên tường (xác định niên đại khoảng thế kỷ 15) đang đứng nhìn những gì xảy ra trong các bức tranh một cách tuyệt vọng như thế nào. Các thiên thần và các vị thánh trong bức tranh tường tất cả đều mang một biểu hiện trên khuôn mặt như là họ đã chờ đợi để xem những bức tranh này từ rất lâu rồi, nhưng giờ thì họ lại không thể chịu đựng được “.

Gaia, người tham gia  tổ chức triển lãm, nói: “Khi tôi thấy khả năng thể hiện của các bức tranh tôi cảm thấy nó như là một cơ hội lớn. Tôi nghĩ buổi triển lãm rất có sức mạnh và ý nghĩa của nó là rất quan trọng vào thời điểm này. Tôi nghĩ là mọi người sẽ xúc động sâu sắc, khi thấy sự tàn bạo của cuộc bức hại vô nghĩa này so với sự can đảm ngay chính của các học viên. Tôi tin rằng quảng bá các phương pháp truyền thống là cách tốt để củng cố lại ý nghĩa thực sự của Nghệ thuật: Giới thiệu đến công chúng những giá trị và nguyên lý cao hơn, thông qua một ý nghĩa thẩm mỹ của vẻ đẹp thật sự.

Ông Riccardo Nocentini, muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình sau khi xem các bức tranh:”Giờ khi tôi xem các bức tranh tôi có thể nói rằng ‘nhìn chung ‘tôi có một ấn tượng rất tốt . Miêu tả chân thực cảnh những người đang đứng lên vì quyền tự do tín ngưỡng và không chịu từ bỏ của họ khiến tôi nghĩ rằng thậm chí trước một quốc gia hùng cường như Trung Quốc chúng ta phải ủng hộ tự do tư tưởng và tín ngưỡng. Tôi cũng nghĩ rằng bên trong mỗi người chúng ta có điều gì đó mà không ai có thể lấy đi, cái gì đó cho phép chúng ta đạt được tiêu chuẩn ‘Chân-Thiện-Nhẫn’, như  Pháp Luân Đại Pháp đã dạy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/25/230109.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/9/26/120266.html

Đăng ngày 09 -10-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share