Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang

Tên: Khương Á Tân (姜亚滨)
Giới tính: nam
Tuổi: 52
Địa chỉ: xã Liễu Mao, quận Hằng Sơn, thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang
Ngày bị bắt gần nhất: 25 tháng 8 năm 2011
Nơi bị giam gần nhất: Trại giam số 2 thành phố Kê Tây (鸡西市第二看守所)
Thành phố: Kê Tây
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: lao động cưỡng bức, tẩy não, kết án phi pháp, đánh đập, tra tấn, nhà bị lục soát, giam giữ.

[MINH HUỆ 08-10-2011] Ông Khương Á Tân được thả sau khi thời hạn giam giữ kết thúc vào ngày 25 tháng 5. Thay vì cho phép ông về nhà để chăm sóc mẹ, ông đã bị đưa trực tiếp đến một trại tẩy não. Ông đã bị giam hai lần chỉ trong ba tháng sau khi được thả.

Về sau, ông Khương lo ngại những đe dọa khi ở nhà chăm sóc mẹ già hay thu hoạch cây trồng, nên ông buộc phải rời nhà để tránh bị bắt giữ và sách nhiễu sau này.

2011-10-7-minghui-pohai-jiangyabing-01--ss.jpg
Ông Khương Á Tân

Bị đưa đến Trại tẩy não sau khi được thả khỏi nhà tù

Ông Khương Á Tân được trả tự do khỏi Nhà tù Mẫu Đan Giang vào ngày 25 tháng 5 năm 2011, và bị đưa đến Trại tẩy não Kê Tây. Có năm người chịu trách nhiệm để tiếp tục bức hại ông Khương, đó là Trì Ngọc Bân, bí thư thôn Liễu Mao, xã Liễu Mao, quận Hằng Sơn, Trì Khuê, một công an ở Đồn công an xã, một viên chức ở Văn phòng quản lý quận, một viên chức Phòng 610 thành phố Kê Tây và vợ ông Khương là bà Trương Thúy Thanh. Ba ngày sau, Vương Ân, người phụ trách ở Trại tẩy não Kê Tây đã cho ông Giang hai ngày để về thăm bà mẹ cô độc của ông. Cuối cùng ông Khương đã trở về nhà sau ba năm bị giam cầm.

Ông Khương đã rời khỏi nhà vài giờ sớm để tránh bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại. Ông trở về nhà sau hơn 20 ngày. Ông Khương đơn giản chỉ muốn có một cuộc sống thanh bình. Tuy nhiên, ba tháng sau khi ông đang giúp người hàng xóm, thì ông bị bắt bởi Trì Khuê, Vương Ân ở Phòng 610 và một công an. Họ tuyên bố rằng họ muốn đưa ông Khương đến đồn công an để thảo luận vài vấn đề. Tuy nhiên, vừa đến đồn công an, họ đã yêu cầu ông Khương viết cái gọi là thư hối hận. Ông Khương đã từ chối, nên họ đưa ông đến Phân cục công an quận Hằng Sơn, nơi họ yêu cầu ông ký vào vài văn bản. Ông Khương lại từ chối, vì thế họ đưa ông đến Trại giam số 2 Kê Tây.

Vương Ân ở Phòng 610 đã nói với ông Khương vào ngày 27 tháng 8 “Ông đã trốn và viết một bài báo vạch trần những ngược đãi ông đã trải qua ở trại tẩy não. Do đó, ông phải ký vào ba tuyên bố” Ông Khương từ chối, khi ông được yêu cầu phỉ báng Pháp Luân Công, một môn tập tinh thần đã mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho ông cùng vô số người khác.

Ngày tiếp theo họ lại dùng những cách thức đó để buộc ông Khương từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Khương đã cự tuyệt. Khi Vương Ân nhận ra ông Khương sẽ không làm theo mệnh lệnh của họ, họ bắt đầu đe dọa ông. Họ nói rằng nếu ông không viết tuyên bố, họ sẽ đưa ông đến Trại lao động cưỡng bức Tuy Hóa ở tỉnh Hắc Long Giang, là nơi nổi tiếng về đàn áp Pháp Luân Công.

Cả bốn người, với Vương Ân là lãnh đạo, đã bày mưu tính kế. Do đó, họ đưa ông Khương tới một trại tẩy não cấp tỉnh mới được thành lập – Trại tẩy nãoY Xuân – lúc 2 giờ chiều ngày 1 tháng 9 năm 2011. Khi xe ô tô đến Y Xuân thì một trong bốn lốp xe bị nổ. Điều đó đã tạo cơ hội cho ông Khương chạy thoát.

Ông Khương đã đến một thành phố khác sau 4 ngày đêm đi bộ. Khi ông tới đó, ông vẫn bị còng tay. Ông đã phải đi xin ăn để tồn tại. Vài người tốt bụng đã giúp ông mở còng tay. Ông đã đi mà không nghỉ trong bốn ngày ba đêm để cuối cùng đi đến một thành phố khác.

2011-10-7-minghui-pohai-jiangyabing-02--ss.jpg

2011-10-7-minghui-pohai-jiangyabing-05--ss.jpg

Vết sẹo trên tay ông Khương 20 ngày sau khi ông bị thương

Liên tục bị bức hại vì tập Pháp Luân Công

Ông Khương Á Tân đã thu được lợi ích từ khi tập Pháp Luân Công. Trước khi tập Pháp Luân Công, ông đã mắc một số loại bệnh khác nhau. Khi bệnh dạ dày của ông tái phát trở lại, ông bị đau đến mức quỵ xuống và không thể cử động được. Ngay sau đó ông đi tiểu ra máu. Chỉ khi chứng đau lưng của ông thuyên giảm thì ông mới dám cử động. Ông Khương bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1997 và từ đó ông trở thành một người khỏe mạnh. Đó là điều mà ông chưa bao giờ mơ đến.

Ông sống theo các tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công và không còn uống bia rượu, hút thuốc hay cờ bạc nữa. Ông hi vọng rằng sẽ có nhiều người tập Pháp Luân Công, để họ có được sức khỏe tốt và sẽ nghĩ đến những người khác trước khi làm hay nói gì đó. Ông tích cực tham gia truyền bá Pháp Luân Công, hướng dẫn nhiều người tập năm bài công và giúp họ học Pháp. Cuộc sống của ông trở nên hài hòa và luôn tươi cười với mọi người. Ông Khương thường hay nhớ lại khoảnh khắc đó.

Mười hai năm đã trôi qua, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn chưa kết thúc. Vì thỉnh nguyện công bằng cho Pháp Luân Công, ông Khương đã bị bắt giữ nhiều lần, bị kết án lao động cưỡng bức hoặc bỏ tù, bị giữ tại trại tẩy não nơi ông bị tra tấn dã man. Tháng 3 năm 2000, ông Khương đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công và bị đưa trở về quê nhà, nơi ông bị giam trong 15 ngày. Ông lại đến Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2000. Trương Chí Lộc, trưởng đồn công an, đã đe dọa mẹ ông Khương “Chúng tôi đã đi máy bay đến Bắc Kinh để đưa con bà về. Nếu bà không đưa tiền cho chúng tôi, thì chúng tôi sẽ đưa ông ta lên vùng tây bắc” Công an đã tống tiền gia đình ông 3,000 nhân dân tệ. Ông Khương bị giam trong bốn tháng. Ông Khương đến Bắc Kinh lần thứ ba vào ngày 19 tháng 11 năm 2000, ông bị kết án một năm lao động cưỡng bức.

Ngày 26 tháng 5 năm 2008, lúc 10 giờ sáng khi ông Khương đang làm việc ở ngoài đồng thì công an đến bắt giữ ông. Hơn 20 công an ở Đồn công an xã Liễu Mao và Phân cục công an quận Hằng Sơn đi trong năm xe công an đã tham gia bắt giữ ông. Họ cũng lục soát nhà ông Khương với lý do là tìm kiếm thuốc súng. Họ thậm chí còn trèo lên mái nhà và tháo ngói nhà ông. Họ khám xét hai phòng và nhà kho, tịch thu một số đồ vật trị giá hơn 8,000 nhân dân tệ và tiền mặt. Mẹ ông Khương vì sợ hãi mà bị ốm và nằm liệt giường từ năm đến sáu ngày.

Ở trại giam, lính canh đã đá vào những vùng nhạy cảm trên người ông Khương và tuyên bố rằng ông đã đánh lính canh. Họ đã trừng phạt ông vì ông tấn công lính canh. Ông Khương bị kết án ba năm vào ngày 9 tháng 10 năm 2008 và Phòng 610 cũng cưỡng ép ông phải từ bỏ quyền kháng cáo. Trong phiên xử, công tố viên đã không thể buộc tội ông Khương với bất cứ lý do nào và hai tay ông ta run rẩy khi đọc bản cáo trạng. Khi công tố viên đọc đến đoạn về những đồ vật bị tịch thu, ông Khương chỉ được phép trả lời có hoặc không.

Hơn 400 người dân ở thôn kêu gọi giải cứu ông Khương

Khi người dân ở thôn biết việc ông Khương bị kết án, hơn 420 người (chỉ có 500 hộ dân ở thôn) đã cùng nhau viết một đơn bảo lãnh và gửi đến Tòa án quận Hằng Sơn, kêu gọi tòa án trả tự do cho ông Khương, một người lương thiện, và kính trọng người già và yêu thương trẻ nhỏ. Dưới đây là một đoạn trích trong lá đơn họ chuẩn bị:

Thư bảo lãnh của người dân thôn Liễu Mao, quận Hằng Sơn “Chúng tôi, những người dân ở thôn Liễu Mao, xã Liễu Mao, thành phố Kê Tây, đã cùng nhau viết đơn bảo lãnh cho học viên Pháp Luân Đại Pháp, ông Khương Á Tân vì ông thực sự là một người rất tốt. Phán quyết của tòa án là không công bằng. Ông Khương là người không có sức khỏe tốt, nhưng từ khi tập Pháp Luân Công, ông trở thành một người khỏe mạnh. Bệnh trĩ của ông đã được chữa khỏi, cũng như khỏi mọi bệnh khác mà không cần uống thuốc. Ông kính trọng người già và thương yêu trẻ nhỏ, đối xử tốt với mọi người, trợ giúp người khác và tôn trọng đạo đức. Mọi người dân ở thôn đều công nhận ông Khương là một người tốt. Hiến pháp quy định rằng mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và tự do công bố. Hiến pháp cũng quy định rằng mọi người có quyền khiếu kiện và quyền đi diễu hành. Những gì ông Khương làm là hoàn toàn phù hợp với luật pháp và ông ấy không làm hại bất kỳ người nào hay làm hại đến xã hội. Ông ấy cũng không phạm tội ác nào. Chúng tôi, những người dân ở thôn, yêu cầu tòa án trả tự do ngay lập tức cho ông Khương Á Tân!”

Một người lương thiện như cha của ông Khương đã bị ốm vì không chịu nổi áp lực. Ông không ngừng nhắc tên con trai trong lúc nằm liệt giường. Tháng 2 năm 2009, cha ông Khương đã qua đời ở tuổi 78. Ông không thể nhìn thấy con trai trước khi mất.

Những cá nhân và tổ chức tham gia bức hại:

Mã vùng: +86-467
Từ Hòa Tường, bí thư ủy ban chính trị và lập pháp thành phố Kê Tây
Dương Bách Thịnh, trưởng Phòng 610 ủy ban chính trị và lập pháp thành phố Kê Tây
Vương Ân Thông, thủ phạm thuộc Phòng 610 ủy ban chính trị và lập pháp thành phố Kê Tây
Phân cục công an quận Hằng Sơn, thành phố Kê Tây
Tề Tú Kiệt, trưởng phòng: 2566888(văn phòng)
Chính ủy: 2462292
Cục phó: 2462146, 2566555, 2462580
Mạnh Hiến Thành, trưởng đồn công an xã Liễu Mao, quận Hằng Sơn, thành phố Kê Tây: 2469137


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/8/姜亚滨冤狱期满后两次被劫入洗脑班(图)-247636.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/8/129284.html
Đăng ngày 18-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share