Bài của một phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc và một phóng viên Minh Huệ

Tên: Tôn Trường Quân (孙长军)
Giới tính: Nam
Tuổi: 35
Địa chỉ: Không rõ
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 8 năm 2002
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù tỉnh Cát Lâm (吉林监狱)
Thành phố: Cát Lâm
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bị bức hại: Đánh đập, biệt giam, sốc điện, tuyên án bất hợp pháp, tẩy não, tra tấn.

(Tiếp theo Phần 1)

[MINH HUỆ 21-10-2011] Đã gần mười năm kể từ khi một nhóm nhỏ học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân (một thành phố lớn ở miền đông bắc Trung Quốc) chèn tín hiệu truyền hình vào ngày 5 tháng 3 năm 2002, để thay thế tín hiệu truyền hình cáp bằng nội dung về Pháp Luân Công và thông tin về Đảng cộng sản đàn áp Pháp Luân Công. Năm học viên Pháp Luân Công tham gia đã bị tra tấn đến chết. Một học viên khác, ông Tôn Trường Quân, lúc đó mới 26 tuổi, đã bị giam ở Nhà tù Cát Lâm trong chín năm. Có lúc tra tấn tàn bạo gần như đã cướp đi mạng sống của ông.

Ông Tôn Trường Quân đã chịu nhiều loại tra tấn, như ghế hổ, sốc điện, bị gãy nhiều xương sườn, v.v.. Bị tra tấn trong thời gian dài đã gây ra thương tổn cho sức khỏe của ông Tôn, khiến cho ông bị bệnh lao, viêm màng phổi là hậu quả của bệnh lao giai đoạn cuối, bệnh lao màng bụng, tràn dịch màng phổi và trướng bụng (tích tụ chất lỏng ở màng bụng, khiến bụng bị phình ra). Chính quyền đã từ chối cho ông được bảo lãnh để chữa bệnh dù ông đang cần chữa trị ngay lập tức. Chúng tôi kêu gọi người dân trên toàn thế giới hãy lên tiếng và lắng nghe để ông Tôn Trường Quân được trả tự do ngay lập tức.

Vụ “tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn” thật sự đã được dàn dựng

Vào ngày 23 tháng Giêng, 2001, đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán, không có nhiều khách du lịch ở Quảng trường Thiên An Môn. Theo truyền thông của chế độ cộng sản, Tân Hoa Xã, vào 2 giờ 41 phút chiều, tại phía đông bắc của Tượng đài Anh hùng Nhân dân, một người đàn ông tên là Vương Tiến Đông đã tự thiêu. “Bốn nhân viên cảnh sát ngay lập tức bao vây người đàn ông với một vài bình chữa cháy.” “Chưa đầy một phút, ngọn lửa bị dập tắt.” Một vài phút sau đó ở phía bắc của Tượng đài Anh hùng Nhân dân, bốn người phụ nữ cũng tự thiêu. Một phút rưỡi sau, cảnh sát cũng dập tắt những ngọn lửa đó. Toàn cảnh đã diễn ra chưa đầy bảy phút. Một người chết tại chỗ, và bốn người khác bị bỏng. Truyền thông Trung Quốc đã cáo buộc rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân Công.

Theo sự kiện này, thế giới bên ngoài đã nảy ra nhiều câu hỏi.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện Phật Gia. Giáo lý của môn này rõ ràng là cấm sát sinh và tự tử. Thế thì tại sao các học viên Pháp Luân Công lại tự thiêu? Nhân viên công an đi tuần ở Quảng trường Thiên An Môn bình thường không hề mang theo thiết bị chữa cháy, thế thì tại sao có hơn 20 thiết bị trên tay hôm đó? Thêm vào đó, công an đã nhanh chóng dùng những tấm chăn chữa cháy, thứ mà hiếm khi trông thấy trong những tình huống bình thường.

Phân tích sâu hơn về cảnh phim quảng bá bởi đài Truyền hình Trung Ương Trung Quốc phát hiện được những sai sót đáng kể. Ví dụ, trong cảnh quay chậm, một đoạn video tiết lộ rằng cô Lưu, người trên bản tin của Tân Hoa Xã được cho là chết do những vết bỏng, kỳ thật đã nhận một cú đánh mạnh vào đầu với một thứ trông giống một thanh kim loại, giáng xuống bởi một người đàn ông mặc một chiếc áo choàng quân đội. Cô được trông thấy là ngay lập tức ngã xuống đất và như thể là đã chết vì cú đánh. Câu hỏi nảy sinh: Liệu cô Lưu sẽ sẵn lòng tự thiêu hay cô đã chết vì một cú đánh vào đầu?

Ngay sau khi vụ tự thiêu diễn ra, phóng viên từ Bưu điện Washington Phillip Pan đã tới quê của cô Lưu Xuân Linh, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, để tìm hiểu thêm về cô. Những người hàng xóm của cô bảo ông rằng họ chưa bao giờ thấy cô tập Pháp Luân Công. Ông cũng biết rằng cô Lưu không phải là dân gốc ở Khai Phong, mà cố kiếm sống bằng nghề vũ nữ ở một câu lạc bộ đêm, và cô thường đánh đập người mẹ già cả và đứa con gái, vốn không phải là điều mà một học viên Pháp Luân Công chân chính sẽ làm.

Người tự thiêu Vương Tiến Đông được trông thấy là bị bỏng nặng. Tóc người thường cháy rất là nhanh và nhựa sẽ chảy ra, nhưng tóc của ông ta và chai Sprite có vẻ là đầy xăng ở giữa hai chân của ông vẫn nguyên vẹn một cách kỳ diệu. Một viên cảnh sát cầm một cái chăn chữa cháy khi anh này đi phía sau Vương Tiến Đông, nhưng nó có vẻ là, như thể là đóng kịch, anh ta không chùm chăn lên ông Vương cho đến khi ông Vương nói xong mấy từ ám chỉ Pháp Luân Công.

Xả bỏ sinh tử để bảo vệ chân lý

Nỗi sợ hãi lớn nhất của chế độ Cộng sản chuyên chế là những lời dối trá của nó bị đưa ra công chúng để mọi người nhận thấy thật sự cái gì đang xảy ra. Với sự việc can thiệp thành công vào mạng truyền hình quảng bá thành phố Trường Xuân của các học viên Pháp Luân Công và tác động phổ biến của nó, Giang Trạch Dân và thuộc hạ đã bị chấn động, và trong một cuộc báo thù điên cuồng, đã ra một mật lệnh “giết không tha [những ai chịu trách nhiệm về vụ việc].” Ngay sau đó, nhân viên cảnh sát đã bắt hơn 5000 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân, và hầu hết trong số họ đã bị tra tấn một cách tàn bạo. Trong khi bị bắt giữ, ít nhất bảy người bị đánh đến chết. Năm người bị chết đã được xác nhận: anh Lưu Hải Ba 34 tuổi; bà Lý Thục Cần 54 tuổi; cô Lý Dung 35 tuổi, một người tốt nghiệp trường đại học Cát Lâm; anh Hầu Minh Khải 35 tuổi; và anh Lưu Nghĩa 34 tuổi.

2010-6-5-minghui-persecution-194948-3.jpg

Mô tả tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui điện

Nhân viên tòa án ĐCSTQ đã xử 15 học viên những người tham gia vào việc can thiệp sóng truyền hình cáp vào ngày 19 tháng Chín, 2002. Ngay khi các học viên bước vào trong đại sảnh họ đã bắt đầu hô to, “Pháp Luân Đại Pháp hảo,” “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp!” Cảnh sát đã hoảng sợ. Khởi đầu, hai nhân viên cảnh sát đã giám sát mỗi học viên, và sau đó là ba nhân viên cảnh sát giám sát mỗi học viên. Các nhân viên này được thay đổi sau mỗi lần 20 phút, và rồi mỗi lần ba tới năm phút. Cả phiên tòa hỗn loạn. Các viên chức đã dùng hàng chục cây baton điện để thay nhau sốc điện vào những phần nhạy cảm của các học viên. Bất chấp sự quấy nhiễu và tra tấn, các học viên vẫn hô to, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!

Mười một học viên nam đã bị tống vào nhà tù Cát Lâm, và bốn học viên nữ bị tống vào nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm và nhà tù nữ Hắc Chủy Tử vào ngày 25 tháng 11 năm 2002. Lính canh nhà tù Cát Lâm đã dùng hầu hết các phương thức tra tấn ghê tởm và tàn ác để quấy nhiễu và tra tấn các học viên. Hơn chín năm sau, bốn trong số 11 học viên đã chết do hậu quả của hàng loạt sự quấy rối và tra tấn. Họ gồm có anh Lưu Thành Quân, người đã chết ở tuổi 32 vào năm 2003; ông Ngụy Tu Sơn, người đã chết vào năm 2004; anh Lôi Minh, người đã chết vào tuổi 35 trong năm 2006; ông Lương Chấn Hưng, người đã chết vào tuổi 46 năm 2010. Ông Vân Khánh Bân chịu nhiều bệnh về thần kinh và hiện giờ đang bị giam tại trung tâm “chuyển hóa” ở phòng giam số 8.

Ông Tôn Trường Quân bị bắt giữ vào cuối tháng 8 năm 2002 và bị tra tấn trên ghế cọp trong hai ngày. Trong phiên tòa của ông vào tháng Chín 2002, nhiều phần thân thể của ông bị bỏng và cháy thành than do những lần bị sốc điện bằng baton điện cao áp. Khi ông bị tống vào nhà tù Cát Lâm vào ngày 25 tháng 11, 2002, chính là đêm mà bạn tù đánh ông bằng ống cao su, làm gẫy một xương sườn bên trái của ông. Vào cuối năm 2003, lính canh đã tống ông vào khu “nghiêm quản” trong hơn 70 ngày, việc này làm ông sụt hơn 20 cân.

Vào tháng Bảy 2005, ông Tôn nôn ra máu, do máu ở trong cả hai lá phổi, việc này chứng tỏ bệnh lao phổi của ông đã vào những giai đoạn cuối. Từ tháng Mười một 2007 tới 2009, ông Tôn bị tràn dịch từ phổi và khoang bụng và trở nên rất gầy yếu, nhưng quản lý nhà tù vẫn từ chối thả ông. Được biết rằng sức khỏe của ông Tôn đã cải thiện chút ít, nhưng ông vẫn trong tình trạng nguy kịch.

2004-6-6-tiger_bench--ss.jpg
Mô tả tra tấn (bức họa): Ghế cọp

Tổng hợp lại

Trong số 15 học viên nỗ lực tham gia phát sóng thành công những đoạn phim giải thích chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công lên sóng truyền hình cáp ở thành phố Trường Xuân, năm người đã chết do hậu quả của đủ loại quấy rối và tra tấn. Các học viên địa phương vẫn ghi nhớ những tiếng nói và nụ cười của họ, và ký ức vẫn còn như mới trong tâm trí của họ.

Anh Lưu Thành Quân trông khôi ngô tuấn tú và có một giọng nói âm vang. Anh tinh tấn trong tu luyện. Theo hồi ức của các học viên, khi các học viên học Pháp cùng nhau, anh đọc theo một cách rất từ tốn và nhẹ nhàng, rất dễ nghe. Anh Lưu đã bị lao động cưỡng bức nhiều lần bởi vì nói với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, in các tài liệu thông tin, và phân phát tờ rơi để giúp nâng cao nhận thức của mọi người về cuộc bức hại. Anh không bao giờ thuận theo cuộc bức hại tà ác. Anh Lưu là một người cha đáng kính. Anh đã một lần mang đứa con trai năm tuổi Mặc Đàm tới một nơi cư trú mà nhiều học viên đã sống. Vào ban đêm, với nước mắt tràn mi, anh Lưu đã chăm sóc một cách nhẹ nhàng đầu của con trai để giúp cậu bé ngủ.

2004-1-3-lcj--ss.jpg

Ông Lưu Thành Quân bị tra tấn một cách tàn bạo vì tham gia vào việc can thiệp lên mạng truyền hình cáp Trường Xuân để quảng bá các chương trình Pháp Luân Công. Ông đã chết ở tuổi 32.

Anh Lưu Thành Quân phải chịu 21 tháng quấy rối nghiêm trọng và tra tấn thô bạo trong tù. Anh đã chết vào ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại bệnh viện Hữu nghị Nhật – Trung ở thành phố Trường Xuân. (Bài liên quan)

2010-9-11-liangzhenxing--ss.jpg

Anh Lương Chấn Hưng chết vào tháng 5 năm 2010 sau khi bị quấy rối và tra tấn nghiêm trọng trong gần 10 năm ở bốn nhà tù khác nhau.

Anh Lương là người thân thiện và luôn mỉm cười. Anh rất bận rộn hàng ngày trong nỗ lực nâng cao nhận thức của mọi người về cuộc bức hại. Anh mất vào ngày 1 tháng Năm, 2010, ở Bệnh viên Trung Ương Công Chủ Lĩnh dưới sự giám sát của lính canh nhà tù Công Chủ Lĩnh. (Bài liên quan)

Anh Lôi Minh là một người trưởng thành và có năng lực. Khi lựa chọn những địa điểm để phát sóng chương trình, một vị trí đã rất gần với trạm truyền hình trên một cây cột điện. Thật là một tình huống khó khăn để thao tác, nhưng nó là vị trí tốt nhất. Nếu không thực hiện được, một nửa dân ở Trường Xuân không thể nhận được tín hiệu. Bất chấp những thách thức, anh Lôi xung phong thực hiện nó. Trong quá trình quảng bá, các viên chức công an lần theo đường truyền đã đấu vào hệ thống truyền hình cáp và bắt gặp ông Trương Văn và anh Lôi trên đường. Anh Lôi đã đẩy ông Trương sang bên và đi về phía công an. Anh đã bị bắt. Sau khi bị lạm dụng và tra tấn một cách tàn bạo, anh Lôi đã chết vào ngày 6 tháng Tám, 2006. (Bài liên quan)

2006-9-1-leiming17--ss.jpg

Anh Lôi Minh đã bị tàn tật và chết vào tuổi 30 do hậu quả của quấy rối và tra tấn dã man, do phát sóng chương trình quảng bá sự thật về Pháp Luân Công bằng cách can thiệp vào hệ thống truyền hình cáp thành phố Trường Xuân.

Ông Ngụy Tuy Sơn từ Hoa Điện đã chết vào năm 2004 do hậu quả của tra tấn nghiêm trọng tại phòng giam số 7 ở nhà tù Cát Lâm.

Anh Hầu Minh Khải 35 tuổi bị bắt vào ngày 21 tháng Tám, 2002, và đã chết do hậu quả của tra tấn trong hai ngày. Theo một nhân chứng, nhân viên phòng 610 thành phố Cát Lâm và nhân viên bộ phận An ninh nội địa đã bắt anh Hầu và ba học viên khác vào ngày 20 tháng Tám, 2002. Đêm đó ít nhất mười viên công an trong phòng anh Hầu, và âm thanh đánh đập có thể nghe thấy ở bên ngoài. Anh Hầu rất cứng cỏi và không hề rên rỉ. Một số viên chức nhân viên phát mệt vì đánh anh và đi sang phòng khác để nghỉ. Họ bảo rằng, “Anh ta chịu đựng ghê gớm thật. Chúng ta không thể hạ nổi anh ta, thậm chí sau khi dùng đủ mọi hình thức tra tấn.” Các nhân viên từ những vùng khác sau đó được gọi sang phòng anh Hầu. Trong thời gian đó, những âm thanh đánh đập liên miên và những lời nguyền rủa của công an có thể được nghe thấy. Trong vòng 30 phút, viên công an bảo, “Hầu Minh Khải coi như là xong. Hắn đang chết!” Lúc đó là khoảng 3h hoặc 4h sáng ngày 21 tháng Tám, 2000. (Xem bài)

2007-1-20-houmingkai2--ss.jpg

Bản sao chứng minh thư cá nhân của anh Hầu

Kết luận

Cuộc bức hại 100 triệu học viên Pháp Luân Công của chế độ Cộng sản được hậu thuẫn bởi những chính sách diệt chủng, chẳng hạn, “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể,” và “Đánh chết không sao, có thể coi là tự sát”. Những nhân sĩ quan sát cuộc bức hại này “sự vi phạm tàn bạo nhất chống lại nhân quyền kể từ Thế chiến thứ 2.” Nó cũng là một thảm họa lớn cho người Trung Quốc.

Bất chấp sự bức hại tàn bạo, hàng triệu và hàng triệu các học viên vẫn kiên định tin tưởng rằng thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn. Họ mạo hiểm sinh mạng của bản thân để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại cho mọi người một cách lý trí và hòa bình, ủng hộ quyền được biết chân lý của người Trung Quốc, và hy vọng rằng nhiều người hơn sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Chúng tôi kêu gọi tất cả những người thiện tâm trong và ngoài Trung Quốc thực hiện những hành động khẩn cấp để biết về sự thật và hợp tác với các học viên Pháp Luân Công để cứu ông Tôn Trường Quân và tất cả những học viên bị giam cầm một cách bất hợp pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/21/长春电视插播者孙长军陷囹圄近十年-亟待营救-2–248172.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/25/128976.html
Đăng ngày 14-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share