Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 09-10-2011] Kể từ lúc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp tàn khốc Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, tỉnh Hắc Long Giang đã trở thành một trong những tỉnh mù quáng tuân theo mệnh lệnh của ĐCSTQ nhất. Tỉnh Hắc Long Giang đã trở thành nơi được biết đến là bức hại tàn khốc nhất so với các tỉnh còn lại trên toàn quốc. Theo số liệu được công bố trên Minh Huệ Net, có 455 học viên đã qua đời trực tiếp vì bức hại tại tỉnh Hắc Long Giang; đây là con số cao nhất trong các tỉnh ở Trung Quốc. Có 64 người đã bị giết, hay qua đời vì tra tấn, trong lúc bị giam cầm. Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang là cơ quan chịu trách nhiệm về những cái chết này và nó sẽ phải chịu trách nhiệm trong tương lai.

Trong 64 học viên đã chết, có 20 người qua đời ở Nhà tù nữ Hắc Long Giang, 13 người ở Nhà tù Mẫu Đan Giang, 11 người ở Nhà tù Đại Khánh, 9 người ở Nhà tù Thái Lai, 3 người ở Nhà tù Giai Mộc Tư, 2 người ở Nhà tù Cáp Nhĩ Tân, 2 người ở Nhà tù Bắc An, và 1 người ở Nhà tù La Bắc. Đầu tháng 3 năm nay, chỉ trong hai tuần, có 3 học viên đã qua đời ở Nhà tù Giai Mộc Tư.

Có thông tin rằng nhiều học viên khác đã bị tra tấn đến gần chết. Lính canh không những vô trách nhiệm trong việc cấp cứu các học viên khi họ nguy kịch, mà còn yêu cầu gia đình học viên phải đưa họ về, khiến họ có thể chết tại đó. Chính quyền nhà tù cũng từ chối nhận trách nhiệm. Nhiều người đã bị tàn phế bởi tra tấn, nhưng con số này chưa được rõ. Có nhiều học viên bị giam ở tù trong thời gian dài và bị kiểm soát chặt chẽ, thật khó khăn để có được thông tin ở bên ngoài bức tường nhà tù. Phải mất nhiều năm mới có thể kể lại chi tiết bức hại. Sự tàn bạo, tra tấn và tội ác không những được miễn tội mà còn được khuyến khích nhà chức trách ĐCSTQ.

Luật pháp Trung Quốc không còn được chấp hành vì tất cả các nhà tù đã thoải mái đàn áp Pháp Luân Công. Lính canh có thể gây ra cái chết, thương tích và khuyết tật mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì họ đã làm.

Ngày 26 tháng 2 năm 2011, ông Tần Nguyệt Minh đã qua đời vì tra tấn và ngược đãi ở Nhà tù Giai Mộc Tư. Viên chức nhà tù không giải thích xác đáng cho gia đình ông. Do đó, gia đình ông đã đến Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang, là cơ quan quản lý Nhà tù Giai Mộc Tư. Nhưng hỡi ôi Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang cũng che đậy sự thật, và nói với gia đình ông rằng ông Tần chết vì nguyên nhân tự nhiên. Thực tế là, giữa tháng 1 năm 2011, Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang đã ban hành lệnh cưỡng chế “chuyển hóa” các học viên ở những nhà tù dưới quyền điều hành của họ và giám sát chặt chẽ quá trình chuyển hóa. Các viên chức ở Nhà tù Giai Mộc Tư đã nỗ lực theo sát chặt chẽ sự chỉ đạo của ĐCSTQ nhằm khiến nhiều học viên từ bỏ Pháp Luân Công.

2011-3-9-qinyueming-01--ss.jpg
Ông Tần Nguyệt Minh

2011-3-15-qinyueming--ss.jpg
Các vết thương của ông Tần Nguyệt Minh

Ngày 16 tháng 2, Nhà tù Giai Mộc Tư đã triệu tập cái gọi là “hội nghị củng cố và tăng cường” tẩy não các học viên. Ngày 21 tháng 2, Nhà tù Giai Mộc Tư thiết lập một “Đội quản lý chặt chẽ.” Chỉ trong hai tuần, các học viên Tần Nguyệt Minh, Vu Vân Cương và Lưu Truyền Giang đã chết vì tra tấn. Đối mặt với ba tội danh giết người, và nhiều cuộc điện thoại yêu cầu họ chấm dứt bức hại các học viên ở trong và ngoài nước Trung Quốc, Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang, đã mở cuộc họp với người quản lý các nhà tù ở quận và quản lý cấp phó phụ trách giáo dục và chuyển hóa, tuyên bố rằng các học viên đã tự sát ở Nhà tù Giai Mộc Tư.

Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang không chỉ ngụy tạo thông tin liên quan đến trách nhiệm của cơ quan này về cái chết của ông Tần Nguyệt Minh, mà còn tiếp tục ra lệnh cho nhiều nhà tù trong năm ngoái, yêu cầu những tra tấn vô nhân đạo về thể chất và tinh thần học viên. Có rất nhiều vụ giết người sau khi chỉ thị đó được đưa ra, nhưng một lần nữa lại được Cục che đậy.

Dưới đây là một vài ví dụ, chỉ là phần nổi của tảng băng.

2007-4-4-liujingming-02--ss.jpg
Nhà tù Thái Lai

Đầu năm 2004, Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang đã ban hành một văn bản chỉ thị cho Nhà tù Thái Lai, yêu cầu tỷ lệ 95% học viên bị chuyển hóa. Để đạt chỉ tiêu này, lính canh tại Nhà tù Thái Lai đã tra tấn các học viên trong mười tháng. Nhà tù Thái Lai đã tổ chức nhiều cuộc họp với giám sát các khu và giám sát ở từng phân khu trong tháng 7, gợi ý một kiểu chuyển hóa hoàn toàn cho những người cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công và từ chối làm việc.

Nếu cả khu vực bị chuyển hóa, phần thưởng là 1,000 nhân dân tệ cho lính canh và cán bộ nòng cốt được thưởng 2,000 nhân dân tệ. Mặt khác, nếu việc chuyển hóa không đạt được, lính canh sẽ bị đe dọa giáng cấp, trừ lương, và các hình thức trừng phạt khác.

Mỗi khu vực đều được cho phép hình thức tra tấn hoặc công cụ mà họ dùng để âm mưu chuyển hóa học viên. Đầu tiên, Khu số 8 đã đặt mười dụng cụ tra tấn có hình dấu hỏi. Lính canh đặt hai tay của học viên lên thanh nằm ngang phía trên, và chân thì đặt ở thanh nằm ngang phía dưới. Sau đó, họ dùng xích trói học viên vào cột dựng đứng, lúc đó cơ thể sẽ dựng thẳng đứng. Đây là một hình thức tra tấn tàn khốc nhất được tưởng tượng ra.

Chu Thụ Chấn, giám sát khu số 8 đã ra lệnh cho toàn bộ lính canh phải đánh các học viên hoặc sẽ bị đánh. Hầu hết các lính canh ở khu này đều mới tốt nghiệp đại học cảnh sát. Họ đều mù quáng tuân theo lệnh của Chu. Mỗi một khu đều muốn vượt hơn khu khác trong việc tra tấn học viên. Các học viên bị còng tay hoặc cùm chân. Mắt cá chân của các học viên bị gãy và khiến họ không thể đi bộ trong thời gian lâu, và họ phải được đưa đi làm bằng xe. Sau khi làm xong, các học viên bị tra tấn bằng nhiều thiết bị tra tấn khác nhau, cấm ngủ và bị dội nước lạnh nếu ngủ thiếp đi

2010-12-13-xulinshan--ss.jpg
Ông Từ Lâm Sơn

Học viên Phan Hồng Đông ở phân khu số 2 thuộc Khu số 9 và học viên Từ Lâm Sơn ở phân khu số 3 thuộc Khu số 4 đều bị tra tấn đến khi họ chết.

2009-4-5-daqingsun-02--ss.jpg
Nhà tù Đại Khánh

Năm 2004, học viên Trình Bội Minh bị tra tấn tàn bạo ở Nhà tù Đại Khánh đến khi nó bị vạch trần trên mạng Internet vào ngày 4 tháng 12 năm 2004. Ban điều tra thuộc Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang và Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang đã cử người đến Nhà tù Đại Khánh, để mở cuộc điều tra kéo dài ba ngày. Họ không đi điều tra tội ác, mà lại tìm kiếm người đã tiết lộ thông tin, đăng thông tin lên website và người chụp hình. Họ cũng nói rằng những lính canh nào có cảm tình với Pháp Luân Công sẽ phải đối mặt với những hậu quả thảm khốc.

Ngày 5 tháng 4 năm 2004, công an ở Nhà tù Cáp Nhĩ Tân đã tra tấn ông Vương Đại Nguyên đến chết. Để chấm dứt cuộc điều tra của các tổ chức nhân quyền quốc tế, Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang đã chuyển hơn 100 học viên từ Nhà tù Cáp Nhĩ Tân đến Nhà tù Mẫu Đan Giang, Nhà tù Thái Lai và Nhà tù Đại Khánh vào ngày 1 tháng 7 năm 2004. Chỉ một vài học viên đã chấp nhận “chuyển hóa” được giữ lại ở phía sau. Có 33 học viên nữ bị chuyển đến Nhà tù Đại Khánh, và 28 học viên bị đưa đến Nhà tù Thái Lai.

Khi trợ lý cục phó Trần Thụ An thuộc Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang đến kiểm tra Nhà tù Đại Khánh, Vương Anh Kiệt đã kéo học viên Phó Văn Xương từ trên giường xuống đất, với đầu cắm xuống đất, và tra tấn ông trước mặt hơn mười cán bộ, gồm có Trần Thụ An và các viên chức ở Nhà tù Đại Khánh. Họ đứng xem và không làm gì để chấm dứt tội ác này.

2011-2-25-hrbnvjian--ss.jpg
Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang

Năm 2007, Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang đã ban hành lệnh rằng toàn bộ học viên ở nhà tù phải bị “chuyển hóa”. Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang đã chỉ đạo nhiều phạm nhân tẩy não các học viên. Có tám hoặc bốn phạm nhân được gán cho mỗi học viên. Họ dùng các loại tra tấn mà họ có thể nghĩ ra, như cấm ngủ, lăng mạ, phỉ báng, ngồi trên ghế nhỏ và tra tấn tinh thần.

Bà Chu Phúc Cúc ở thành phố Hải Linh bị giam ở Khu số 9 Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang, bị tra tấn bằng hình thức “thượng đại quải” (hai tay bị còng và bị treo lên) hàng ngày, vì bà từ chối từ bỏ niềm tin vào “Chân–Thiện–Nhẫn.” Hai tay bà bị còng và bà bị treo điểm cao nhất của giường tầng, với các ngón chân chỉ chạm xuống đất. Bà bị nhốt trong phòng và bị phạm nhân giám sát. Ngay sau đó, hai tay của bà Chu đã bị tàn phế.

Ngày 29 tháng 3 năm 2010, Nhà tù Đại Khánh đã tổ chức một cuộc họp về bức hại học viên. Họ đồng ý tỷ lệ chuyển hóa đạt 700 ở tại nhà tù, và 85% tỷ lệ chuyển hóa của những người gần được thả. Chỉ tiêu là 5 người ở Khu số 1&2, năm người ở Khu người ốm, bốn người ở Khu số 3, năm người ở Khu số 4, năm người ở Khu số 7 và v…v… Họ gửi bản ghi chép đến Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang và yêu cầu được thưởng vì những cố gắng của họ.

Trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng khi nó liên quan đến Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang bức hại các học viên. Từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang đã tích cực hợp tác với các chính sách của ĐCSTQ trong việc đàn áp Pháp Luân Công. Họ ban hành những chính sách bức hại và truyền đạt chỉ tiêu hàng năm. Cơ quan này là nguyên nhân gây ra cái chết của 64 học viên ở nhiều nhà tù thuộc tỉnh Hắc Long Giang.

Trong tương lai, những người thi hành luật pháp ở Cục quản lý nhà tù tỉnh Hắc Long Giang sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ. Họ đã phạm tội diệt chủng, vô nhân tính và tra tấn, và sẽ không thể thoát khỏi nó trong tương lai.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/9/六十四人死于冤狱-黑龙江监狱管理局罪责难逃-247669.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/8/129285.html
Đăng ngày 19-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share