Bài của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 15-10-2011] Minh Huệ Net gần đây đã đăng bài về bà Lưu Vinh Hoa, là giáo viên ở Trường Thủy Sản Đại Liên, đang đối mặt với việc tuyên án tù bổ sung ngay trước khi kỳ hạn hai năm lao động cưỡng bức của bà kết thúc. Bà Lưu không chỉ có một mình. Có ít nhất hai học viên khác ở Đại Liên có hoàn cảnh tương tự. Đó là bà Vương Xuân Vinh, CEO của Hãng tài chính Tín Thành, và bà Đinh Lộ, một dược sĩ ở Viện an dưỡng chế tạo tàu thuyền ở thành phố Đại Liên.
1. Lý do thật sự đằng sau án tù của bà Vương Xuân Vinh trong trại lao động cưỡng bức
Bà Vương Xuân Vinh, 65 tuổi, là CEO của Hãng tài chính Tín Thành ở thành phố Đại Liên. Sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà đã quản lý hãng của bà theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Hãng của bà không gian dối, và nhân viên đều ngay chính và có một quan hệ tốt. Hãng của bà được khách hàng đánh giá cao và việc kinh doanh của bà đang phát đạt.
Bà Vương Xuân Vinh bị bắt vào ngày 14 tháng 8 năm 2007 và Hãng tài chính Tín Thành ở Đại Liên bị ép phải đóng cửa. Hơn 30 học viên bị bắt vào ngày hôm đó. Vào tháng 9 năm 2009, bà Vương bị tuyên án tới hai năm và ba tháng lao động cưỡng bức và bị đưa vào trại lao động Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương. Tháng 12 năm 2009, công an chuyển bà đến Trại giam Diêu Gia ở thành phố Đại Liên. Bà bị tuyên án ba năm tù giam, kể từ ngày bà bị giam ở Trại giam Diêu Gia. Những ngày trước bị giam cầm trước đó đều không hề được tính.
Tại sao nhà chức trách lại cho bà Vương thêm một án tù? Công an đã báo cáo về trường hợp trong đó hơn 30 học viên đã bị bắt như là “án điểm” với cấp trên của họ và để cố đòi thành tích và nhận một phần thưởng. Không có bất kỳ bằng chứng nào, họ cáo buộc bà Vương đã sử dụng lợi nhuận của hãng của bà để hỗ trợ tài chính cho các học viên Pháp Luân Công khác. Sau đó, nhà chức trách đã thẩm tra Hãng tài chính trong ba tháng và không tìm thấy bất kỳ bằng chứng gì. Tuy vậy, nó đã được báo cáo lên cấp trên như là một “án điểm” và mọi người tham gia vào vụ án sẽ được thưởng. Cái gọi là “án điểm” hóa ra là hoàn toàn là vụ án oan sai. Công an không muốn mất mặt và nhanh chóng cho bà Vương một án tù giam.
2. Lý do thật sự đằng sau án tù của bà Đinh Lộ trong trại lao động cưỡng bức
Bà Đinh Lộ, 60 tuổi là một dược sĩ ở Viện an dưỡng chế tạo tàu thuyền ở thành phố Đại Liên. Bà là người tốt, trung thực, chăm chỉ và chuyên nghiệp. Bà rất được bệnh nhân của bà chào đón.
Vào tháng 3 năm 2009, bà Đinh đưa một đĩa DVD Thần Vận cho một trong số những người hàng xóm và nói với bà ấy sự thật về Pháp Luân Công. Người hàng xóm đã báo với công an. Bà Định đã bị bắt và bị tuyên án lao động cưỡng bức tại Trại lao động Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương trong một năm rưỡi. Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2010, trước khi thời hạn lao động cưỡng bức của bà kết thúc, bà bị chuyển tới Trại giam Diêu Gia ở thành phố Đại Liên. Trong khi bà bị giữ tại nhà giam, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức một phiên xử bí mật và bà Đinh đã bị tuyên án thêm năm năm tù giam. Tính từ ngày bà bị mang tới Trại giam Diêu Gia. Tất cả những ngày bà đã bị giam trước đó đều không được tính.
Công an đã tuyên bố rằng thời hạn lao động cưỡng bức trước đó của bà là quá “nhẹ.” Tuy vậy, điều gì là lý do thật sự cho án tù?
Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia là nổi tiếng vì sự bức hại tàn ác của nó với học viên Pháp Luân Công. Ngay khi bà tới trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, bà Đinh Lộ bị cấm ngủ trong hơn 10 ngày làm cho bà bị hôn mê. Bà sau đó bị ép phải “chuyển hóa” trong khi bà không thể suy nghĩ mạch lạc.
Vào cuối năm 2009, tất cả các học viên bị giam bất hợp pháp ở trại lao động bị ép phải tham dự một khóa tẩy não. Một lính canh đã ép bà Đinh Lộ phải phát biểu trong buổi họp, để “chuyển hóa” các học viên khác. Tuy nhiên, khi bà phát biểu, bà đã khôi phục chính niệm và chỉ ra bản chất tà ác của ĐCSTQ. Khi những người lính gác nhận ra bà đang nói về điều gì, họ đã nhào về phía trước và kéo bà xuống khỏi bục. Sau đó, lính gác đã lại bắt đầu bức hại bà một cách tàn bạo. Khi kỳ hạn của bà chuẩn bị chấm dứt, họ tuyên án bà thêm năm năm tù giam.
3. Bà Lưu Vinh Hoa đối mặt với bản án bổ sung trước khi kỳ hạn lao động cưỡng bức chấm dứt
Bà Lưu Vinh Hoa, 47 tuổi, là một giáo viên tại Trường Thủy sản Đại Liên (đã đổi tên thành Trường Hàng hải Đại Liên). Bà đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998, và tuân thủ những nguyên lý của Chân-Thiện-Nhẫn. Sức khỏe của bà sau đó được cải thiện, và bà là tác giả của các bài báo đã được đăng ở trong “Từ điển bách khoa toàn thư Trung Quốc.”
Bà Lưu bị bắt vào tháng 9 năm 2009 và bị kết án hai năm ở trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Bà dự kiến được thả vào ngày 22 tháng Chín, 2011. Vào ngày 19 tháng 9 năm 2011, bà Lưu bị chuyển từ trại lao động cưỡng bức tới nhà giam Diêu Gia. Bà vẫn bị bắt giữ, chờ tuyên án. Công an nói, “Chúng tôi phát hiện chứng cớ và bà đang chuẩn bị được xử lại.”
Tới hôm nay, họ không thể phát hiện ra chứng cớ mới là cái gì. Chúng ta biết rõ, dù là bằng chứng gì, nó chỉ là cái cớ để họ dùng để bức hại các học viên.
4. Xác nhận bản chất tà ác của ĐCSTQ
Có hai cách mà ĐCSTQ bức hại các học viên với danh nghĩa luật pháp là bằng lao động cưỡng bức và tuyên án tù. Những bản án lao động cưỡng bức không hề thông qua trình tự hợp pháp và được quản lý bởi Hội đồng Lao giáo địa phương, không có cáo trạng hoặc xét xử. Bản án tù được đề xuất theo Điều 300 luật hình sự là “Lợi dụng các tổ chức tà giáo để vi phạm luật pháp.” Tuy nhiên, Pháp Luân Công không phải là tà giáo, do vậy, thật là sai trái khi áp dụng Điều 300 với các học viên Pháp Luân Công. Nói cách khác, tới hôm nay, ĐCSTQ không thể chỉ ra điều luật nào đã bị vi phạm bởi các học viên. Kỳ thật, tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp bởi pháp luật và cuộc bức hại các học viên là chống lại luật pháp và phạm tội. ĐCSTQ che đậy cuộc bức hại với “luật pháp” là để lừa dối người dân và là một dạng vi phạm pháp luật.
Các bài liên quan:
Bác sĩ bị tuyên án bổ sung vài năm bất hợp pháp trong kỳ lao động cưỡng bức
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/15/中共迫害优秀人才-劳教期间非法判刑-247891.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/25/128981.html
Đăng ngày 14-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.