Bài của một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 29-10-2011] Phòng 610 đã thành lập nhiều Trung tâm tẩy não khắp cả nước Trung Quốc. Chúng được đặt tên “Các trường giáo dục pháp chế,” nhưng kỳ thực chúng là những nhà tù để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trung tâm tẩy não thành phố Hạc Cương ở tỉnh Hắc Long giang đã bắt đầu giam giữ các học viên Pháp Luân Công từ tháng Giêng năm 2011. Các học viên bị giam giữ tại đó bao gồm bà Lưu Xuân Lan, ông Mã Anh Tuyền, bà Lưu Huệ, bà Chu Ngọc Cần (tất cả đều từ thành phố Hạc Cương) và ông Mặc Kiến Sơn người từ thành phố Thất Đài Hà. Công an đã bắt giữ các học viên từ Cục Lâm nghiệp Hà Bắc và thành phố Giai Mộc Tư vào ngày 18 tháng Mười, 2011.
Các học viên bị cưỡng ép phải xem các đoạn phim bôi nhọ Pháp Luân Công ba lần một ngày, và sau đó họ được bảo phải viết “cảm tưởng” về những đoạn phim đó. Nếu các học viên viết mà không theo “yêu cầu” của Trung tâm tẩy não, các học viên sẽ bị tát, sốc điện bằng ba-tôn điện, và bị tra tấn bằng nhiều cách khác bao gồm cả cấm ngủ. Những cộng tác viên, bao gồm Đỗ Quế Kiệt, Trịnh Hưng Mai và Chu Lệ Na, giám sát các học viên suốt cả ngày. Lính canh đã tuyên bố công khai, “Không có nhân quyền ở đây!” Tất cả những người đầu hàng việc tẩy não bị ghi hình, sau đó tất cả các học viên được mang tới Trung tâm tẩy não sau này bị bắt phải xem những đoạn phim đó.
Tra tấn tàn bạo bà Lưu Huệ
Ngoài những lính canh tra tấn các học viên, hai cộng tác viên Đỗ Quế Kiệt và Trương Quế Chi đã tra tấn bà Lưu Huệ. Bởi vì bà Lưu từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, họ đã cố ép bà Lưu phải ngồi lên bức hình của Sư Phụ Lý. Trái với ý nguyện của bà, bà Lưu đã viết tam thư sau khi bị cấm ngủ. Ba ngày sau đó, bà Lưu khôi phục lại thần trí và tuyên bố bằng văn bản rằng tam thư là vô giá trị. Một cộng tác viên khác là Cố Tùng Hải đã tát bà vô số lần. Tai trái của bà Lưu bị thương và bà nghe thấy tiếng vo ve trong tai bà suốt hơn hai tuần. Bà cuối cùng đã hồi phục sau đó ba tháng. Không có một ai đã thử ngăn cản Cố tát bà Lưu Huệ. Cố cũng đề nghị Phó Giám đốc Trung tâm tẩy não Trương Tử Long khóa cổ tay bà Lưu Huệ ra phía sau lưng bà, với tay trái của bà vắt lên vai bên phải và tay phải của bà vắt lên phía bên hông. Kiểu tra tấn hành xác này còn gọi là “mang kiếm sau lưng.” Trương đã đánh và đá bà Lưu và ép bà phải xé bản nghiêm chính thanh mình của bà thành nhiều mảnh.
Mô tả hình thức tra tấn: Mang kiếm sau lưng
Bà Lưu Huệ gần như bị suy nhược thần kinh dưới sự tra tấn về tinh thần và thể xác tại Trung tâm tẩy não. Bà đã đồng ý viết lại tam thư, đổi lại lính canh sẽ ngừng tra tấn bà. Nhưng bà không được thả, bà vẫn bị tước quyền thăm nuôi của mình.
Bà Chu Ngọc Cần bị sốc điện bằng ba-tôn điện vào vùng kín
Bà Chu Ngọc Cần, còn gọi là Chu Huệ, sống ở làng Song Tuyền, thị trấn Đoàn Kết, thành phố Hạc Cương. Công an đã bắt bà tại nhà vào ngày 15 tháng Tám, 2011, và mang bà tới trung tâm tẩy não. Phó Giám đốc Trương Tử Long đã ngồi lên bà, đánh bà một cách tàn bạo, và sốc điện vào mắt bà bằng ba-tôn điện, và sốc điện vào phía trong đùi của bà, và những vùng kín. Ông ta bảo rằng nếu bà Chu từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, ông ta sẽ ra lệnh cho hai người đàn ông lột quần áo của bà ra.
Những cá nhân liên quan tới việc bức hại các học viên Pháp Luân Công:
Trương Đạt Lực, Giám đốc Phòng 610 thành phố Hạc Cương.
Kim Kỳ Thanh (nữ), Giám đốc Phòng 610 quận Hướng Dương.
Ngả Hồng Vũ, Giám đốc “trường giáo dục pháp chế“.
Trương Tử Long, Phó Giám đốc.
Hoắc Quảng Dân, Phó Giám đốc.
Hoàng Bảo Huy, chịu trách nhiệm thu thập tin tức của các học viên, để đề nghị họ phải được mang tới Trung tâm tẩy não.
Phương Thuần Quang, lính canh giám sát các học viên nam.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/29/黑龙江鹤岗市洗脑班恶行-248466.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/6/129246.html
Đăng ngày 21-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên gốc.